Tại sao một số quốc gia nghèo, trong khi số khác lại giàu?
Tại sao một số quốc gia nghèo, trong khi số khác lại giàu?
Có khoảng 196 quốc gia trên thế giới. Trong số đó có 25 quốc gia rất giàu có, có thu nhập bình quân đầu người trên 100 000$ một năm. Các quốc gia đó là: Úc, Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hồng Kông, Iceland, Ý, Nhật, Luxembourg, Hà Lan, New Zealand, Thụy Sĩ, Singapore, Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Barbados, …

Có khoảng 196 quốc gia trên thế giới. Trong số đó có 25 quốc gia rất giàu có, có thu nhập bình quân đầu người trên 100 000$ một năm. Các quốc gia đó là: Úc, Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hồng Kông, Iceland, Ý, Nhật, Luxembourg, Hà Lan, New Zealand, Thụy Sĩ, Singapore, Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Barbados, …

Đa phần còn lại là các quốc gia khá nghèo và một số thì rất, rất nghèo. 20 quốc gia nghèo nhất thế giới có thu nhập bình quân đầu người dưới 1000$/năm, tức là dưới 3$/ngày. Có thể kể đến như: Venezuela, Triều Tiên, Cộng hòa Congo, Mozambique, Zimbabwe, Ethiopia, Afghanistan, Myanmar, Gambia…
Ở tất cả các quốc gia, dù ít dù nhiều đều đang trên con đường phát triển. Nhưng tại các quốc gia nghèo thì việc này diễn ra vô cùng chậm chạp. Ví dụ, nếu Zimbabwe tiếp tục duy trì tỷ lệ tăng trưởng như hiện nay, họ sẽ đủ tiêu chuẩn là một nước giàu trong 2722 năm nữa!

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem tại sao một số quốc gia thì thịnh vượng trong khi các quốc gia khác lại nghèo nàn, lạc hậu. Để từ đó hiểu được các nước giàu đang làm tốt những gì và có cái nhìn toàn diện hơn về những thách thức và rào cản mà các nước nghèo đang phải đối mặt.

Có ba yếu tố cơ bản quyết định liệu một quốc gia sẽ giàu có hay nghèo nàn. Yếu tố đầu tiên là:

Thể chế

Thể chế đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nói chung, những nước giàu có một thể chế tốt và những nước nghèo có một thể chế rất, rất tồi.
Dễ thấy có một sự tương quan trực tiếp giữa nghèo nàn và tham nhũng. Những nước giàu nhất trên thế giới là những nước có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất. Còn những quốc gia có tỷ lệ tham nhũng cao nhất thì nghèo nhất.

Ở các quốc gia có tỷ lệ tham nhũng cao, họ không thể thu đủ thuế để có thể xây dựng một thể chế vững mạnh giúp họ tránh khỏi cái bẫy nghèo nàn. Một nửa của cải tại các quốc gia nghèo nhất được tuồn ra các tài khoản ngân hàng tại nước ngoài, và đây là nguyên nhân khiến tổng thu nhập ở các nước này bị sụt giảm khoảng 10 đến 20 tỷ USD một năm. Cùng lúc đó, khi không có một hệ thống thuế hiệu quả, các nước nghèo không thể đầu tư vào các hệ thống an ninh, giáo dục, sức khỏe, vận tải, …

Nói một cách tổng quát hơn, tham nhũng bị chi phối bởi tư duy bè phái.

Khi bạn thuê một ai đó để làm việc, tại các nước giàu, bạn đơn giản chỉ cần dựa trên những phẩm chất của họ. Bạn thực hiện các cuộc phỏng vấn với nhiều ứng cử viên và sau đó chọn ra người giỏi nhất, mà không cần lưu tâm đến bất kỳ mối quan hệ cá nhân nào.

Nhưng tại các nước nghèo, dưới sự ảnh hưởng của tư duy bè phái, cách tiếp cận sẽ bị sai lệch đi. Lúc này nhiệm vụ của bạn là lờ đi những ứng viên giỏi nhất trong hàng loạt người vô danh ứng tuyển để chọn ra những người cùng phe bạn: như chú bác bạn, anh em bạn, họ hàng bạn, những người cùng bộ lạc với bạn, ...

Kết quả là, các nước nghèo không chọn ra được những người thông minh và tài giỏi trong số những công dân của mình để góp phần quản lý và phát triển đất nước.

Yếu tố thứ hai khiến các nước mãi nghèo là:


Văn hóa

Văn hóa là những gì in sâu vào tâm trí, quan điểm, niềm tin của mỗi người.

 

Nếu có thể nói một cách khái quát về quan hệ giữa tôn giáo và của cải thì đó sẽ là càng ít người có đức tin, đất nước đó càng có cơ hội giàu có hơn.
Theo một số liệu thống kê, 19 trong số những quốc gia giàu có nhất thế giới có trên 70% dân số cho rằng tôn giáo không có tầm quan trọng đối với họ. Có một trường hợp ngoại lệ ở đây là – không mấy bất ngờ – nước Mỹ, nơi có thể kết hợp giữa sự sùng bái tôn giáo với sự tạo ra của cải khổng lồ (chúng ta sẽ bàn thêm về điều này sau).

Và ngược lại, những quốc gia nghèo nhất trên thế giới cũng là những quốc gia có đức tin sâu sắc. Dưới đây là tỷ lệ số người tin vào tôn giáo ở một số quốc gia. Ở các quốc gia này, các thế lực siêu nhiên có một tầm quan trọng rất lớn đối với họ. Ở những quốc gia nghèo nhất thế giới, đơn giản là hầu hết mọi người đều có đức tin.

Tại sao tôn giáo lại không tốt cho việc tạo ra của cải? Bởi vì, nói chung, các tín ngưỡng có quan hệ mật thiết với ý tưởng rằng thực tại không thể thay đổi được, vậy nên con người nên tập trung vào đời sống tinh thần và hướng đến thế giới bên kia.

Điều này có vẻ có ý nghĩa khi bạn sống tại một nơi như thế này.

Mặt khác, ở các nước giàu có, người ta tin tưởng mạnh mẽ vào khả năng họ có thể thay đổi số mệnh của mình thông qua nỗ lực và tài năng.

Thật tình cờ, để giải thích cho sự bất thường của nước Mỹ. Tôn giáo dường như không làm chậm đi sự tăng trưởng kinh tế tại đây, vì nó là một loại tôn giáo khá đặc thù. Một số lượng đông đảo các tín đồ Tin Lành thuộc mô típ đặc biệt hướng đến sự giàu có về vật chất. Chúa của người Mỹ không muốn bạn nghĩ đến việc xây dựng một Jerusalem mới ở thế giới bên kia, mà ông ấy muốn nó tại đây và ngay bây giờ ở Kansas hoặc Houston.

Còn một yếu tố lớn khác nữa xác định sự thịnh vượng hay nghèo nàn của các quốc gia là:


Vị trí địa lý


Các nước nghèo thường nằm ở vùng nhiệt đới. Đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Cuộc sống ở những vùng này rất, rất khắc nghiệt trên nhiều phương diện.

Vấn đề bắt đầu với nông nghiệp. Các loại cây trồng nhiệt đới thường khó tổng hợp cacbon hydrat. Các nước nghèo cũng thường có đất đai kém màu mỡ. Và cũng thật bất ngờ là khí hậu nhiệt đới lại có thể không thuận lợi cho việc quang hợp.

Theo dòng lịch sử, yếu tố quyết định để tăng khả năng giàu có của một xã hội là việc sở hữu các đàn gia súc lớn (như ngựa hay trâu bò) giúp con người được giải phóng khỏi việc cày cuốc bằng tay. Nhưng ở vùng nhiệt đới Châu Phi, các đàn gia súc bị hạ gục bởi một hiểm họa tồi tệ: loài ruồi Tsetse. Loài ruồi nhỏ này – chỉ xuất hiện ở Châu Phi bởi sức nóng và độ ẩm nơi đây – hạ gục các loài động vật trên diện rộng: làm cho chúng buồn ngủ hoặc lười vận động. Điều này làm ảnh hưởng sâu sắc đến năng suất lao động của người dân Châu Phi trong nông nghiệp, khiến họ rất khó khăn để có thể tạo ra của cải.


Không chỉ cây cối hay động vật ở vùng nhiệt đới phải chịu đựng sự khắc nghiệt. Ở những vùng cận xích đạo, con người cũng dễ mắc phải nhiều loại dịch bệnh khủng khiếp. Ví dụ như: Bệnh sốt xuất huyết, Sốt vàng da, Bệnh tả, E-coli, Ebola, Bệnh lao, Sốt Lassa, Bệnh phong, Bệnh sốt rét, Bệnh sán máng, Bệnh giun chỉ, Bệnh vẩy nến, Bệnh giun đũa chó, …. 100% các quốc gia có thu nhập thấp bị ảnh hưởng bởi ít nhất 5 loại dịch bệnh nhiệt đới cùng lúc.

Nhiệt độ lý tưởng giúp cho các nước giàu có là 16 độ C. Việc nhiệt độ hạ xuống thấp hơn 16 độ C và thời tiết trở nên lạnh buốt theo đúng nghĩa đen, tuy đôi lúc gây nên một chút khó chịu, lại là nền móng của văn minh.

Thêm vào đó, vị trí địa lý cũng bao gồm cả giao thương, vận tải. Các nước nghèo nói chung, có mối liên kết với bên ngoài rất kém. Quốc gia nội lục (không tiếp giáp với biển) như Bolivia hay Paraguay là hai quốc gia nghèo nhất Nam Mỹ. Châu Phi chỉ có một con sông chính có thể cho tàu bè qua lại là sông Nile và có tới 15 quốc gia nội lục. 11 trong số đó có thu nhập bình quân đầu người dưới 600$/năm. Không phải ngẫu nhiên mà nước nghèo nhất châu Á, Afghanistan, cũng là một quốc gia nội lục.

Tiếp đến là về tài nguyên thiên nhiên. Những tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, kim loại quý có thể là vấn đề thực sự. Một nghịch lý là các nước nghèo có xu hướng xem chúng là quân át chủ bài. Các nhà kinh tế học gọi những nguồn tài nguyên này là hiệu ứng khuếch đại, bởi chúng sẽ giúp một quốc gia với thể chế tốt giàu có hơn. Nhưng với một thể chế tồi thì thậm chí nó sẽ làm quốc gia đó nghèo hơn, dồn quốc gia đó vào cái bẫy tài nguyên.


Cộng hòa Dân chủ Công Gô là một trong những quốc gia có trữ lượng quặng lớn nhất thế giới. Quốc gia này nắm giữ hầu hết trữ lượng quặng Coltan của thế giới. Trong mỗi chiếc điện thoại di động điều có một hàm lượng nhỏ kim loại này. Nhưng nguồn tài nguyên thiên nhiên này chỉ giúp tầng lớp chóp bu kiếm ra tiền mà không cần sự tác động của toàn xã hội. Ví dụ nếu cách duy nhất để tạo ra của cải là phải vận hành các công nghệ và máy móc phức tạp, bạn sẽ cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Nhưng nếu công việc đơn thuần là chỉ cần tách quặng thì bạn có thể thực hiện với một lực lượng lao động ít ỏi, một lực lượng quân đội bảo kê riêng và một đường băng đủ dài để chuyển của cải kiếm được ra thị trường thế giới. Tiền từ việc bán Coltan đã giữ cho phiến quân của Cộng hòa Dân chủ Công gô được trang bị đầy đủ súng ống và gây ra tình trạng tham nhũng ở mọi tầng lớp xã hội.

***


Vậy làm thế nào để định lượng được mức độ quan trọng của các yếu tố khác nhau này, giữa thể chế, văn hóa và vị trí địa lý trong việc xác định sự thịnh vượng của một quốc gia?

Không có một nguyên tắc cố định nào ở đây, nhưng theo đề xuất đó có thể là khoảng: 50% của cải của các quốc gia sụt giảm do thể chế, 20% đến từ lý do văn hóa, 10% do vị trí địa lý, vĩ độ của đất nước, 10% do sự kết nối với phần còn lại của thế giới và 10% do địa lý có nhiều thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên.
Nếu bạn là người làm chính sách, cuộc thảo luận này sẽ có một tác động lớn. Nhưng ở mức độ cá nhân thông thường, bạn có thể rút ra hai bài học.

Thứ nhất, hãy Khiêm Tốn. Bạn nên có một quan điểm tốt hơn về sự thành công của cá nhân bạn. Không chỉ vì bản thân bạn làm việc chăm chỉ hoặc vì bạn có phẩm chất tốt đẹp, mà còn đến từ xã hội bạn đang sống. Nó đã được tạo dựng qua hàng trăm năm, và bản thân bạn giờ đây đang nghiễm nhiên hưởng thành quả từ những cha ông đi trước.

Và đồng thời là, hãy Đồng Cảm. Không nên xem các xã hội thất bại là đồ bỏ đi, mà nên hiểu rằng các quốc gia đó đang đối mặt với những vấn đề khó khăn. Sự đồng cảm của chúng ta có thể được cải thiện bằng cách suy luận rằng vấn đề của những vùng đất tuyệt vọng kia có liên quan rất nhiều đến căn bệnh sốt rét, sự thiếu hụt những con sông giúp cho tàu bè đi lại và với những tiếng vo ve kinh hoàng của loài ruồi Tsetse, hơn là việc luôn cố gắng chỉ ra những thất bại chủ quan đến từ yếu tố con người.

Theo TheSchoolOfLife
Cheshire.

Tags: