Tóm tắt sách: Nghệ thuật tư duy rành mạch
Tóm tắt sách: Nghệ thuật tư duy rành mạch
Khi bộ phim La la land kết thúc, cả rạp vỗ tay, news feed đầy ắp review. Bạn tự thấy mình cũng phải vỗ tay, cũng phải check-in viết vài dòng cảm nhận. Nhưng chờ đã, tại sao?

 

Cuốn sách này có ích gì cho tôi? Khoa học về sự phi lý mỗi ngày

 

Bạn nghĩ mình là một người lý trí phải không? Bạn cũng nghĩ mình hiểu rõ năng lực của mình nhất phải không. Không may thế, đó chỉ là ảo tưởng mà thôi! Nhưng đừng lo lắng, bạn có rất nhiều người chung cảnh ngộ: loài người đều phi lý và "sáng nắng, chiều mưa, giữa trưa lại râm" khi ra quyết định hơn là những gì họ tưởng.

Dù thích hay không, bộ não của ta là một đống hỗn tạp của những lối tắt và kinh nghiệm, giúp tổ tiên xa xưa của ta tránh không trở thành miếng mồi ngon của những con sư tử và tồn tại đủ lâu để truyền tính trạng sinh tồn nay cho đời con cháu.

Tuy nhiên, ngày nay những lối tắt này đã rất đến nhiều sai lầm và thiên kiến, mà lợi bất cập hại.

Những phần tóm tắt dưới đây sẽ giải đáp một số những chiếc bẫy to bạn gặp phải mỗi ngày, và cung cấp những mẹo nhỏ để bạn tránh được chúng để tư duy rành mạch hơn.

  • Bạn sẽ biết cách tại sao mình không nên rủ người bạn xinh đẹp nhất của đến bữa tiệc nếu muốn có cơ hội tìm người yêu ở đó.
  • Bạn cũng sẽ khám phá tại sao 84% người Pháp lại lầm tưởng rằng họ là những người tình số 1, cũng như ít hay thiếu ánh nắng mặt trời lại có thể tạo ra những đợt biến động trên thị trường chứng khoán.

Và cuối cùng, bạn sẽ không còn tin vào thị giác của mình, bởi trong 1 số trường hợp, một con khỉ đột đứng ngay trước mắt bạn, nhưng bạn vẫn sẽ không nhìn thấy.

 

Chúng ta phóng đại một cách có hệ thống những khả năng của mình trong rất nhiều lĩnh vực cuộc sống

 

Bạn có cảm thấy rằng mình là người đánh giá khách quan nhất khả năng của mình? Rằng, mặc dù có một số kẻ vẫn hay thích múa rìu qua mắt thợ, bạn thì không? Nếu vậy, bạn không phải là người duy nhất đâu: tất cả chúng ta đều có xu hướng nhìn bản thân dưới lăng kính màu hồng.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ta tự tin thái quá trong rất nhiều lĩnh vực cuộc sống.

Ví dụ, nghiên cứu cho thấy 84% người Pháp coi mình là những người tình lãng mạn trên mức trung bình. Tuy nhiên, nếu theo thống kê, thì đúng ra chỉ có 50% số người trên trung bình, và 50% số người dưới trung bình, không thể nào có 84% được.

Tương tự thế, khảo sát người Anh cũng cho thấy 93% sinh viên Anh coi mình là những lái xe siêu hạng, "trên trung bình", và 68% giảng viên đại học Nebraska xếp hạng khả năng giảng dạy của mình thuộc top 25% tốt nhất. Thật quá phi lý!

Những con số này cho thấy phần lớn chúng ta đánh giá năng lực của mình cao hơn thực tế.

Không chỉ vậy, ta còn lầm lũi gán thành công vào năng lực của mình, và thất bại vào những yếu tố ngoại lai.

Các nhà nghiên cứu thậm chí còn kiểm tra hiện tượng này bằng cách cho một nhóm người tham gia bài kiểm tra tính cách, và sau đó chấm điểm ngẫu nhiên. Khi các đối tượng được phỏng vấn, họ thấy những ai có điểm cao tin rằng bài kiểm tra này đã đánh giá đúng năng lực của họ, vì vậy đã chuẩn đoán khả năng của họ thành công.

Những người nhận điểm kém, trong khi đó, lại coi những bài đánh giá là vô dụng, và bản thân đề kiểm tra - chứ không phải khả năng của họ - là đồ nhảm ruồi.

Bạn đã từng có trải nghiệm tương tự? Nếu bạn được điểm 10 khi thi học kì, bạn có thể cảm thấy rằng bạn "chịu trách nhiệm" cho thành công của mình. Nếu bạn trượt, bạn lại đổi lỗi cho đề khi khó, nhảm hay bất kì nhân tố nào có thể quy chụp.

Biết được thiên kiến này, từ nay về sau, bạn nên nhận thức được xu hướng phóng đại năng lực và nhận thành tích về bản thân. Một cách hữu hiệu để tránh khỏi lỗi nhận thức này là mời một người bạn chân thành một chầu cà phê và nghe ý kiến thật của họ về những điểm yếu cũng như điểm mạnh của bạn.

 

Ta có thể kiểm soát và dự đoán được ít thứ hơn mình tưởng

 

Bạn đã bao giờ nghĩ tại sao những người đánh bạc tung xúc xắc mạnh hơn nếu họ muốn số lớn, và nhẹ hơn nếu cần số nhỏ?

Những tay cờ bạc này đang bị dính ảo ảnh kiểm soát - nghĩa là họ tin rằng mình có thể ảnh hưởng đến những thứ mà trên thực tế ta không thể nào tác động.

Ảo tưởng kiểm soát mang lại cho ta hi vọng: nếu ta tin rằng mình có thể thay đổi chút nào hoàn cảnh, thì ta có thể sống tốt hơn.

Hiện tượng này được chứng minh trong một nghiên cứu trong đó các đối tượng được đặt trong các buồng để kiểm tra khả năng chịu đựng của thính giác. Thật đáng ngạc nhiên, họ có thể chống chọi nhiều tạp âm hơn nếu buồng được trang bị nút "cấp cứu" màu đỏ.

Tuy nhiên, chiếc nút này chẳng có tác dụng gì. Những người tham gia có ảo tưởng rằng họ đang kiểm soát hoàn cảnh, vì vậy có thể chịu đựng nhiều đau đớn hơn.

Vì vậy, "chiếc nút đỏ" được cài đặt trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo ra ảo tưởng kiểm soát hữu ích.

Ví dụ: những cái nút bạn nhấn tại ngã tư đường? Hầu hết tất cả những gì chúng làm là mang cho bạn cảm giác mình đang điều khiển giao thông - khiến ta chờ đợi đèn chuyển màu dễ dàng hơn.

Điều này cũng đúng với rất nhiều nút "đóng cửa" và "mở cửa" trong các thang máy, mà trong rất nhiều trường hợp còn chẳng được kết nối với bảng điện.

Ngoài ra, ta còn hay tự tin quá về tài dự đoán của mình.

Ví dụ, nghiên cứu 10 năm đánh giá 28,361 dự đoán từ 284 chuyên gia tự phong trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dự như kinh tế học. Những dự đoán của "chuyên gia" chỉ tốt hơn một chút so với những dự đoán ngẫu nhiên bằng máy.

Vậy nên, tốt nhất bạn hãy cảnh giác hơn với lời tiên đoán và tập trung năng lượng của mình vào những thứ bạn có thể thực sự ảnh hưởng.

 

Ta thường nghe lời đám đông và ta sẽ tuân phục số đông để không bị bỏ rơi

 

Khi hết phim trên rạp, đột nhiên ai đó sẽ đứng dậy vỗ tay và đột nhiên mọi người cũng làm theo, kể cả bạn! Nhưng tại sao?

Đây được gọi là hiện tượng bằng chứng xã hội. NÓ khiến ta cảm thấy cách hành xử của mình là đúng đắn khi nó đồng nhất với mọi người.

Trên thực tế, bằng chứng xã hội bắt nguồn từ trong gene của tổ tiên ta, những người sao chép hành vi của người khác để đảm bảo sự sống sót của mình.

Ví dụ, tưởng tượng, bạn đang du ngoạn với người bạn săn bán-hái lượm của mình, và rồi đột nhiên tất cả bằng đầu chạy thục mạng. Nếu chỉ một mình bạn quyết định đứng lại và thắc mắc xem con vật đang lườm bạn kia có phải sư tử thật hay không, bạn sẽ sớm thành bữa trưa của nó và vậy không thể truyền gene "Tất-cả-bọn-nó chạy-còn-mình-đứng yên" cho đời sau.

Tuy nhiên, nếu bạn bắt nhịp theo nhóm không chút do dự, bạn sẽ có cơ hội sống sót thêm một ngày nữa. Và vì vậy, bắt chước người khác là một chiến lược sinh tồn hữu hiệu của tổ tiên ta, và vẫn được di truyền cho đến ngày nay.

Một kết quả khác của "bản năng bầy đàn" là khi càng nhiều người nghe theo một ý tưởng, ta càng tin nó đúng. Ta nhìn thấy những ví dụ của hiện tượng này ở mọi thứ: từ thời trang, đến những cơn khủng hoảng thị trường chứng khoán và các vụ tự tử tập thể.

Hơn nữa, ta không chỉ bắt chước số đông, ta còn thay đổi ý kiến của mình để được làm một phần của nhóm.

Kiểu bằng chứng xã hội này được gọi là tư duy nhóm (groupthink). Ví dụ, khi mọi người trong cuộc họp đều thống nhất một điều gì đấy, bạn sẽ không muốn là kẻ "ném đá quốc hội", chỉ trích sai lầm để gây chia rẽ nhóm.

Một ví dụ hoàn hảo về thiên kiến này là sự suy tàn của hãng hàng không đẳng cấp thế giới Swissair: họ tự tin vào thành công của mình đến nỗi dập tắt mọi nghi vấn về các dấu hiệu tài chính nguy hiểm và cuối cùng phải chịu hậu quả.

 

Ta bóp méo thông tin để nó phù hợp với niềm tin và quan điểm của mình

 

Bạn có coi mình là một người đánh giá mọi ý kiến công tâm? Rất nhiều nghĩ mình như vậy, nhưng trên thực tế, khả năng cao là học chỉ là những nạn thân của thiên kiến xác nhận.

Trên thực tế, ai cũng bị dính lỗi tư duy này, nghĩa có có xu hướng bóp méo thông tin theo cách bảo toàn những kết luận trước đây của mình. Thực sự, nó phổ biến đến mức các nhà khoa học còn gọi nó là "bà mẹ của tất cả những lầm lỗi."

Một ví dụ về thiên kiến xác nhận trong đời sống là khi ta lướt qua những trang tin và Facebook trên Internet để theo dõi bình luận về những sự kiện gần đây, nhưng lại quên rằng những trang yêu thích đó lại phản ánh chính những định kiến của mình.

Khi làm thế, chắc chắc ta sẽ chỉ gia nhập cộng đồng những người cùng định kiến như mình, vì vậy càng củng cố niềm tin của mình hơn.

Ngoài ra, thiên kiến xác nhận còn khiến chúng ta chỉ chấp nhận những thông tin bên ngoài nào phù hợp với niềm tin của bạn mình, và cho hết số còn lại vào sọt rác.

Thiên kiến này là lý do mọi người tin vào những thứ giả khoa học như xem tử vi hay đọc bài ta rốt: ta luôn tìm thấy những câu phán chuẩn xác của nó trong cuộc sống của mình (còn những câu sai sẽ bị loại đi).

Để khám phá hiện tượng này, nhà tâm lý học Bertram Forer đã bịa ra những phần dự đoán tính cách giả từ tổ hợp các mục chiêm tinh từ nhiều tạp chí khác nhau, và sau đó bảo các sinh viên đây là những phần đánh giá được chuẩn bị riêng cho họ. Sau đó, ông hỏi các sinh viên đánh giá những bản mô tả "cá nhân" này, và trên trung bình họ đánh giá chúng chính xác 86%.

Nghiên cứu này cho thấy ta diễn giải thông tin để nó tương hợp với những quan điểm của mình trước đây, và được đặt tên là hiệu ứng Forer. 

Biết rằng ta bị ảnh hưởng vô thức bởi thiên kiến xác nhận, ta nên sẵn sàng đối đầu với những quan điểm và bắng chứng đối lập để hình thành nên một thế giới quan cân bằng hơn.

 

Ta xác định giá trị của một thứ dựa trên số lượng hiện còn và so sánh nó với những đồ khác

 

Bạn đã bao giờ đi tiệc với một người bạn xinh đẹp hơn mình, kì vọng kiếm được người yêu nhưng không thả thính được ai? Tại sao lại thế? Đơn giản thôi: nhan sắc của bạn đã bị người bạn kia đè bẹp.

Hóa ra, con người không giỏi đưa ra các phán xét tuyệt đối, mà phụ thuộc vào các so sánh tương đối hơn.

Điều này được thể hiện rõ nét trong một thí nghiệm kinh điển liên quan đến hai chậu nước: một ấm ấm và một toàn nước đá. Nếu bạn đặt 1 tay vào chậu lạnh và sau đó đặt cả 2 tay vào chậu ấm, thì tay vừa ở chậu lạnh sẽ cảm thấy nước cực kì nóng.

Nguyên nhân là do hiệu ứng tương phản, và đó là lý do tại sao bạn trông bớt hấp dẫn hơn thường ngày khi đứng cạnh đứa bạn siêu quyến rũ của mình.

Hiệu ứng tương phản này cũng là lý do giảm giá lại lừa tình được vô số khách hàng. Ví dụ, ta coi một sản phẩm được giảm giá từ 100 nghìn xuống 70 nghìn là kèo tối hơn một cái luôn có giá 70 nghìn, mặc dù giá trị thực sự đều như nhau.

Một ví dụ khác mà ta định giá nhầm là khi nó sắp hết hàng.

Hiện tượng này đã được kiểm chứng trong một bài thử nghiệm về bánh quy. Trong thí nghiệm, các đối tượng được chia thành hai nhóm: nhóm 1, mỗi người nhận được một hộp đầy bánh, nhóm 2, chỉ có 2 chiếc bánh.

Rồi họ đánh giá chúng. Những người chỉ nhận được 2 chiếc coi trọng chúng cao hơn nhiều nhóm thừa bánh.

Các công ty đã lợi dụng lỗi tâm lý này bằng cách tạo ra cảm giác han hiếm, sử dụng những câu chào hàng như "duy nhất hôm nay" để đẩy mạnh doanh số.

May thay, ta có thể ngăn chặn thiên kiến so sánh và khan hiếm này bằng cách đánh giá giá trị của một thứ gì đó chỉ dựa trên so sánh chi phí và lợi ích. Nếu làm vậy, bạn sẽ đưa ra lựa chọn tốt hơn nhiều

 

Chúng ta thường xao lòng bởi những thứ thú vị

 

Bạn có thấy khó nhớ danh sách 5 đồ cần mua khi đi chợ vừa mới liệt kê chỉ cách đấy 5 phút, tuy nhiên, lại có thể nhớ như in kịch bản bộ phim mà bạn xem tuần trước.

Đó là bởi vì ta cần thông tin được kết cấu thành những câu chuyện có nghĩa để có thể nhớ; trái lại, ta sẽ chóng quên những chi tiết trừu tượng.

Ta sẽ thấy hiện tượng này phổ biến trong các phương tiện truyền thông đại chúng, khi người ta chỉ các số liệu liên quan làm nền để kể chuyện.

Ví dụ, nếu một người lái xe qua một chiếc cầu đột nhiên bị sập, ta sẽ thường cảm thấy lo sợ khi nghe tin về người lái xe xấu số hơn là những chi tiết kĩ thuật nhàm chán về chiếc cầu. Những câu chuyện về đời tư của một người dễ lọt tai hơn là những thông tin trừu tượng về cách ngăn chặn thảm họa này không xảy ra, và các đài cũng thường đưa tin kiểu đó.

Ngoài ra, ta thích những câu chuyện mới lạ, hấp dẫn. Trên thực tế, ta thích những lời giải thích ảo diệu, khó tin hơn là thứ gì nhàm nhàm, biết-rồi-nói-mãi.

Ví dụ, nghĩ về tiêu đề của 1 bài báo sau: "Một chàng trai trẻ bị đâm và thương rất nặng." Theo phán đoán của bạn, kẻ tấn công có thể là người một dân Mỹ trung lưu hay một người Nga nhập cư, buôn lậu dao chiến?

Hầu hết mọi người sẽ cá vào trường hợp hai, nhưng nó đi trái lại với sự thật rằng số người Mỹ trung lưu lớn hợp gấp 1 triệu lần những kẻ buôn lậu dao người nga, và vì vậy nếu lý trí, xác suất đó là người Mỹ phải cao hơn nhiều.

Tuy nhiên, ta rất dễ bị bởi những dòng mô tả hấp dẫn đánh lừa hơn. Lỗi tư duy này có thể rất nguy hiểm trong ngành y tế. Vì lẽ đó, các bác sĩ được hướng dẫn đừng đi tìm những căn bệnh kì quái trước, mà hãy xem xem các bệnh phổ biến trước.

Slogan của họ là: "Khi bạn nghe thấy tiếng gõ móng, đừng kì vọng đó là con ngựa vằn." Cho dù, nếu là ngựa vằn thì hẳn phải thú vị lắm đây.

 

Chúng ta quyết định dựa trên cảm xúc nhiều hơn chúng ta tưởng

 

Bạn có cho rằng mình là một người ra quyết định đầy lí trí? Kiểm tra thử nhé: ngay bây giờ, hãy chọn xem bạn có đồng tình với thực phẩm biến đổi gien không.

Bạn quyết định như thế nào? Nếu bạn là người thực sự lí trí, bạn sẽ tiếp cận câu hỏi này theo hướng cân nhắc rành rọt giữa ưu và nhược điểm của thực phẩm biến đổi gien: trước hết, đánh giá từng “điểm cộng” theo mức độ quan trọng, sau đó nhân chúng với khả năng xảy ra trên thực tế. Tiến hành các bước tương tự đối với “điểm trừ”.

Tada! Tổng điểm của mặt tốt trừ đi tổng điểm của mặt xấu chính là câu trả lời bạn nên đưa ra: nếu như giá trị đó lớn hơn 0 thì có nhiều điểm cộng hơn, vậy tức là bạn ủng hộ với thực phẩm biến đổi gen.

Tuy nhiên, nếu như bạn cũng giống như phần lớn mọi người thì bạn thường sẽ chẳng đủ thời gian hay hơi sức đâu để làm những thứ đánh giá kì công đó. Hay nói cách khác, chúng ta chẳng phải dạng đỉnh-cao-lí-trí khi đưa ra quyết định!

Trái lại, những quyết định của chúng ta thường hiếm khi được suy nghĩ thấu đáo, mà thay vào đó ta dựa vào những “lối tắt trong tâm trí” do cảm xúc dẫn đường.

Ví dụ, khi chúng ta nghe cụm từ “biến đổi gien”, các phản ứng cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực sẽ được kích thích, ảnh hưởng đến cách chúng ta đánh giá rủi ro và lợi ích của khái niệm này. Bởi vậy nếu như ban đầu bạn nhận định đây là một ý tưởng kinh hoàng, thì bạn rất có thể sẽ thổi phồng các rủi ro (ví dụ như ảnh hưởng xấu lên môi trường), trong khi đó giảm nhẹ những lợi ích nó có thể đem lại (ví dụ như kháng sâu bệnh) so với mức thực tế.

Bằng cách này, các quyết định của chúng ta sẽ bị giới hạn chỉ trong những gì nảy sinh trong đầu chúng ta đầu tiên. Và như thế, chúng ta trở thành những con rối cho cảm xúc của chính mình, không thể ra quyết định lí trí, và điều này thì rất rắc rối trong những lĩnh vực yêu cầu một sự phân tích cao.

Kể cả thị trường chung cũng không thoát khỏi cánh tay ảnh hưởng của cảm xúc. Trên thực tế, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng diễn biến thị trường chứng khoán ở 26 sở giao dịch chính chịu tác động bởi lượng ánh sáng mặt trời: nếu như ngày hôm đó nhiều nắng thì thị trường chứng khoán sẽ khởi sắc. Điều này ám chỉ rằng cảm xúc tích cực, dưới sự kích thích của ánh sáng mặt trời, đã làm thay đổi dòng đô-la lên đến hàng tỉ.

 

TỔNG KẾT

 

Thông điệp chính trong cuốn sách này là:

Chúng ta nghĩ rằng chúng ta khá khẩm hơn con người thực sự của chúng ta, và chúng ta tự động tìm kiếm những thông tin giúp ta xác nhận lại niềm tin của ta từ trước. Chúng ta cũng thường thích những con người xinh đẹp, lộng lẫy; thích một tập hợp nhỏ hơn là một tập hợp lớn. Chúng ta chỉ để ý được một số ít thứ đang có trước mặt ta, và không biết làm sao để ra được những phán quyết tuyệt đối. Các quyết định của chúng ta chịu tác động bởi cảm xúc và bởi cách những người xung quanh chúng ta đang hành xử.

Sau đây là một số lời khuyên bạn có thể áp dụng ngay:

Hãy xin về mình một đánh giá chân thành

Dù bạn có thích điều này hay không, thì sự thật là lúc nào bạn cũng đánh giá bản thân mình quá cao – giống như những người khác thôi. Một cách để chống lại xu hướng này là mời một người bạn (hay lý tưởng hơn, là mời một kẻ thù) đi uống chút cà phê, rồi xin họ nhận xét thành thực về sở trường và sở đoản của bạn.

Đừng để bị lừa bởi cụm từ “thời lượng có hạn”

Tất tật các thể loại rao bán đều đang cố gắng lừa lọc bạn rơi vào xu hướng đánh giá mọi thứ quan trọng hơn khi khả năng sở hữu chúng thấp đi. Thay vào đó, hãy tự nhắc nhở bản thân rằng vào thời đại này thì gần như tất cả mọi thứ đều có thể kiếm được trên mạng. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào những lợi ích thực sự mà sản phẩm đó đem lại, chứ không phải là vào nguy cơ rằng sản phẩm đó có thể biến mất vĩnh viễn.

 
 
Trạm Đọc
Theo Blinkist