Vì sao những người hay trì hoãn nhất trên hành tinh này lại là các nhà văn?
Vì sao những người hay trì hoãn nhất trên hành tinh này lại là các nhà văn?
Xét về mặt tâm lý, đâu là nguồn gốc cho sự chần chừ hoàn thành công việc ở họ?

Dưới đây là bài chia sẻ của tác giả Megan Mcardle trên trang The Atlantic.

Giống như hầu hết các nhà văn, tôi là người có tính trì hoãn. Khi viết một bài báo, tôi hay kiểm tra hộp thư điện tử tới gần 3.000 lần, lập ra và xoá bỏ hàng loạt các danh sách cửa hàng tạp hoá, lao vào cuộc đấu khẩu không-biết-bao-giờ-mới-là-điểm-dừng trên Twitter về việc liệu Đạo luật Bản vị vàng có thực sự là chính sách kinh tế tồi tệ nhất đã được đề xuất hay không, trả lời các tin nhắn trên Facebook mà tôi chưa từng nhìn thấy ít nhất cả thập kỷ, tạo ra một công thức mới ngon tuyệt cho món sinh tố chocolate – dâu và tìm kiếm tên mình nhiều lần trên mạng để chắc chắn rằng ít nhất tôi đã viết điều gì đó khiến mọi người thực sự muốn đọc.

Đương nhiên, nhiều người có tính trì hoãn nhưng đối với các nhà văn, đây lại là một đặc điểm phổ biến. Một biên tập viên từng kể với tôi về cuốn sách đầu tiên, được xuất bản từ cuối những năm 1990 mà cô ấy được giao. Dù hợp đồng xuất bản cuốn sách đó đã có từ năm 1972 nhưng đến thời điểm cô ấy nhận việc, cuốn sách vẫn chưa được hoàn thành.

Tôi từng hỏi một đồng nghiệp tài năng và khá nổi tiếng về cách anh ấy sản xuất ra những bài viết dài 8.000 chữ. Anh ấy đáp rằng: “Ồ, đầu tiên, tôi cứ để mọi việc ở trên bàn chừng hai đến ba tuần. Sau đó, tôi ngồi viết. Đó là khi tôi thức dậy và đi lau rửa ga-ra. Tiếp đến, tôi lên cầu thang rồi xuống cầu thang và phàn nàn với vợ mình trong cả tiếng đồng hồ. Cuối cùng, sau vài ngày trôi qua, tôi thực sự lo lắng sẽ không thể hoàn thành công việc đúng hạn, tôi đã ngồi xuống và viết”.

Nhiều năm trôi qua, tôi phát triển một học thuyết giải thích lý do vì sao các nhà văn lại hay trì hoãn như vậy: Họ là những học sinh quá giỏi trong các lớp văn chương. Điều này nghe có vẻ điên rồ nhưng hãy nghe tôi nói.

Hầu hết các nhà văn đều là những đứa trẻ dễ dàng và gần như tự động đạt được điểm A trong các lớp học văn. Khi còn ít tuổi, họ được các thầy cô giáo khắc sâu vào tâm trí bài học rằng, nỗ lực là chìa khoá then chốt đưa đến thành công ở trường học và các nhà văn tương lai đều không dám đi theo lựa chọn này. Những người lưỡng lự đọc sách, họ đều bị trừ hai điểm trong các môn tập đọc. Nhưng chính họ lại là những người tự mình viết ra một cuốn tiểu thuyết. Họ chưa bao giờ thi trượt ư? Khi còn nhỏ, họ chưa từng bị thi trượt, chính tài năng bẩm sinh đã giúp họ luôn là những người dẫn đầu trong lớp.

Điều này dạy cho ta một bài học tệ hại và sai lầm: thành công trong công việc hầu như dựa vào tài năng bẩm sinh. Thật không may, khi bạn là một người viết chuyên nghiệp, bạn đang cạnh tranh với những đứa trẻ khác, những người đang đứng đầu các lớp học văn chương. Thực sự, những chuyện vớ vẩn có thể và sẽ không bao giờ là lựa chọn tốt nhất.

Nếu bạn dành phần lớn cuộc đời để vượt qua tài năng bẩm sinh, hãy thực hiện ngay việc đó, mỗi từ bạn viết ra đều trở thành một bài kiểm tra về khả năng của bạn, mỗi bài báo đều là một cuộc trưng cầu ý dân về khả năng văn chương xuất sắc của bạn. Miễn là bạn chưa viết xong bài báo, bài phát biểu hay cuốn tiểu thuyết nào đó thì bạn vẫn có cơ hội làm chúng tốt hơn.

Hầu hết các nhà văn đều cố gắng quản lý thời gian khi hạn cuối đang đến gần. Nỗi sợ hãi không thể viết ra được bất cứ điều gì đã vượt lên trên nỗi sợ viết ra những thứ tệ hại. Nhưng tôi đã từng chứng kiến một số lượng đầy bất ngờ các nhà báo trẻ tuổi vỡ mộng hoặc gần như vỡ mộng khi sự nghiệp họ xuống dốc chỉ đơn giản vì họ không thể gửi bài báo đúng hạn. Họ có thể là những sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, thừa sức viết được các câu văn hoàn chỉnh. Do đó, họ không phải là những người thiếu năng lực hay lười nhác. Mà đúng hơn, họ dường như trở nên đờ đẫn khi tự cho rằng, mình đang viết một thứ văn chương chẳng lấy gì làm hay ho.

"Chính xác là thế!”, nhà tâm lý học tại trường Đại học Stanford Carol Dweck đồng tình với nhận xét trên. Một trong các chuyên gia nổi tiếng ở lĩnh vực tâm lý học động lực, Dweck đã dành cả sự nghiệp của mình để nghiên cứu về sự thất bại và cách con người xử lý trước tình trạng đó. Như bạn biết đấy, thất bại là hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên, thông qua công trình nghiên cứu của mình, cô ấy phát hiện ra rằng, không phải ai cũng đối phó bằng cách tỏ ra căng thẳng. Mặc dù nhiều người căm ghét công việc đang làm đến mức họ không thể hoàn thành nhưng một số khác lại xem đó là một thách thức cần phải vượt qua. Có lẽ họ đã chủ động thưởng thức những công việc họ không thành thạo chính xác là vì họ cho rằng, khi họ đang thất bại, đó cũng là lúc họ đang học được điều gì đó.

Dweck đã lý giải về những thứ khiến một nhóm người nhất định trở nên khác biệt so với các bạn đồng trang lứa với họ. Suy nghĩ này chợt đến với cô vào một ngày khi cô đang ngồi trong văn phòng làm việc của mình, ngẫm nghĩ về các kết quả trong thí nghiệm gần đây nhất với một trong những sinh viên đã tốt nghiệp của cô: những người không ưa thử thách nghĩ rằng, tài năng là thứ mà ngay từ khi sinh ra bạn đã có. Những người yêu quý bản thân nghĩ rằng, đó là thứ bạn phải nuôi dưỡng trong khi bạn làm những việc không phải sở trường của mình.

Dweck nói rằng: “Có những thời điểm, cô phải thốt lên rằng, tôi đã hiểu ra rồi”. Đối với người trưởng thành, các thách thức là một cơ hội để khẳng định tài năng của họ nhưng đối với những người mang tư tưởng cứng nhắc, chúng lại chỉ là chiếc que thử để đo xem tài năng bạn cao thấp đến đâu mà thôi. Khi bạn nhận ra mình không giỏi như mình nghĩ, khó khăn không phải là một cơ hội để cải thiện bản thân; đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang trông mong vào một sự nghiệp ít thử thách hơn.

Nỗi sợ bị phơi bày sự không hoàn thiện của bản thân trước đám đông phổ biến đến mức người ta đã gọi nó là hội chứng kẻ mạo danh. Một con số gây sốc về những người thành công (chủ yếu ở phụ nữ) tin rằng, họ chưa bao giờ thực sự giành được địa vị họ đang có và họ luôn có nguy cơ để lộ ra sự gian dối của mình ở bất cứ thời điểm nào. Nhiều người cố ý tìm kiếm các bài kiểm tra để tạo cho họ cơ hội toả sáng thay vì luôn có cảm giác khó chịu khi phải xử lý đống tài liệu “khó nhằn”.

Nếu họ bị đẩy vào một thử thách, họ luôn có cảm giác chưa chuẩn bị gì, họ thậm chí có thể còn tham gia vào cái mà các nhà tâm lý học gọi là “sự tự chấp”: họ tự tạo điều kiện cho sự thất bại xảy ra và xem đó là lý do lý giải cho việc họ chưa làm tốt. “Sự tự chấp” tỏ ra khá thuyết phục: trong một nghiên cứu, nhiều người đã cố gắng chọn các loại thuốc ức chế hiệu suất khi phải đối mặt với một nhiệm vụ mà họ tin rằng, mình không thể làm tốt. Nhà tâm lý học Edward Hirt viết rằng: “Thay vì chịu khó ôn bài, một học sinh đã đi xem phim vào đêm trước khi ngày thi diễn ra. Nếu cậu ta làm bài kém, cậu ta sẽ nhanh chóng cho rằng, bị điểm thấp là do cậu đã ôn bài chưa kỹ chứ không phải là cậu ta thiếu thông minh. Tuy nhiên, nếu cậu ta làm bài tốt, cậu ta có thể kết luận rằng, cậu có khả năng siêu phàm bởi vì cậu có thể đạt điểm cao mà không cần học”.

Các nhà văn thường không muốn sao chép ý tưởng của người khác hoặc để bản thảo ở đâu đó lâu đến mức họ chẳng thể viết ra những thứ hay nữa đều xem những lý do đó là lời biện hộ cho sự thất bại của bản thân.

Alain de Botton nói rằng: “Cuối cùng thì tác phẩm chỉ bắt đầu được viết ra khi nỗi sợ hãi về việc không làm được gì vượt lên trên nỗi sợ hãi tạo ra một thứ văn chương tồi tệ”.

Lược dịch từ The Atlantic

Minh Phương

Tags: