Tọa đàm:
Tọa đàm: "Việt Nam học được gì từ nền giáo dục Phần Lan?"
Ra mắt cuốn sách “Bài học Phần Lan 2.0” của tác giả Pasi Sahlberg.
Thời gian: 9.00 – 11.30 sáng, ngày 13 tháng 1 năm 2017
Địa điểm: Hội trường A3, Học viện Quản lý giáo dục, Số 31 Phan Đình Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

Nền giáo dục Phần Lan, từ khoảng hơn mười năm trở lại đây, đã trở thành đề tài nghiên cứu, tranh luận và tìm hiểu của các nhà nghiên cứu giáo dục trên toàn thế giới, và khiến báo chí tốn không ít giấy mực, thậm chí còn được ngợi ca như một “nền giáo dục thiên đường”. Phần Lan là minh chứng cho thấy có một cách khác để xây dựng một hệ thống giáo dục thành công, đó là sử dụng các giải pháp đi ngược lại với các chính sách giáo dục dựa trên thị trường.

Trái ngược với xu hướng chung trên thế giới, Phần Lan không coi trọng thi cử, không có bài tập về nhà, khuyến khích trẻ em vui chơi và trải nghiệm cuộc sống hơn là ngồi nghe giảng và học thuộc lòng. Phần Lan chỉ có một kỳ thi quốc gia duy nhất trong suốt thời học sinh và không hề chấm điểm học sinh từ lớp 1 đến lớp 3. Mục tiêu lớn nhất của giáo dục Phần Lan là tạo ra một nền giáo dục công bằng cho tất cả mọi trẻ em, để không đứa trẻ nào bị bỏ lại đằng sau: không có lớp chọn hay lớp thường, không có học sinh ngoan hay học sinh cá biệt, không có học sinh giàu và học sinh nghèo. Tất cả đều được hưởng một nền giáo dục công bằng, được khuyến khích “vui chơi, cười đùa và mơ mộng”...... Thậm chí, Phần Lan còn đang tiến một bước xa hơn, khi cân nhắc việc loại bỏ hẳn ranh giới các môn học trong nhà trường.

Ấy thế nhưng, học sinh Phần Lan luôn đứng đầu ngay cả tại các kỳ thi đánh giá học sinh quốc tế mang tính học thuật như PISA, và nền giáo dục này liên tục đứng đầu trong bảng xếp hạng những nền giáo dục tốt nhất thế giới, dù họ chẳng quan tâm đến xếp hạng hay đặt mục tiêu phải đạt thành tích gì từ những cuộc thi này.

Làm thế nào mà một đất nước bị tàn phá nặng nề trong Thế chiến hai, cơ sở vật chất lạc hậu, nền chính trị biến động, với xuất phát điểm của nền giáo dục không hơn gì những quốc gia khác có thể tạo ra những kỳ tích này? Quan trọng hơn, liệu nền giáo dục Việt Nam có thể học tập được gì từ nền giáo dục Phần Lan?

Để giúp những nhà quản lý, nhà nghiên cứu, giáo viên, và tất cả những người quan tâm đến giáo dục tại Việt Nam có được câu trả lời cho những câu hỏi này, Đại sứ quán Phần Lan và Trung tâm Hợp tác Trí tuệ Việt Nam – VICC đã phối hợp cùng Học viện Quản lý giáo dục, Công ty Cổ phần Sách Alpha tổ chức buổi hội thảo:

VIỆT NAM HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ NỀN GIÁO DỤC PHẦN LAN?
Ra mắt cuốn sách “Bài học Phần Lan 2.0” của tác giả Pasi Sahlberg.

Xin vui lòng xác nhận tham dự trước ngày 10/01/2017 qua:
Ms. Mạc Lê Thu Hồng (+84) 0913227427 | Email: [email protected] 
Ms. Nguyễn Ngọc Anh (+84) 01663821638 | Email: [email protected]

Mời các bạn xem thêm chi tiết về sự kiện tại link.

Tags: