"Về nhà" không chỉ là giá trị cổ truyền: Tại sao ta phải xây thành "mái ấm"
Một trong những hoạt động ý nghĩa nhất chúng ta từng tham gia vào là tạo dựng một mái ấm. Trong nhiều năm, với sự tận tâm đáng kể, chúng ta sắp xếp nội thất, bát đĩa, tranh ảnh, thảm sàn, gối, bình, tủ chạn, đèn… thành một tổng thể đặc biệt chúng ta gọi là “nhà”.

Khi chúng ta tạo ra các căn phòng, chúng ta thực hiện với một niềm đam mê văn hóa mà ít có bảo tàng hay phòng trưng bày nghệ thuật tạo ra được. Chúng ta nhìn nhận sâu sắc bố cục toàn cảnh của một bức tranh, chúng ta nghiền ngẫm mối liên kết giữa của các màu sắc trên tường, chúng ta để ý xem hình dạng phía sau của cái sofa nên như thế nào và cuốn sách nào xứng đáng được trưng lên mặt tiền.

Căn nhà không nhất định là không gian thu hút hay xa hoa nhất mà chúng ta từng ở. Lúc nào cũng có những khách sạn hay không gian đại chúng có thể hấp dẫn, ấn tượng hơn thế. Nhưng sau khi đi du lịch một thời gian dài, sau quá nhiều đêm ngủ ở khách sạn hay trên giường nhà bạn bè, chúng ta về cơ bản đều cảm thấy đau đầu ghê gớm khi trở về nhà mình - cơn đau đầu đó chẳng mấy nguôi ngoai nhờ những tiện nghi thoải mái. Chúng ta chỉ cần về nhà để nhớ rằng mình là ai.

Căn nhà có chức năng gợi nhớ, và thật kì lạ, thứ mà chúng giúp ta nhớ lại là bản thân ta. Chúng ta có thể nhận thấy nhu cầu gìn giữ danh tính trong lịch sử tôn giáo. Con người từ thuở sơ khai đã rất quan tâm và cố gắng sáng tạo nên ngôi nhà cho các vị thần. Họ không cho rằng thần linh có thể sống ở bất cứ nơi nào, trong tự nhiên hay trong khách sạn, họ tin rằng các thần cần một nơi đặc biệt, một ngôi đền thờ, nơi tên tuổi của các thần được khắc sâu hơn thông qua nghệ thuật và kiến trúc.

Với người Hi Lạp cổ đại, Athena là nữ thần của trí tuệ, lẽ phải và sự hòa hợp. Năm 420 trước Công Nguyên, người Hi Lạp đã xây dựng xong ngôi nhà cho Athena trên sườn núi Acorpolis. Đó không phải là một ngôi đền lớn, chỉ tương đương với căn bếp của người Mỹ ngày nay, nhưng rất đặc biệt và diễm lệ. Ngôi đền rất trang nghiêm nhưng du khách vẫn có thể đến gần quan sát. Nó là tổng hòa của sự cân bằng và logic, sáng sủa và điềm đạm, được đẽo gọt một cách tài tình từ đá vôi.


Người Hi Lạp tốn nhiều công sức cho ngôi đền của Athena như vậy vì họ hiểu tâm trí con người. Họ biết rằng, nếu không có di sản kiến trúc, chúng ta sẽ khó có thể nhớ được chúng ta từng quan tâm đến cái gì – và rộng hơn là chúng ta là ai. Chỉ dùng từ ngữ để truyền lại cho đời sau là chưa đủ. Cần phải có một nơi để những tư tưởng đó được lưu lại và tiếp tục giữ gìn.

Ngôi nhà của ta cũng là những ngôi đền - những ngôi đền của chúng ta. Chúng ta không trông chờ được thờ cúng, nhưng chúng ta đang ráng tạo ra một không gian – giống như một ngôi đền – để truyền lại giá trị tinh thần và vật chất.

Xây dựng một ngôi nhà là một quá trình khó khăn bởi vì nó đòi hỏi chúng ta phải tìm ra cách để truyền đạt lại danh tính của mình. Chúng ta có thể phải rất nỗ lực để tìm ra vật dụng chúng ta cho là chuẩn, loại bỏ hàng trăm lựa chọn thay thế để chọn lấy thứ mà ta nghĩ rằng có thể trả lời câu hỏi “Tôi là ai?”

Chúng ta trở nên cầu kì vì những vật dụng này đều mang những thông điệp riêng. Hai chiếc ghế có chung công dụng vật lí có thể có cái nhìn khác biệt.


Chiếc ghế bên trái do kiến trúc sư người Thụy Sĩ Le Corbusier thế kỉ 20 thiết kế sẽ nói lên tính hiệu quả, niềm vui hướng về tương lai, tinh thần quốc tế, sự nôn nóng lai giữa tâm trạng hoài cổ và lí trí. Còn chiếc ghế bên phải do nhà thiết kế người Anh William Morris tạo ra hồi thế kỉ thứ 19 thể hiện tính ưu việt của thế giới tiền công nghiệp hóa, vẻ đẹp truyền thống, sự hấp dẫn của lòng kiên trì và dấu ấn của thời đại. Chúng ta có thể không nhận ra hết được những phẩm chất quí giá này khi chúng ta nhìn vào hai chiếc ghế, nhưng dưới lăng kính của nhận thức, chúng ta có thể tin rằng chúng truyền đạt những điều ta muốn nói với thế giới.

Một vật dụng sẽ “thích hợp” khi nó thể hiện phẩm chất tốt đẹp mà chúng ta muốn thấy, nhưng không sở hữu những phẩm chất mạnh mẽ khác. Những vật dụng đáng mơ ước cho phép chúng ta nắm chắc những giá trị đang hiện hữu, nhưng những giá trị đó trong con người ta lại rất mờ nhạt, chúng cổ vũ ta, thì thầm bên tai ta, nhắc nhở ta, an ủi ta, cảnh báo ta.

Vì chúng ta đều muốn và cần nghe những điều khác nhau, chúng ta đều bị lôi kéo bởi những loại vật dụng khác nhau. Cảm nhận về cái đẹp thì mang tính chủ quan. Tuy nhiên, mâu thuẫn trong thưởng thức của mỗi người vẫn tồn tại, ẩn dưới sự thật là những loại thông điệp ta muốn thể hiện ra sẽ thay đổi theo những biến động trong cuộc sống mỗi người.

Yêu cầu phải xây dựng một ngôi nhà gắn liền với nhu cầu ổn định và tổ chức cuộc sống. Nhưng thế vẫn chưa đủ để biết được chúng ta là ai. Chúng ta cần những thứ rõ ràng hơn, hữu hình hơn để nhấn mạnh mặt phong phú của từng giai đoạn. Chúng ta cần dựa vào các loại vật dụng nhất định: chạn, giá sách, tủ đồ, ghế ngồi để gắn mình với con người trong hiện tại và con người ta muốn tìm kiếm. Ta chẳng khoe khoang gì về mình cả, ta chỉ đang cố gắng thể hiện mình, để không mất hút cùng thời gian.

Nhà là nơi tâm hồn ta cảm thấy bình an, là nơi mỗi vật dụng trong nhà đều thầm lặng nhắc nhở ta về ràng buộc và tình yêu chân thành nhất.

Trạm Đọc

Theo The Book of Life 

Tags: