Vì sao trong lúc ân ái, chúng ta chỉ coi đối phương là thứ đồ chơi, phải chăng đó là suy nghĩ phi đạo đức?
Vì sao trong lúc ân ái, chúng ta chỉ coi đối phương là thứ đồ chơi, phải chăng đó là suy nghĩ phi đạo đức?
Nhà triết học thế kỷ 18 Immanuel Kant tin rằng, con người dễ có xu hướng làm chuyện xấu xa. Ông ấy không nói về gã nào đó xoa hai bàn tay và quằn quại trong niềm hân hoan khi chứng kiến cảnh tù binh bị tra tấn. Thứ ông ấy đang nghĩ tới là xu hướng chống lại những gì con người muốn làm để thực hiện những việc nên làm, những điều mình khao khát chứ không phải làm vì nghĩa vụ.

Dưới đây là bài viết của Raja Halwani, Giáo sư triết học tại Học viện Nghệ thuật Chicago (Mỹ). Ông là tác giả của cuốn sách “Triết học về tình yêu, tình dục và hôn nhân” (2010).

Đối với Kant, đạo đức là động lực thu hẹp khoảng cách này và níu giữ chúng ta chống lại mặt tối, dục vọng trong chính bản thân mình.

Kant ngầm công nhận rằng, chính những thôi thúc tình dục bất thường lại có khả năng điều khiển hành vi con người, khiến con người dễ sa ngã vào các hành vi lệch lạc. Khi ân ái, sự thèm khát khiến con người chỉ tập trung vào cơ thể bạn tình và xem họ như một món đồ chơi. Điều đó có nghĩa là, con người chỉ xem bạn tình là một công cụ nhằm thoả mãn cho những nhục dục của bản thân và điều đó được xem là hành vi phi đạo đức.

Đối xử với người khác như là những đồ chơi nghĩa là sao ư? Hành động này bao gồm việc đánh đập họ, kéo mạnh họ, hãm hiếp họ. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể liệt kê những cử chỉ ít bạo lực hơn. Cho dù đối phương chấp nhận là vật mua vui cho bạn thì họ cũng không thể thoát khỏi cảm giác bị coi là món đồ chơi, không hơn, không kém.

Mỗi người trong chúng ta đều có công việc để làm. Đó có thể là lau dọn vệ sinh, làm vườn, dạy học hoặc ca hát… Liệu những khách hàng tận hưởng những dịch vụ đó có coi người cung cấp dịch vụ là thứ đồ chơi và liệu người cung cấp dịch vụ có coi mình là thứ đồ chơi của khách hàng và họ làm công việc đó chỉ để đổi lấy tiền nuôi sống bản thân hay không? Những mối quan hệ kiểu này dường như không thúc đẩy nỗi day dứt về mặt đạo đức. Cả hai bên đều không coi bên còn lại là đồ chơi hoặc cảm giác bị xem là món đồ chơi cũng chỉ là tương đối.

Kant cho rằng, những tình huống đó không phải là vấn đề đáng lo ngại. Mặc dù chúng ta có thể thuê ai đó làm việc và trả thù lao phù hợp cho người lao động nhưng chúng ta không xử sự với họ như là một công cụ và vẫn xem họ là con người.

Tuy vậy, tình dục lại là một chuyện khác. Theo Kant, khi tôi thuê ai đó hát, mong muốn của tôi là được thưởng thức tài năng, giọng hát của anh ấy hay cô ấy. Nhưng khi ham muốn thể xác với ai đó trong tôi trỗi dậy thì điều này có nghĩa là tôi khao khát thân thể cô ấy hay anh ấy chứ không phải tài năng hay trí thông minh của họ. Mặc dù ở khía cạnh nào đó, những yếu tố này có thể càng làm tăng thêm khao khát của tôi.

Nhiều người cho rằng, chúng ta làm tình vì chúng ta yêu đối phương và muốn tận hưởng cảm giác vui sướng cùng họ? Đương nhiên là vậy. Nhưng nếu chúng ta làm như vậy thì có nghĩa là chúng ta đã làm theo mong muốn của chúng ta. Và vì vậy nó phù hợp với các quy chuẩn đạo đức và không có gì đáng bàn ở đây.

Điều đáng nói là con người lại luôn xem người khác như một công cụ tinh vi, có thể mang đến cho ta những niềm vui vô bờ bến.

Tình dục không chỉ khiến bạn coi người tình là phương tiện làm thoả mãn nhu cầu thân xác của mình mà còn khiến bạn tự trở thành món đồ chơi nào đó. Khi tôi rơi vào trạng thái khao khát nhục dục mãnh liệt, tôi cho phép người khác xem tôi chỉ là thân thể, được phép sử dụng tôi như là một công cụ. Kant xem quá trình này là việc tự vật thể hoá bản thân. Tôi có nhiệm vụ phải làm người khác cảm thấy vui sướng nhưng tôi cũng có bổn phận phải bảo vệ đạo đức bản thân. Theo Kant, nếu cho phép bản thân tự trở thành vật thể hoá thì điều này đã làm trái với những các chuẩn mực đạo đức ta vẫn được dạy.

Theo Kant, khả năng suy luận chính là thứ khiến chúng ta sống với chính bản thân mình và biết tuân theo những giá trị đạo đức. Mục đích của ham muốn tình dục là khiến một người chết lặng khi nhận ra rằng, cả hai đều phục vụ bản thân họ và đối phương. Đó từng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đi của các vị vua, nhà lãnh đạo; cảnh tan vỡ của các cặp đôi; là mầm mống của những lời nói dối cho các hành vi xấu xa. Họ gạt sang một bên lẽ phải, tức là họ gạt sang một bên nhân tính. Điều họ quan tâm chỉ là thân thể của anh ấy hay cô ấy.

Liệu chúng ta có thể ân ái mà không cảm thấy bất mãn vì bị đối phương coi mình là đồ chơi hay cảm thấy cắn rứt vì coi bạn tình là đồ chơi? Đương nhiên rồi. Các cô gái hành nghề mại dâm luôn làm như vậy. Nhiều cặp đôi yêu lâu nhau lâu cũng như vậy. Họ làm tình mà chẳng hề có chút khao khát nào. Và vì không có ham muốn xác thịt nên họ sẽ chẳng hề thấy day dứt.

Tôi đồng ý với Kant rằng, khao khát tình dục và cảm giác vật thể hoá không thể tách rời nhau và chúng ta luôn phải nhớ đến các giá trị đạo đức. Tình dục giống như bữa tráng miệng, dù ngon nhưng nó có giá của nó.

Theo Aeon

Minh Phương

Tags: