Tiến hóa và Thay đổi: Loài Người có đang trở nên tốt hơn? Hay quá trình Tiến hóa…giật lùi?
Tiến hóa và Thay đổi: Loài Người có đang trở nên tốt hơn? Hay quá trình Tiến hóa…giật lùi?
Harari không hề yêu thích “nền văn hóa tự do hiện đại”, nhưng sự công kích của ông ấy chính là một bức tranh biếm họa của chính bản thân mình và ông ta đã chịu đòn gậy ông đập lưng ông. Harari nói “chủ nghĩa nhân văn tự do là một loại tôn giáo” và “nó không hề phủ nhận sự tồn tại của Chúa”; “tất cả những người theo chủ nghĩa nhân văn đều tôn thờ nhân loại”, “có một hố sâu thăm thẳm ngăn cách chủ nghĩa nhân văn tự do và những phát hiện mới nhất của khoa học về sự sống”. Thật là ngớ ngẩn.
Sapiens: Lược Sử Về Loài Người
(358 lượt)
Loài người (một phần của chi Homo) đã tồn tại khoảng 2,4 triệu năm qua. Homo sapiens - người tinh khôn - một loài tiến hóa từ những giống vượn lớn, chỉ tồn tại khoảng 150.000 năm - chiếm vỏn vẹn 6% thời gian 2,4 triệu năm . Vì vậy, cuốn sách này có tiêu đề chính là Sapiens thay vì sử dụng phụ đề là "Lược sử loài người". Thật dễ dàng để hiểu tại sao Yuval Noah Harari dành 95% cuốn sách của mình để viết về chúng ta như một loài: chúng ta không hiểu gì về bản thân, nhưng chúng ta vẫn biết nhiều hơn về bản thân mình hơn là về các loài khác của chi người, bao gồm một số loài đã tuyệt chủng kể từ khi chúng ta lần đầu tiên đi bộ trên Trái đất. Sự thật này nhắc lại rằng lịch sử của loài người (tinh khôn) - cái tên của Harari đã đặt cho cuốn sách - chỉ là một phần rất nhỏ trong lịch sử loài người.

 

Ảnh: Omega Plus Books Fanpage

 

400 trang có đủ để truyền tải tất cả thông tin về dòng chảy của lịch sử loài người? Không hẳn vậy, sẽ dễ dàng hơn nếu viết về một lược sử thời gian - tất cả 14 tỷ năm - và Harari cũng có thể dành nhiều trang cho hiện tại và tương lai có thể có của chúng ta hơn là quá khứ của chúng ta. Nhưng không thể nghi ngờ rằng những câu chuyện sâu sắc về lịch sử loài người đã được anh ấy giải thích một cách thận trọng và nhiệt tình. 

Trong nửa thời gian đầu mà chúng ta tồn tại, chúng ta đã lãng phí nó mà không hề để lại bất kỳ dấu ấn nào; cho đến nửa thời gian tiếp theo, loài người chúng ta trải qua hàng loạt những cuộc cách mạng. Đầu tiên là cuộc cách mạng "nhận thức" xảy ra vào khoảng 70.000 năm trước, chúng ta bắt đầu hành xử theo những cách khéo léo hơn nhiều so với trước đây bởi những lý do vẫn còn mù mờ cho đến hiện tại. Và sau đó giống loài của chúng ta nhanh chóng tràn ra khắp nơi trên hành tinh này. Khoảng 11.000 năm trước, chúng ta tham gia vào cuộc cách mạng nông nghiệp, chuyển đổi dần từ kiếm ăn từ các hoạt động săn bắt và hái lượm sang trồng trọt. Sau đó "cuộc cách mạng khoa học" bắt đầu cách đây khoảng 500 năm, khơi màu cho cuộc cách mạng công nghiệp 250 năm trước. Sau khi tồn tại khoảng 150 năm, nó tạo nền tảng cho cuộc cách mạng thông tin bùng nổ, và mới đây, cuộc cách mạng thông tin đã khơi màu cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học diễn ra. Harari nghi ngờ rằng cuộc cách mạng công nghệ sinh học báo hiệu sự kết thúc của sapiens: chúng ta sẽ bị thay thế bởi những người hậu nhân được công nghệ sinh học, các sinh vật sinh hóa "bất tử", có thể sống mãi mãi. 

 

Mô phỏng về homo sapiens

 

Tập trung vào các cột mốc quan trọng chính là cách mà Harari dùng để kể về loài người. Đặc biệt, tác giả đã rất chú ý đến sự phát triển của ngôn ngữ: chúng ta bắt đầu có thể suy nghĩ về các vấn đề trừu tượng một cách rõ ràng và sắc sảo, kết hợp các con số để tạo thành những con số lớn hơn bao giờ hết, và có lẽ vấn đề chủ yếu nhất để nói đến chính là chúng ta đã bắt đầu biết tám chuyện với nhau. Tôn giáo đơn thần độc hại dù ít hay nhiều cũng là nguyên nhân khiến tôn giáo phát triển mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng làm suy yếu đi tôn giáo đa thần. Sau đó, con người tiến đến một bước phát triển mới, tiền tệ ngày càng phát triển, đặc biệt là sự xuất hiện và phát triển tín dụng. Chính bước phát triển quan trọng này đã mở đường cho sự lan rộng của chủ nghĩa đế quốc và các hoạt động thương mại, đồng thời kéo theo sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản. 

Harari đã điểm qua những vấn đề lớn lao và phức tạp này theo một cách mà có lẽ là tốt nhất cho người đọc - các vấn đề được diễn tả theo lối kể chuyện hết sức lôi cuốn và chứa đầy những thông tin hữu ích. Điều này được diễn tả rõ ràng qua ý nghĩ cho rằng “chúng ta không thuần hóa lúa mì, mà lúa mì mới là thứ thuần hóa con người chúng ta”. Ở đây tác giả đã nói rằng “con người đã lập ra một thỏa thuận với các loại ngũ cốc để đánh đổi các lợi ích cốt lõi chỉ để lấy các lợi ích ngắn hạn” khi mà loài người “đã vứt bỏ các mối liên hệ cộng sinh mật thiết với thiên nhiên và chạy theo lòng tham vô hạn cùng với sự ruồng bỏ tự nhiên của mình”. 

 

Tranh: Time of harvesting (Mowers) - Grigoriy Myasoyedov (1887)

 

Đó rõ ràng là một giao kèo thất bại khi “cuộc cách mạng nông nghiệp là một cú lừa ngoạn mục nhất trong lịch sử”. Các bữa ăn ngày càng tệ hơn, số giờ lao động kéo dài hơn, nguy cơ đối mặt với nạn đói ngày lớn, không gian sinh sống chật hẹp, sự nhạy cảm với dịch bệnh ngày càng lớn hơn, những thể chế mới với sự bấp bênh và nguy hiểm,.. tất cả những điều tồi tệ đó xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn. Tác giả Harari tin rằng con người chúng ta sẽ sống tốt hơn nếu đang ở thời kỳ đồ đá, và ông ấy đã nói nhiều điều mạnh mẽ về tính nguy hại của những công việc trồng trọt canh tác trong nhà máy với một trong những kết luận nổi tiếng nhất của mình: “nền nông nghiệp công nghiệp hiện đại chính là tội ác lớn nhất trong lịch sử”. 

Ông chấp nhận quan điểm chung rằng cấu trúc cơ bản của cảm xúc và ham muốn của chúng ta không hề bị tác động bởi bất kỳ cuộc cách mạng nào: "thói quen ăn uống, xung đột và tình dục của chúng ta đều là kết quả của cách tâm trí săn bắn hái lượm của chúng ta tương tác với môi trường hậu công nghiệp hiện nay, với những thành phố lớn, máy bay, điện thoại và máy tính… Ngày nay chúng ta có thể đang sống trong những căn hộ cao tầng với tủ lạnh đầy ắp thức ăn nước uống, nhưng DNA của chúng ta vẫn nghĩ rằng chúng ta đang ở thảo nguyên." Ông đưa ra một minh họa quen thuộc là ham muốn mạnh mẽ của chúng ta đối với đường và chất béo đã dẫn đến sự tràn lan của các loại thực phẩm không lành mạnh và có hại. Việc tiêu thụ nội dung khiêu dâm là một ví dụ điển hình khác. Nó giống như ăn quá nhiều: nếu tâm trí của những người nghiện nội dung khiêu dâm có thể được coi là cơ thể, thì họ sẽ giống như một kẻ béo phì vô cùng thô tục. 

Ở một vấn đề khác, Harari cho rằng “công cuộc cách mạng khoa học hàng đầu” chính là dự án Gilgamesh (đặt theo tên của một anh hùng sử thi đã lên đường tiêu diệt cái chết): một dự án nhằm tìm ra giải pháp để con người có được một sự sống bất tử hay một cuộc sống không có cái chết. Ông ấy rất lạc quan khi nói về thành công cuối cùng của dự án khoa học này. Nhưng sự bất tử không có nghĩa là trường sinh bất tử, vì chúng ta có thể tử vong vì bạo hành, và Harari có lý khi nghi ngờ rằng liệu giải pháp khoa học cho sự bất tử này có thực sự tốt cho con người chúng ta. Chúng ta sẽ trở nên cẩn trọng một cách điên cuồng và bất lực (Larry Niven đã phát triển quan điểm này một cách tinh vi trong phần miêu tả về “những con rối” trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Ringworld). Cái chết của những người thân yêu đối với chúng ta sẽ trở nên khủng khiếp hơn nhiều. Chúng ta có thể sẽ lớn lên trong mệt mỏi, ngay cả khi đứng ở thiên đường (xem phần cuối của quyển “Lịch sử thế giới” của tác giả Julian Barnes). Chúng ta có lẽ sẽ tán đồng với những người lùn của JRR Tolkiens rằng cái chết là món quà dành cho nhân loại khi con người ta cảm thấy bản thân họ bị thiếu thốn. Chúng ta có thể cảm nhận được điều mà Philip Larkin đã cảm thấy: "Bên dưới tất cả, mong muốn bị lãng quên đang tồn tại."  

 

 

Thậm chí ngay cả khi chúng ta đặt tất cả các ý tưởng này qua một bên, thì không có gì đảm bảo rằng sự bất tử sẽ mang lại hạnh phúc cho con người. Harari đã đưa ra một nghiên cứu nổi tiếng rằng từ ngày này qua ngày khác, hạnh phúc của một người có liên quan rất ít đến những điều kiện vật chất của họ. Chắc chắn tiền có thể tạo ra sự khác biệt - nhưng chỉ khi nó đưa chúng ta thoát khỏi cảnh nghèo. Sau đó, nhiều tiền hơn cũng tạo ra thay đổi rất ít, hoặc không hè có thay đổi gì. Chắc chắn một người trúng số sẽ trở nên tốt hơn nhờ vận may của cô ấy, nhưng sau khoảng 18 tháng, hạnh phúc trung bình hàng ngày của cô ấy trở lại mức cũ. ếu chúng ta có thí nghiệm có thể đo lường chính xác một người có thể hạnh phúc như thế nào, sau đó đi tham quan Orange County và các đường phố của Kolkata, không hẳn là chúng ta sẽ thu được các chỉ số kết quả cao hơn ở lần thứ nhất so với lần thứ hai. 

Quan điểm về hạnh phúc này là một chủ đề dai dẳng trong quyển Sapiens. Khi Arthur Brooks (người đứng đầu phe bảo thủ tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ ) đưa ra quan điểm liên quan về việc này trên tờ New York Times vào tháng 7, ông đã bị chỉ trích vì cố gắng ủng hộ người giàu và biện minh cho bất bình đẳng thu nhập. Người ta đã làm cho những lời phê phán này trở nên mơ hồ và rối rắm vì mặc dù sự bất bình đẳng về thu nhập hiện nay là đáng lo ngại và có hại cho tất cả mọi người, nhưng nghiên cứu về hạnh phúc đã được khẳng định rõ ràng. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản Harari gợi ý rằng cuộc sống của những người sapiens ngày nay nhìn chung có thể tồi tệ hơn cuộc sống mà họ đã sống cách đây 15.000 năm. 

Phần lớn quyển sách được thể hiện rất thú vị và được diễn đạt rất tốt. Nhưng khi đọc, một số điểm thú vị của quyển sách sẽ bị lấn át bởi sự bất cẩn, phóng đại và xu hướng giật gân. Đừng bận tâm đến những tiêu chuẩn của tác giả, cũng đừng chú ý việc tác giả lạm dụng câu nói “các quy tắc sẽ được thử lại bằng những trường hợp ngoại lệ” (có nghĩa là các trường hợp ngoại lệ hoặc hiếm hoi sẽ kiểm tra và xác nhận lại quy tắc, bởi vì quy tắc hóa ra vẫn áp dụng ngay cả trong những trường hợp đó). Vẫn có một vài điểm phá hỏng những đánh giá chung của Harari, tính khinh suất của ông ấy trong việc liên kết các mối liên hệ nhân quả, sợ mâu thuẫn với chính mình (hoặc mâu thuẫn với những gì mình tin) và thiếu hụt dữ liệu. Hãy kể về trận chiến Navarino. Bắt đầu từ việc các nhà đầu tư Anh đứng trước nguy cơ mất tiền nếu người Hy Lạp thua trong cuộc chiến giành độc lập, Harari đã kết luận nhanh chóng rằng: "lợi ích của những người nắm giữ trái phiếu là lợi ích quốc gia, vì vậy người Anh đã tổ chức một hạm đội quốc tế. Sau đó vào năm 1827, hạm đội này đã đánh chìm chính Đội quân Ottoman trong trận chiến Navarino. Sau nhiều thế kỷ bị khuất phục, Hy Lạp cuối cùng đã được tự do. " Điều này thật sự bị bóp méo và Hy Lạp khi đó không được tự do. Để biết thực hư thế nào, xem trên wikipedia mục viết về Navarino là đủ. 

Harari không hề yêu thích “nền văn hóa tự do hiện đại”, nhưng sự công kích của ông ấy chính là một bức tranh biếm họa của chính bản thân mình và ông ta đã chịu đòn gậy ông đập lưng ông. Harari nói “chủ nghĩa nhân văn tự do là một loại tôn giáo” và “nó không hề phủ nhận sự tồn tại của Chúa”; “tất cả những người theo chủ nghĩa nhân văn đều tôn thờ nhân loại”, “có một hố sâu thăm thẳm ngăn cách chủ nghĩa nhân văn tự do và những phát hiện mới nhất của khoa học về sự sống”. Thật là ngớ ngẩn. Cũng đáng buồn thay, ngài Adam Smith vĩ đại lại bị xem là tông đồ của lòng tham. Nhưng có lẽ Harari đã đúng khi cho rằng “chỉ có tội phạm mới mua nhà bằng cách đổi một vali giấy bạc” - một quan điểm ngầm khiêu khích ai đó khi họ nghĩ rằng 35% tổng số giao dịch nằm ở phân khúc cao cấp trong thị trường nhà đất tại London đều được thanh toán bằng tiền mặt.  

Lê Phương Quyên | The Guardian

>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

 
 
Tags: