The Bomber Mafia và lý tưởng của không quân trong thế chiến II
The Bomber Mafia và lý tưởng của không quân trong thế chiến II
The Bomber Mafia là một nhóm các phi công và sĩ quan trẻ của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ những năm 1920 và 1930, được lãnh đạo bởi tướng Haywood Hansell. Nhóm của họ đóng quân ở Alabama, họ vẽ ra một ý tưởng chiến tranh mới dựa trên sức mạnh không quân.

Vào thời kỳ đó, những ý tưởng của họ được đánh giá là cực kỳ cấp tiến, đến mức gần như trở thành một thứ khoa học viễn tưởng ở thời đó. 

Bởi họ ủng hộ việc ném bom chính xác như một cách tự vệ hơn về mặt đạo đức để tiêu diệt khả năng chiến đấu của kẻ thù, thay vì ném bom khu vực bừa bãi với số người chết không thể tránh khỏi. 

 

“Tất cả các cuộc chiến đều vô nghĩa. Trong hàng ngàn năm, con người chọn huỷ hoại lẫn nhau như một cách để giải quyết những khác biệt giữa họ.”

 

Vào mùa hè năm 1941, nhóm Bomber Mafia đã xác định được các “điểm nghẹt thở” chiến lược - các nhà máy điện, nhà máy lọc dầu, nhà máy sản xuất máy bay - sẽ bị tấn công nếu Hoa Kỳ tham chiến. Sau trận Trân Châu Cảng, kế hoạch của họ đã cung cấp bản mẫu cho các phi vụ ném bom chính xác vào ban ngày đầu tiên của Lực lượng Không quân Lục quân 8 của Hoa Kỳ, đóng tại Anh, nhưng cuối cùng thì kế hoạch này của họ đã thất bại.

Vào đêm ngày 9 tháng 3 năm 1945, hơn 300 máy bay ném bom B-29 Superfortress của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã cất cánh từ các sân bay nhỏ ở quần đảo Mariana (phía tây Thái Bình Dương) dưới sự chỉ huy của Curtis LeMay - người đã thay thế cho Haywood Hansell. Nhiệm vụ của họ là tấn công một khu vực rộng 12 dặm vuông ở trung tâm Tokyo, nơi chứa những ngôi nhà bằng gỗ dày đặc, rất dễ cháy của hàng nghìn gia đình thuộc tầng lớp lao động cũng như các tòa nhà công nghiệp và thương mại. Trong cuộc đột kích kéo dài ba giờ, những trái bom đã gây ra một cơn bão lửa dữ dội đến mức 100.000 người thiệt mạng và phát ra một vầng sáng có thể nhìn thấy cách xa 150 dặm. 

Dù LeMay đồng ý với Hansell về khả năng dùng máy bay ném bom để giành chiến thắng, thì ông lại không đồng tình với cách triển khai. Thay vì ném bom vào một số mục tiêu xác định để làm suy giảm nền kinh tế, LeMay ủng hộ một chiến dịch quy mô và tàn bạo vì bắt buộc phải kết thúc chiến tranh một cách nhanh chóng - bao gồm các cuộc tấn công lớn hơn nhiều, trực tiếp giáng vào dân thường và công nhân nhà máy.

Trong quyển The Bomber Mafia của tác giả Malcolm Gladwell, ông đã khắc họa sự khác biệt đó trong cách tiếp cận lãnh đạo và hoạt động dưới góc độ vấn đề đạo đức. 

Vậy cuối cùng, ai mới là người chiến thắng trong cuộc chiến về lý tưởng trong chiến tranh? 

Mời các bạn đọc The Bomber Mafia - Giấc mơ, cám dỗ và đêm dài nhất trong Thế chiến II để biết thêm về thời kỳ lịch sử này cũng như những xung đột về lý tưởng của những người đứng đầu không quân Mỹ trong Thế chiến II: 

- Trạm Đọc -

Tags: