Tuần này đọc gì? Số 1 - Tháng 6
Tuần này đọc gì? Số 1 - Tháng 6
Tuyển chọn và cập nhật những bài báo hay nhất trong tuần từ các trang báo hàng đầu trên thế giới như The New York Times, New Yorker, The Atlantic, The Guardian, The Economist...dành cho các bạn đọc của Trạm

Mỗi tuần trôi qua, có hàng trăm bài báo tiếng Anh thú vị mà bạn đọc Việt Nam có thể bỏ lỡ. Trạm đang thử nghiệm một chuyên mục mới, tạm gọi là Điểm báo tiếng Anh, để tuyển chọn và cập nhật những bài báo hay nhất trong tuần từ các trang báo hàng đầu trên thế giới như The New York Times, New Yorker, The Atlantic, The Guardian, The Economist...dành cho các bạn đọc của Trạm.


Với những ai đọc thạo tiếng Anh, thì các bài tuyển chọn trên sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian lùng sục Internet tìm những bài viết có chất lượng cao để đọc. Với những ai còn đang ôn thi IELTS, TOEFL, SAT, GMAT..., Trạm tin đây sẽ là một nguồn tư liệu đọc rất bổ ích để các bạn rèn luyện kĩ năng tiếng Anh của mình.


Tất cả các bài viết được tuyển chọn đều tương đối dài, nhiều từ khó, nhiều bài mang tính học thuật nên Trạm tin nếu đọc thành thạo được chúng thì bạn sẽ dễ dàng vượt qua được phần Reading trong các kì thi tiếng Anh. Nếu gặp khó khăn trong việc đọc hiểu các bài đọc phía dưới thì các bạn cũng có thể inbox, Trạm sẽ cố gắng giải đáp nhé. :D


J. K. Rowling không thể để Harry Potter ra đi – The New York Times

 


Bài viết trên tờ New York Times về việc J.K. Rowling khó lòng mà chia tay với Harry Potter được. Mặc dù, bà luôn nói rằng Tập 7, Harry Potter và Bảo bối tử thần là tập cuối của bộ truyện phù thủy nổi tiếng toàn cầu này, nhưng các fan khắp thế giới sẽ lại tìm được cảm giác hồi hộp chờ đợi tới ngày sinh nhật Harry, 31/7 để đón đọc cuốn sách thứ 8 mang tên Harrry Potter và đứa trẻ bị nguyền rủa, tập truyện mà bà tiết lộ nếu không làm bạn khóc, chúng tôi sẽ kiểm tra sức khỏe giùm bạn.


Nhiều tác giả của các series truyện nổi tiếng khác cũng chia sẻ sự day dứt, khó mà từ bỏ những nhân vật đã làm nên tên tuổi của mình mà tác giả điểm trong bài viết như Stephenie Meyer, tác giả bộ Chạng vạng, Sir Arthur Conan Doyle, tác giả bộ Sherlock Holmes, Maggie Stiefvate, tác giả của Series Run rẩy và Con quạ…Tác giả Stephen King bình luận rằng: “Rowling biết có hàng triệu, triệu người yêu thích cuốn sách của cô. Các nhà văn cảm thấy có trách nhiệm với các độc giả của mình và 1 số đó như thế muốn nói, “Nếu các bạn muốn thêm 1 chút, thì tôi sẽ viết thêm để chiều lòng mọi người vậy.”


Tuy nhiên, rất nhiều người sợ cuốn sách số 8 này sẽ phá hỏng những tuyệt tác trong 7 tập trước, như George Lucas đã làm với 3 tập phim Chiến tranh giữa các vì sao hay Harper Lee đã làm với cuốn sách Giết con chim nhạn bằng tập 2, Hãy đặt người canh gác.


http://www.nytimes.com/2016/06/05/t...


Nước mắm Việt Nam - The Economist

 


Bài trên tờ The Economist về nước mắm, hiệu Red Boat, khiến các đầu bếp khắp thế giới cũng phải ca ngợi, tại Phú Quốc của 1 Việt Kiều từng làm kỹ sư 16 năm cho Apple đã về Việt Nam để kinh doanh nước mắm, với mong ước ban đầu chỉ để khiến người mẹ ở Mỹ của mình vui lòng, vì bà không thể tìm được nước mắm đúng chuẩn và đúng chất Việt Nam, mà thường phải dùng đồ cả Thái.


Bạn có đọc thêm bài phỏng vấn bác Cường Phạm, chủ doanh nghiệp này với triết lý chất lượng là ưu tiên hàng đầu mà có lẽ ông thấm nhuần khi làm việc tại Apple trong số đầu tiên của Forbes Vietnam, viết vào 7/2013 được đăng lại tại ĐÂY.


https://www.1843magazine.com/food-d...


Gen vị kỉ tròn 40 tuổi – The Guardian

 


Richard Dawkins ở phòng lab tại Oxford năm 1976


Cuốn Gen vị kỉ của Richard Dawkins đã được 40 tuổi kể từ khi xuất bản. Tờ The Guardian giới thiệu lại cuốn sách và tác động của nó lên hiểu biết của xã hội về thuyết tiến hóa. Khi ra đời năm 1976, Gen vị kỉ đã trở thành một bom tấn trong làng sách và đến nay vẫn là 1trong những cuốn sách khoa học về tiến hóa dành cho đại chúng hay nhất từng được viết. Ở Việt Nam, cuốn sách đã được xuất bản cách đây vài năm, nhưng có vẻ rất ít người biết và đọc cuốn sách tuyệt vời này.


Ví dụ, làm sao để giải thích hành vi phục tùng ong chúa của những con ong đực. Động cơ mang tính tiến hóa nào đã làm những con ong đực có hành vi hy sinh thân mình như thế? Lý do là vì ong đực chia sẻ gen với ong chúa, vì vậy sự khổ sai, dù không đảm bảo sự tồn tại cho chính nó, nhưng lại đảm bảo sự tồn tại của gen mà nó chia sẻ cùng với con ong chúa. Hay như nhà sinh học Haldane viết: “Liệu tôi có hy sinh để cứu anh/em trai của mình? Không, nhưng tôi sẽ chết để cứu 2 anh/em choặc 8 đứa cháu của mình”. Ý tưởng của cả cuốn sách đơn giản là: Gen luôn “cố gắng” để bất tử, và các cá thể, họ, loài chỉ đơn thuần là các phương tiện để gene đạt được mục đích đó. Hay nói 1 cách ẩn dụ, chúng là những gen vị kỉ. Kết thúc bài viết, có câu kết rất tâm đắc đó là: “Miễn là chúng ta còn khám phá cuộc sống này, Gen vị kỉ sẽ vẫn còn được đọc”


https://www.theguardian.com/science...


Sự hòa nhập của các nền văn minh – Foregin Affairs

 


Bài viết trên tờ Foregin Affairs của Kishore Mahbubani, Dean của Trường chính sách công Lý Quang Diệu, đại học NUS, và Lawrence H. Summers, cựu hiệu trưởng đại học Harvard. Khi đọc bài này, Trạm không thể không liên tưởng cuốn sách siêu dày của nhà tâm lý học Harvard Steven Pinker, The Better Angels of Our Nature. Trong cuốn này, Pinker cho rằng, con người, nếu nhìn dài hạn, từ cuộc cách mạng nông nghiệp cách đây khoảng 10,000 năm trở lại hiện tại đã thực sự đạt được tiến bộ ở rất nhiều mặt, chứ không phải như những kẻ bi quan vẫn nói rằng, chúng ta không có gì khá hơn ông bà tổ tiên mình và thậm chí còn đang đi thụt lùi vào chỗ diệt vong. Đa số nhân loại đã biết chữ. Đa số đã có điện thoại. Tuổi thọ đã tăng cao hơn. Tỉ lệ trẻ em chết non đã giảm đáng kể. 1 số dịch bệnh chết người giờ đã chỉ là quá khứ. Lý trí đã thay thế sự mê tín. Chúng ta đã giàu có hơn. Nghèo đói cũng đã giảm…


Tuy nhiên vẫn có những bi quan liên quan đến 3 vấn đề chính mà 2 tác giả nêu ra: sự hỗn loạn trong thế giới hồi giáo, sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự ù đọng trong kinh tế và chính trị phương Tây. Đây là những vấn đề lớn nhưng không phải không giải quyết được.


Ví dụ như về vấn đề thứ 2, mặc dù Trung Quốc đã giàu lên và hung hăng hơn trong 1 số tranh chấp trên biển như với Nhật Bản hay với các quốc gia Đông Nam Á, nhưng tác giả bài viết cho rằng Trung Quốc sẽ vẫn chịu chấp nhận chơi theo luật, tránh đối đầu ở cấp độ toàn cầu, vì Trung Quốc vẫn cần hòa bình trong vài thập niên nữa hoàn tất quá trìnhhiện đại hóa của mình. Hơn nữa, Trung Quốc không phải đang tách mình với văn minh phương Tây mà còn ôm hôn nó thắm thiết hơn. Năm 2008, ở Trung Quốc có 36 triệu trẻ em học Piano, và 50 triệu trẻ học violin (những sản phẩm đặc trung của văn hóa phương Tây) và hơn 1 triệu học sinh đang du học tại Mỹ.


Tóm lại thế giới đang hội nhập chứ không phải tách rời, DNA của Tây Phương đã được nhân bản đi khắp thế giới, và thế giới sẽ tiếp tục phát triển và chúng ta vẫn còn có thể lạc quan.


https://www.foreignaffairs.com/arti...

 

1 số từ mới trong 3 bài trên
Ancillary: phụ trợ, bổ sung, phụ thuộc
Tidbit: đồ ngon, miếng ngon, mẩu tin vắn hay
Inveigle: thuyết phục ai đó
Installment: 1 phần trong series
Scone: chân đèn, gắn vào tường
Fish Sauce: nước mắm
Palate: khẩu vị, vị giác = Taste
Anchovy: cá cơm
Ferment: lên men
Condiment: đồ gia vị
Marinade: ướp gia vị (dầu, dấm, tiêu...) vào cá thịt
Gravy: nước sốt thịt
First press: nước mắm nhỉ, nước mắm ngon nhất, được hứng từ những giọt nước mắm đầu tiên được nhỉ ra, thường chỉ dùng để biếu, tặng hoặc có giá gấp 3 nước mắm thường
Acquiesce: bằng lòng, ưng thuận
Foreboding: dự cảm
A self-fulfilling prophecy: lời tiên tri tự hoàn thành, 1 khái niệm trong tâm lý học, khi ta kỳ vọng điều gì về một người, ta sẽ vô tình thúc đẩy họ cư xử như thế.
Sclerosis: bị xơ cứng
Ungrudging: không cay cú
Demagogue: kẻ mị dân
Espouse: ủng hộ
Totalitarian: toàn trị
Servitude: thân phận tôi tớ, khổ sai,
Recapitulate: recap, nhắc lại
Animosity: sự thù oán, ác cảm
Unanimous: nhất trí, đồng lòng
Calamitous: mang tính thảm họa

 

 ĐỌC THÊM

 

Sự vất vả của những sinh viên nghèo được học bổng toàn phần các trường Ivy – The Washington Post.
Con người vs Người máy: Liệu máy tính có thể nấu ăn, viết tiểu thuyết, và vẽ tốt hơn cả con người – The Guardian
Tại sao bạn sẽ cưới nhầm người? Bài của Alain de Botton, tác giả của 2 cuốn đã được xuất bản ở Việt Nam gồm Luận về yêu và Sự an ủi của triết học – The New York Times
Để giúp trẻ thành công, hãy hướng dẫn bố mẹ chúng – The New York Times
Lịch sử hẹn hò qua các giai đoạn của nước Mỹ - The Atlantic
Nguyên nhân của sự khá giả lên trên khắp thế giới? (Những người dân thường được giải phóng để tự do theo đuổi giấc mơ làm giàu của mình)– The Wall Street Journal
Sự kết thúc của lập trình và sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo – Wired
Tại sao những người thông minh không hạnh phúc? Phỏng vấn giáo sư Raj Raghunathan về cuốn sách mới ra của ông “Nếu bạn thông minh, tại sao bạn không hạnh phúc?” – The Atlantic
Liệu những người quyền lực có sa đọa hơn chúng ta? – The Economist

 

 

Trạm Đọc (Read Station)

 

 

Tags: