Tiếng triều dâng - Lắng nghe tiếng sóng biển tình yêu
Tiếng triều dâng - Lắng nghe tiếng sóng biển tình yêu
Lấy bối cảnh làng chài hẻo lánh ở Nhật Bản, “Tiếng triều dâng” là câu chuyện về tình yêu của chàng trai đánh cá với cô con gái xinh đẹp của ông chủ tàu giàu nhất làng. Liệu rằng kết cục nào sẽ chờ đợi họ ở phía trước?
Lấy nguồn cảm hứng từ chuyến thăm Hy Lạp và niềm đắm say cảnh quan của đất nước xinh đẹp này, Mishima đã viết nên một câu chuyện về tuổi mới lớn của Shinji và mối tình lãng mạn của Shinji với Hatsue - cô con gái xinh đẹp của ông chủ tàu giàu có Terukichi. Với bối cảnh tại một làng chài hẻo lánh ở Nhật Bản, “Tiếng triều dâng” là câu chuyện vượt thời gian của mối tình đầu, Shinji và Hatsue yêu nhau nhưng phải chịu đựng lời dị nghị và đàm tiếu của dân làng. Liệu rằng kết cục nào sẽ chờ đợi họ ở phía trước

“Cậu ôm trọn cơ thể cô gái vào lòng. Họ nghe thấy trong tấm thân trần trụi của người kia nhịp tim đang đập dồn dập. Chàng trai vẫn chưa thỏa khát khao, một nụ hôn dài càng hành hạ chàng, nhưng bất chợt từ lúc nào, nỗi khổ tâm trong lòng đã trở thành cảm giác hạnh phúc lạ lùng. Ngọn lửa hơi yếu đi thỉnh thoảng lại bập bùng. Đôi trai gái trẻ lắng nghe tiếng lửa và cả tiếng rú rít của cơn bão vút qua cửa sổ trên cao hòa nhịp cùng tiếng hai trái tim đập rộn ràng. Giờ đây, đối với Shinji, cơn say men tình lâng lâng bất tận này, tiếng sóng gầm gừ dữ tợn ngoài kia, tiếng gió lay những ngọn cây run rẩy, tất cả dường như đang dâng trào mãnh liệt trong cùng một âm sắc cao vút của thiên nhiên. Trong lòng chàng trai chan chứa một niềm hạnh phúc thuần khiết khôn nguôi.” (trích “Tiếng triều dâng” - Mishima Yukio)

Ngày 15 tháng 3 này, Nhã Nam thông báo phát hành cuốn sách “Tiếng triều dâng” với hai phiên bản bìa áo khác nhau: chiếc thuyền và xóm chài. Bộ tiểu thuyết đã mang lại cho Mishima giải thưởng Shincho của Nhà xuất bản Shinchosha năm 1954. Tác phẩm cũng đã năm lần được chuyển thể thành phim, được phát hành vào các năm 1954, 1971, 1975 và 1985. 

Tờ New York Times nhận xét: “Tiếng triều dâng” được đánh giá là “ vừa là một câu chuyện hạnh phúc, vừa là một tác phẩm nghệ thuật … Nhìn chung là một câu chuyện vui vẻ và đáng yêu”. 

Bài viết trên tờ San Francisco Chronicle nhận định: “ Với phong cách cổ điển như vậy, tác phẩm có thể được nhắc đến ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt một nghìn năm.”

Tổ chức tin tức quốc tế CSM (Christian Science Monitor) đánh giá: “ Mishima giống như Stendhal bởi những phân tích tâm lý chính xác của ông, giống như Dostoevsky với những khám phá của ông về những mảng tối tiêu cực trong tính cách con người.” 

Về tác giả:

Mishima Yukio (1925 - 1970) là một nhà văn và biên kịch Nhật Bản. Các tác phẩm nổi tiếng: Kim Các Tự ( Giải Yomiuri của Báo Yomiuri cho tiểu thuyết xuất sắc nhất năm 1957), Tiếng triều dâng (Giải Shincho của Nhà xuất bản Shinchosha năm 1954), Sau bữa tiệc, … Mishima được công nhận là một trong những nhà văn hậu chiến phong cách nhất trong văn học Nhật Bản. 

Năm 1955, Ông nhận giải Kishida của Nhà xuất bản Shinchosha cho các tác phẩm kịch.  

Tháng 11.1970, Mishima tự sát tại doanh trại Ichigaya (Tokyo) sau khi hoàn thành xong tác phẩm cuối cùng “Biển phì nhiêu”.

Tags: