Yuval Noah Harrari: Chúng ta đang cho đi tài sản quý giá nhất của mình là dữ liệu cá nhân
Yuval Noah Harrari: Chúng ta đang cho đi tài sản quý giá nhất của mình là dữ liệu cá nhân
Tác giả của cuốn Sapiens: Lược sử loài người và Homo Deus: Lược sử tương lai trả lời phỏng vấn về cuốn sách mới nhất của ông: 21 bài học cho thế kỉ 21.

 

Ông cho rằng sự thật chưa bao giờ là ưu tiên cao nhất của loài Người. Từ tôn giáo cho tới kinh doanh, tất cả đều dựa vào tin tức giả (fake news). Vậy có phải chúng ta nên dừng đổ lỗi cho Whatsapp, Facebook và chỉ tay vào chính mình?

Tin tức giả là một vấn đề lớn — nhưng nó không phải là một vấn đề mới. Loài người đã chinh phục thế giới nhờ vào khả năng độc nhất của chúng ta là hợp tác với số lượng lớn và mọi sự hợp tác diện rộng đều dựa trên việc dựa vào những câu chuyện tưởng tượng được chia sẻ với nhau về những thưc thể tưởng tượng như thần thánh, các quốc gia hay các tập đoàn. Thậm chí những người sùng đạo sẽ đồng ý rằng mọi tôn giáo đều là chuyện bịa ngoại trừ cái mà tin vào. Và vì thế một người Hindu sẽ nói rằng “tôn giáo của chúng tôi là đúng, nhưng Thiên chúa giáo và Hồi giáo sẽ là chuyện bịa tạc.”

Ở mọi thời đại, vấn đề nói ra sự khác nhau giữa ảo tưởng và thực tế thể hiện ra bằng nhiều cách khác nhau. Vào những thế kỉ trước, loài người phải chịu đựng việc thiếu thông tin, dẫn đến xác minh xem điều gì là đúng là một việc khó khăn. Ngày nay chúng ta phải chịu đựng việc tiếp nhận quá nhiều thông tin, vì thế người ta bị đánh lạc hướng đến nỗi không thể tìm hiểu sự thật. Có rất nhiều thứ cạnh tranh để được ta chú ý thế nên sự chú ý của ta bản thân nó trở thành một tài nguyên khan hiếm. Cuộc tranh đấu để thu hút sự chú ý của mọi người kết quả đã tạo ra một mô hình thảm họa trong nền công nghiệp tin tức: “những tin tức thú vị miễn phí — để đổi lấy sự chú ý của chính bạn.” Chúng ta bị thu hút bởi những dòng tiêu đề nhạy cảm, và rồi sau đó được bán cho các nhà quảng cáo và chính trị gia. Trong cuộc chiến vì sự chú ý, người ta hầu như không khuyến khích bảo vệ sự thật.

Bạn có thể đang nghĩ rằng dù sao thì bạn cũng đang có một cuộc trao đổi có lợi. Bạn chẳng cần phải trả bất cứ thứ gì, và bạn được giải trí bằng những câu chuyện thú vị. Nhưng thực tế bạn chẳng phải người tiêu dùng, bạn chính là sản phẩm. Bạn đang bị rao bán. Bạn đang từ bỏ tài sản lớn nhất của mình — sự chú ý — và bạn cho các tập đoàn quyền lực và chính trị gia tẩy não bạn. Đúng là điên.


Một mô hình tốt hơn nhiều trên thị trường tin tức sẽ là “các tin tức có giá trị khiến bạn tốn hàng đống tiền, nhưng không lạm dụng sự chú ý của bạn.” Nếu bạn sẵn sàng trả tiền cho đồ ăn, quần áo và xe hơi chất lượng cao, tại sao bạn không sẵn sàng trả tiền cho tin tức chất lượng cao?

 

Ông nói rằng loài người nên bớt lo lắng chuyện sẽ mất việc vào tay robot và nên lo lắng hơn về những thuật toán, cái sẽ quyết định mọi thứ từ việc chúng ta nên học gì hay cưới ai. Ông nghĩ thế nào về sự trỗi dậy của nền độc tài kĩ thuật số? Có phải Zuckerberg sẽ thống trị cuộc sống của chúng ta?

Chẳng quan trọng là Zuckerberg hay Amazon hay chính phủ. Bất kì ai đã thu hoạch đủ dữ liệu về chúng ta có thể thống trị cuộc sống của ta. Trong quá khứ, không ai có đủ dữ liệu sinh học và sức mạnh tính toán để hack con người. Ngay cả khi KGB theo dõi bạn cả ngày, họ không thể biết bạn cảm thấy gì và nghĩ gì. Trong tương lai, bằng cách kết hợp tri thức về sinh học với trí tuệ nhân tạo tiên tiến, những hệ thống ngoài có thể hiểu bạn hơn bạn hiểu chính mình. Những hệ thống này có thể kiểm soát và thao túng loài người với những ảnh hưởng chưa từng có. Và dễ nhất là thao túng những người tin rằng quan điểm và lựa chọn của họ phản ánh ý chí tự do của họ. Chúng ta sẽ phải thừa nhận rằng loài người bây giờ có thể hack được.

 

Hệ thống nhận dạng sinh trắc học đã thổi bùng lên những cuộc tranh luận. Người ta cho rằng nó can thiệp vào quyền riêng tư của mỗi người, trong khi chính phủ nói rằng nó sẽ giúp gia tăng phúc lợi xã hội. Điều này nên xem xét như thế nào?

Mọi công nghệ đều có cả mặt tích cực và tiêu cực — câu hỏi là làm sao để sử dụng nó. Bạn có thể dùng năng lượng hạt nhân để cung cấp điện giá trẻ, và bạn có thể dùng nó để giết hàng triệu người. Với công nghệ thông tin cũng như thế. Bạn có thể dùng nó để cung cấp dịch vụ phúc lợi xã hội và chăm sóc sức khỏe tốt nhất trong lịch sử = hoặc tạo ra nền độc tài chuyên chế lớn nhất trên thế giới. Không có cách đơn giản nào để điều chỉnh dữ liệu. Bước đầu tiên cho mọi người là nhận ra thực tế rằng quyền sở hữu dữ liệu thuộc về ai là vấn đề chính trị quan trọng nhất trong thời đại của chúng ta.

Vào thời cổ đại, đất đai là tài sản quan trọng nhất trên thế giới, các chính trị gia đều tranh đấu để kiểm soát các vùng đất, và độc tài có nghĩa là rất nhiều đất đai được tập trung vào tay một vị hoàng đế duy nhất hay một nhóm tinh hoa. Trong 200 năm gần đây, máy móc và nhà xưởng quan trọng hơn đất đai, và các cuộc đấu tranh chính trị sẽ tập trung vào quyền kiểm soát máy móc. Độc tài có nghĩa là mọi máy móc rơi vào tay chính phủ hay một nhóm đầu sỏ. Tuy nhiên, trong thế kỉ 21, dữ liệu sẽ áp đảo cả đất đai và máy móc để trở thành tài sản lớn nhất, và chính trị sẽ là cuộc tranh đấu để kiểm soát dòng chảy dữ liệu. Nếu chính phủ hay một vài tập đoàn kiểm soát quá nhiều dữ liệu, kết quả sẽ là một nền độc tài kĩ thuật số. Thật đáng tiếc là khi chúng ta đã có hàng trăm năm kinh nghiệm trong điều tiết quyền sở hữu đất đai và máy móc, ta có rất ít kinh nghiệm trong việc kiểm soát quyền sở hữu dữ liệu. Chúng ta thực sự cần bắt đầu những cuộc tranh luận chính trị về điều này trước khi quá muộn.

 

Cuốn sách của ông có vài liên hệ tới truyền thuyết Ấn Độ giáo. Ông mô tả bộ phim kinh điển của Disney là Vua Sư Tử là một phiên bản khác của Gita với Simba đại diện cho nhân vật Arjuna. Ông thấy thế nào khi bài học của Gita là chúng sinh có một căn tính (dharma) xác định? Nó có làm mọi thứ trở nên đơn giản hơn không?

Tư tưởng cho rằng loài người có căn tính xác định thực sự khiến mọi thứ dễ dàng hơn, nhưng nó cũng rất nguy hiểm. Nó có thể dễ dàng được dùng để hợp lí hóa những hệ thống xã hội và chính trị áp bức. Người nghèo họ nghèo bởi vì đó là căn tính của họ; phụ nữ không được quyền bình đẳng bởi vì đó là căn tính của họ.. vân vân. Tôi muốn khuyên mọi người rằng nếu họ muốn thấu hiểu căn tính của chính mình — chân diện mục của mình — họ nên tự khám phá ra nó thay vì mù quáng tinh vào những câu chuyện mà người khác kể. Một vài người nói rằng “việc phụ nữ kinh doanh là bất thường — phụ nữ là phải ở nhà chăm con”; người khác nói “đàn ông yêu đàn ông là không bình thường, người đồng tính đang vi phạm quy luật của vũ trụ”. Đúng là vớ vẩn. Không ai có thể phá vỡ được quy luật tự nhiên. Dù là bất cứ thứ gì trên đời, đều tồn tại vì là lẽ thường.

 

Ông vẫn tin rằng tôn giáo vẫn sẽ có một vị trí nào đó trên thế giới này, nơi mà chúng ta ngày càng làm nô lệ cho một thứ thần thánh được gọi là công nghệ?

Tôi có sự phân biệt giữa tôn giáo và tâm linh. Tâm linh là về những câu hỏi; tôn giáo là về những câu trả lời. Tâm linh mang tới cho bạn nhiệm vụ hiểu hơn về chính mình và thế giới; tôn giáo bắt bạn phải tin vào một câu chuyện thần thánh đặc biệt nào đó mà bạn không được nghi ngờ hay đặt câu hỏi. Tôi tin rằng tôn giáo rõ ràng không phải câu hỏi lớn trong thế kỉ 21, nhưng tâm linh thì quan trọng hơn bao giờ hết. Thực sự những câu hỏi về tâm linh mới trở nên thiết thực hơn bao giờ hết. Chúng ta đang học cách làm sao để tạo ra trí tuệ nhân tạo và dùng công nghệ sinh học để tái thiết kế động vật cũng như loài người. Những người kĩ sư làm việc trong lĩnh vực này cần phải đặt ra những hỏi sâu sắc hơn hết thảy, ví dụ như “ý thức là gì?”, “có ý chí tự do không?”, “nhân tính là gì?”

 

Trong sách của ông có nói rằng những người đang yêu không dành thời gian để lo lắng về ý nghĩa cuộc sống. Liệu tình cảm lãng mạn có phải câu trả lời cho mọi khúc mắc của chúng ta trong triết học? Ta nên dành nhiều thời gian trên Tinder hơn là Facebook phải không?

Người bạn đời của tôi không thích tôi nói thế này, nhưng cả Hollywood và Bollywood đều mang tới cho chúng ta những ảo tưởng về yêu đương, những cái  khác xa so với sự thật, giống như những gì mà thần thoại cổ xưa về tôn giáo mang cho chúng ta. Khi bạn đang yêu, chẳng có gì là quan trọng. Nhưng ngay cả những mối tình lãng mạn nhất cũng không mãi lâu bền. Cảm giác thay đổi, ghen tuông nổi lên hay có lẽ người mà bạn yêu chết đi. Mọi điều vô thường, kể cả tình cảm yêu đương cũng thế.

 
Dựa trên bài phỏng vấn của Yuval Noah Harari với tờ Times of India, chuyển ngữ bởi Trạm Đọc.

Tags: