Tọa đàm: Tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam thế kỷ 18
Tọa đàm: Tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam thế kỷ 18
Tọa đàm "Tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam thế kỷ 18" tập trung tìm hiểu các tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của Việt Nam qua quan sát và những ghi chép chân thực của một giáo sĩ phương Tây đến Đàng Ngoài vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18.

 

Thời gian: 16h30-17h30 8/4/2017
Địa điểm: Alphabooks, 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.
Khách mời:
- TS Võ Minh Tuấn - Giảng viên Học viện Ngân hàng, người biên tập cuốn sách "Luận về các phái của người Trung Hoa và Đàng Ngoài;
- TS Trần Trọng Dương - Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
- Điều phối: Ông Vũ Trọng Đại - Giám đốc Công ty Sách Omega

Những ghi chép của giáo sĩ Adriano di St. Thecla, người đã trải qua gần 30 năm sống ở miền Bắc Việt Nam thế kỷ 18, được giới nghiên cứu Việt Nam đánh giá cao, coi đây là một trong những tư liệu quí góp phần phục dựng lại đời sống xã hội của Việt Nam hàng trăm năm trước.

Adriano di Santa Thecla (1667-1765) là một thành viên đầy nghị lực và gan dạ của một dòng tu theo thuyết nguyên sơ có lòng tự hào mãnh liệt, Dòng Augustine Chân đất (“Không đi giày dép”); những nỗ lực nhọc nhằn của ông khi sống chung với những người mà chúng ta gọi là người Việt, nhưng được ông gọi là “người Đàng Ngoài,” đã tạo ra một khảo luận về tín ngưỡng phổ biến và nghi lễ dân gian, rồi tình cờ được Olgar Dror, một nhà sử học về Việt Nam thời phong kiến, phát hiện ra khi đang theo đuổi đề tài nghiên cứu về tín ngưỡng bản địa tại Thư khố Hội Truyền giáo Hải ngoại.

Các tôn giáo ở Đàng Ngoài thời bấy giờ: Khổng giáo, Đạo giáo, Phật giáo cho tới các tín ngưỡng dân gian như thờ Mẫu... sẽ được mô tả, phân tích cặn kẽ, có so sánh với hiện nay để thấy được quá trình phát triển cũng như chuyển biến của các tôn giáo, tín ngưỡng này trong dòng chảy lịch sử xã hội của Việt Nam suốt ba thế kỷ qua.

Mời các bạn xem thêm chi tiết tại đây

Tags: