Tại sao bạn nên đối xử tốt với người bạn căm ghét
Tại sao bạn nên đối xử tốt với người bạn căm ghét
Bạn đã bao giờ tưởng tượng đến một thế giới không có chỗ cho bất cứ niềm hy vọng nào – một thế giới kết thúc ngay trước tầm mắt chúng ta, thế giới của sự tàn bạo, huỷ diệt và dày xéo tâm hồn. Thế giới đó đã được Cormac Mc Carthy đề cập đến trong tác phẩm The Road (tác phẩm từng đạt giải Pulitzer).

Đó là câu chuyện về một người đàn ông và một cậu bé vô danh. Họ là cha và con của nhau. Hai người từng trải qua một thảm hoạ kinh hoàng. Trận giận dữ của thiên nhiên ấy đã phá huỷ cả thế giới văn minh. Hầu hết mọi người đều sẵn sàng ra đi, mong giữ lại mạng sống cho mình. Vô kỷ luật và ăn thịt người lại chính là quy định ở đây.

 Cậu bé được sinh ra từ khi câu chuyện còn chưa bắt đầu, chính vào thời điểm thảm hoạ xảy ra. Tuy nhiên, vào một thời điểm nhất định, lúc nhận ra tính phù phiếm khi phải sống trong một xã hội như vậy, người phụ nữ đã tự quyết định lấy cuộc đời của mình, rời xa hai trong số những người biết bảo vệ bản thân họ.

Điều duy nhất người đàn ông và cậu bé nhận ra là họ đang đi về phía biển để trú đông. Họ không có kế hoạch lâu dài. Họ cũng không nói về những điều hiển nhiên, những quy luật nghiêm khắc.

Cuốn tiểu thuyết này cho thấy, mọi việc nếu đi sai hướng thì sẽ luôn mãi như vậy. McCarthy đã đưa trí tưởng tượng của độc giả đến nơi tác giả ước rằng, họ không bao giờ phải đi lại một lần nữa. Dù có kể ra những điều tốt đẹp trong tình cảm giữa đàn ông và cậu bé, tình cảm giữa họ luôn bị lu mờ bởi cái xấu.

Điều duy nhất còn giữ lại được trong thế giới này chính là bản thân cậu con trai. Ngay cả với người cha, dù được tôi luyện qua nhiều thử thách của cuộc đời nhưng tâm hồn ông đã quá mệt nhoài, ông rất mau chóng mất niềm tin và chẳng quan tâm đến điều gì ngoài những thứ có thể duy trì sự sống của hai người.

Đến giữa cuốn sách, người đọc được chứng kiến cảnh, họ gặp một ông lão đầy hoài nghi. Khi mọi người nhìn thấy ông, ông có vẻ như đang cận kề cái chết. Cậu bé muốn giúp ông ấy. Nhưng bố cậu lại không muốn vậy. Sau một tranh luận ngắn, hai bố con cậu đã làm như những gì cậu bé ao ước, mời người đàn ông lớn tuổi hơn ngủ qua đêm và chia sẻ thức ăn với họ.

Cuối cùng, ba người trong số họ đã có một sự trao đổi nhanh. Sự trao đổi này cho bạn thấy rõ bản chất của mỗi người và cách họ phản ứng với thế giới xung quanh họ.

Vào buổi sáng, họ đứng trên đường, người cha và đứa con trai tranh luận về việc họ tặng gì cho ông lão. Cuối cùng, ông lão không lấy gì nhiều, chỉ là một vài hộp rau và hoa quả. Cậu bé đến bên rìa đường và ngôi vào đống tro. Ông lão đặt chiếc hộp vào ba lô và buộc dây đai lại. Ông nên cảm ơn cậu bé ấy, ông có biết không, người cha nói với ông lão. Tôi không định tặng gì cho ông cả.

[Ông lão]: Có lẽ tôi nên mà cũng có lẽ tôi cũng không nên nhận những món quà này.

[Người cha]: Tại sao ông nghĩ mình không nên nhận?

[Ông lão]: Tôi sẽ không đưa cho cậu bé đồ ăn của tôi

[Người cha]: Ông không quan tâm xem liệu điều đó có làm tổn thương cậu bé hay sao?

[Ông lão]: Vậy điều đó có làm tổn thương cậu bé không?

[Người cha]: Không. Dù ông không cho cậu bé đồ ăn của ông thì cậu bé vẫn sẽ tặng ông đồ ăn.

[Ông lão]: Vậy tại sao cậu bé ấy lại làm như vậy?

Ông bố nhìn về phía cậu bé rồi sau đó nhìn ông lão. Ông sẽ không hiểu được đâu, người cha nói với ông lão. Tôi cũng không chắc về những gì mình đang làm.

Chuẩn mực đạo đức của nhà triết học vĩ đại Immanuel Kant có thể tóm tắt bằng một câu nói sau: “Hành động như thể đó là mức cao nhất bạn có thể làm được và bằng chính ý chí của bạn, một quy luật phổ quát của tự nhiên”.

Đó là một trong những tuyên bố nổi tiếng của ông. Ông tin rằng, tuyên bố này có thể được dùng để phân tích động lực cho các hành động của một ai đó. Theo dòng suy nghĩ này, mọi việc có thể trở nên tốt hơn nếu họ không bận tâm đến những người khác.

Nhà triết học vĩ đại Immanuel Kant

Tương tự như nhà triết học phương Tây, Kant không phải là người ưa thích các mâu thuẫn. Ông là một nhà chuyên chế, vì thế, theo quan điểm về đạo đức của ông, không có khu vực xám nào tồn tại. Nếu bạn không muốn ai đó lừa dối mình thì dưới bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, bạn đừng bao giờ tự dối lòng mình. Nếu bạn nghĩ chúng ta không nên lười biếng thì việc bạn cần làm là đừng để tính cách ấy xuất hiện trong bất cứ việc nào bạn đang làm.

Trong đời thực, điều đó chưa bao giờ đơn giản. Con người vốn là sinh vật phức tạp và cuộc đời thường được bao phủ bởi những gam màu không phải đen cũng chẳng phải trắng. Như nhà triết học Kant cũng chống lại suy nghĩ đó. Quan điểm của ông quá cứng nhắc đối với một thế giới mà mỗi giây phút trôi qua đều được tạo ra tại giao điểm của số lựa chọn còn lớn hơn nhiều những thứ chúng ta hy vọng có thể thống kê được.

Tuy nhiên, nền tảng niềm tin của Kant là thứ thực sự thu hút tôi và tôi nghĩ đó là một thế mạnh. Ông ấy đã tạo ra một điểm để phân biệt giữa cái chúng ta tự nguyện làm và cái chúng ta làm vì đó là nhiệm vụ. Tự nguyện là cái gì đó thoải mái, đó là động lực của các loài vật trong tự nhiên. Khi đó, làm việc gì đó cũng thật dễ dàng. Ông cho rằng, điều khiến con người trở nên khác biệt là chúng ta luôn lấy nhãn mác "nghĩa vụ/ nhiệm vụ" để chế ngự sự tự nguyện thực hiện một hành động nào đó.

Một người đàn ông làm việc quần quật suốt cả đời cốt để gia đình anh có nhiều cơ hội tốt hơn anh. Đó dường như là hành động thực hiện nhiệm vụ. Một tù nhân chiến tranh vô tội chấp nhận mọi hình phạt thay cho ai đó có bộ dạng tồi tệ hơn cô ấy. Điều này cũng được xem là hành động thực hiện nhiệm vụ. Một cậu bé nài nỉ cha mình rằng, cha hãy chia sẻ số đồ ăn ít ỏi họ có với một người lạ. Đây là hành động thực hiện nhiệm vụ.

Khoảng cách giữa sự tự nguyện và nghĩa vụ chính là cảm giác tự do lựa chọn làm những thứ khó khăn. Điều này mang đến cho con người nguồn động lực lớn lao. Thông qua việc đánh giá để làm được việc này thì mọi người cần chuẩn bị những thứ gì và hành động chống lại tính bốc đồng, chúng ta có thể thắp lên ngọn đuốc của lòng nhân từ; ngọn đuốc sưởi ấm trái tim những người khác để họ sẵn sàng làm những việc đúng đắn.

Một trong những điểm mạnh cốt lõi của dòng lý luận này là phơi bày sự thật rằng, loài người có tài bắt chước trong các cuộc chạy đua – đa phần thái độ của họ chịu ảnh hưởng bởi những gì họ quan sát xung quanh. Động lực phân loại của Kant nói với chúng ta rằng, một khi ánh đèn được bật lên thì thứ ánh sáng sẽ lan toả đến toàn chiếc đèn. Nếu bạn nhìn thấy người khác làm tốt thì bạn cũng dễ làm tốt được như họ. 

Phần lớn triết lý đều là bí truyền và khó nắm được. Phép chuyển nghĩa của người đàn ông và phụ nữ ngồi trong tháp ngà của họ nói cho chúng ta biết về phần còn lại của chúng ta, về việc phải làm gì để bảo vệ sự thật. 

Nếu bạn bóc đi lớp vỏ bên ngoài, bạn sẽ cảm thấy thật khó khăn khi nhìn nhận xem Kant đã thành công như thế nào trong lịch sử, ông có vai trò quan trọng như thế nào trong thời đại hiện nay.

***

Một trong những đoạn hấp dẫn nhất trong tác phẩm “The Road” diễn ra ở gần cuối tác phẩm khi cậu bé một lần nữa lại muốn giúp ai đó. Một cách tự nhiên, người cha đã từ chối. Cậu bé vẫn kiên trì nài nỉ và cho rằng, người đàn ông bên lề đường đang rất sợ hãi và vô vọng.

Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể này, người cha đã dành ưu thế và họ vẫn tiếp tục sống mà không cần ngửa tay xin ai đó giúp đỡ. Khi người cha cố gắng hiểu thấu bức tường nóng giận của con trai mình, cậu bé đã hỏi một câu đơn giản: Liệu câu chuyện này có phải là sự thật không?

Cậu bé nhắc đến những câu chuyện an ủi mà cha cậu từng kể cho cậu nghe về tất cả cuộc đời của ông, về những điều tốt luôn chiến thắng cái xấu xa, cách những người tốt thường hành xử ra sao và thế giới này vẫn còn tràn ngập hy vọng. Trong khoảnh khắc yên tĩnh nhưng đầy căng thẳng ấy, cậu con trai hỏi: Vậy tại sao dường như chúng ta chưa bao giờ giang tay trợ giúp ai đó khi họ thực sự cần?

Lần đầu tiên tôi đọc đến cảnh này, tôi cảm thấy lòng mình trĩu nặng một cách kỳ lạ - giống như một sự thật do chính mình tự nhận thức được, một sự thật không được tìm thấy trong bất kỳ chuỗi câu nào nhưng đó là một sự thật chỉ có thể cảm nhận được thông qua trải nghiệm. Liệu McCarthy có cố gắng đưa bài học về đạo đức của Kant vào cuốn tiểu thuyết của mình không? Tôi không dám chắc nữa. Mặc dù vậy, phần nào đó trong tôi muốn nghĩ như vậy.

Mỗi người chúng ta đều là người hùng trong câu chuyện của mình. Cuộc sống của bạn là một câu chuyện mà ở đó bạn là nhân vật chính. Mọi chuyện xấu hay tốt, đúng hay sai đều liên quan đến bạn. Đương nhiên, tất cả chúng ta nhận thức mình sẽ là trung tâm trong cuộc sống của mình nhưng chúng ta không thể nói chuyện cởi mở về điều này. 

Tuy nhiên, việc chúng ta không nói về điều này lại mang ý nghĩa rằng, chúng ta cứ để chuyện đó mãi khó hiểu. Chúng ta thuyết phục bản thân rằng, chúng ta – người anh hùng – luôn luôn là những gã đàn ông tốt. Trong khi đó, những ai bất đồng quan điểm với chúng ta hoặc những ai làm điều gì đó trái với lý tưởng chúng ta theo đuổi thì họ đều là những gã tồi – rằng họ không đáng nhận được sự cảm thông hay lòng tốt hoặc sự thấu hiểu mà chúng ta chờ đợi nếu chúng ta ở vị trí của họ.

Chúng ta quên rằng, con người thường trải qua những trạng thái rất đa dạng, những người khác nhau có những kiểu lòng tin khác nhau và rằng, hầu hết bọn đàn ông tồi không nghĩ họ là những kẻ xấu xa; hầu hết họ cho rằng, họ đang làm những việc đúng đắn và cao thượng. Thậm chí, ngay cả khi mọi chuyện không phải như vậy. Họ cũng giống như bạn, đang là những con người thiếu sót, được hình thành bởi hàng tỷ biến số. Nhiều biến số trong đó không dễ kiểm soát và có thể không mang đến cho họ sự thoải mái để làm những việc đúng đắn trong cuộc đời họ.

Chúng ta ghét nhau thoải mái đến mức thứ cảm giác ghét đó sẽ hoàn toàn biến mất vào thời điểm cuộc trò chuyện có xu hướng giúp chúng ta hiểu hơn về nhau. Trong quá trình này, chúng ta nên trở thành kiểu người hành động và nói những thứ thực sự xứng đáng với cái nhãn của kẻ tồi tệ.

Bạn nên chấp nhận ý tưởng bán sự tử tế như là liều thuốc giải độc cho các vấn đề phức tạp của những bất đồng và thù địch. Nhưng những sự tiêu cực luôn tự đánh bại bản thân nó và tôi thà ngây thơ còn hơn là hoài nghi.

Trên đây là bài viết của tác giả Zat Rana được đăng tải trên The Medium.

Theo The Medium

Minh Phương

Tags: