Sức mạnh của giá cả - “Giả dược” chữa bệnh bằng niềm tin?
Sức mạnh của giá cả - “Giả dược” chữa bệnh bằng niềm tin?
Bạn có thể tìm hiểu thêm về sức mạnh của giá cả và thuật ngữ “giả dược” qua cuốn sách Phi lý trí của tác giả Dan Ariely
Phi Lý Trí
(331 lượt)

Không giống như ngành dịch vụ, kinh doanh thực phẩm, thời trang,... y học vốn là một ngành đặc biệt bởi liên quan trực tiếp đến sức khỏe và mạng sống của con người. Với đồ ăn hằng ngày, bạn thường có nhiều sự lựa chọn về dịch vụ từ bình dân đến cao cấp sao cho phù hợp với khả năng tài chính cá nhân. Nhưng riêng với việc khám chữa bệnh, đôi khi bạn không có nhiều lựa chọn trong tình huống cấp bách. Bạn chắc chắn cũng chẳng thể mặc cả khi nó liên quan tới mạng sống của bạn

Vậy rốt cuộc, sức mạnh của giá cả ảnh hưởng đến ngành y học như thế nào? Vấn đề này thực ra đã được quan tâm và có nhiều nghiên cứu từ rất lâu trước đây chứ không phải mới được thắc mắc thời gian gần đây.

Vào những năm 1950, nếu bạn bị một cơn đau ngực thì rất có thể bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn thực hiện một thủ thuật thắt động mạnh trong lồng ngực. Đây là một phẫu thuật thành công khá phổ biến lúc bấy giờ. Tuy nhiên, bác sĩ Leonard Cobb chuyên khoa tim tại Seattle đã tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả phương pháp này và quyết định thực hiện một thí nghiệm táo bạo: thực hiện thủ thuật như bình thường với một nửa số bệnh nhân của ông, nửa còn lại thực hiện phẫu thuật giả. Những bệnh nhân làm phẫu thuật giả sẽ chỉ được bác sĩ rạch vết dao mổ lên thịt chứ không làm gì khác. Và đương nhiên họ không hề biết điều này. Kết quả của thí nghiệm này đã khiến nhiều người bất ngờ bởi tất cả số bệnh nhân đó đều cảm thấy các cơn đau thắt đã giảm hẳn. Điện tâm đồ cũng cho thấy không có sự khác biệt nào giữa hai nhóm bệnh nhân. 

Tương tự với thí nghiệm về cơn đau thắt ngực, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình J. B. Moseley đã thực hiện một thí nghiệm với những bệnh nhân bị viêm khớp đầu gối vào năm 1993. Ông chia bệnh nhân của mình thành 3 nhóm: nhóm 1 phẫu thuật khớp gối như bình thường và có lấy sụn, nhóm 2 phẫu thuật nhưng không lấy sụn, nhóm 3 là phẫu thuật giả tức là không có dụng cụ nào được chèn vào đầu gối. Kỳ lạ thay, hai năm sau phẫu thuật cả 3 nhóm đều được kiểm tra lại và cho biết mức độ giảm cơn đau là như nhau. Tuy nhiên cũng có rất nhiều bác sĩ phản ứng gay gắt về kết quả thí nghiệm của các phương pháp phẫu thuật giả này.

Lý giải cho điều khó hiểu trên, cuốn sách Phi lý trí của tác giả Dan Ariely đã phân tích một thuật ngữ có tên là “giả dược”. Giả dược trong tiếng Anh là PLACEBO, bắt nguồn từ tiếng Latinh là “Tôi sẽ làm hài lòng”. Năm 1785, thuật ngữ này đã xuất hiện trong Tân Từ điển Y khoa và gắn liền với nhiều hoạt động y học. Sự thật là giả dược hoạt động bằng sức mạnh của niềm tin. Sự hiệu quả của các phương pháp chữa bệnh là do chúng ta tin tưởng chúng. Có 2 cơ chế để hình thành sự kỳ vọng khiến giả dược có tác dụng. Một là niềm tin (có thể là niềm tin từ bản thân người bệnh hoặc do bác sĩ, y tá,... mang lại). Hai là điều kiện hoá hay một tác động, phản xạ nào đó có điều kiện.

Từ đó ta có thể dễ dàng hiểu được sức mạnh của giá cả trong y khoa. Tại sao cơn đau đầu vẫn dai dẳng khi chúng ta dùng loại thuốc giảm đau 1 xu nhưng sẽ hoàn toàn biến mất khi dùng loại thuốc 50 xu? Đôi khi không phải loại thuốc 1 xu không đủ tốt mà do loại thuốc 50 xu có khả năng điều khiển hiệu quả trấn an tốt hơn. Tuy nhiên mức độ và tác dụng trấn an đối với mọi người là không giống nhau, tùy thuộc vào điều kiện và mức độ đau đớn bệnh nhân đã trải qua. Vậy giả dược liệu có phải là một thứ giả mạo chẳng có gì tốt đẹp? Chúng ta có bên loại bỏ nó hay không?

Bạn có thể tìm hiểu thêm về sức mạnh của giá cả và thuật ngữ “giả dược” qua cuốn sách Phi lý trí của tác giả Dan Ariely.

>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Phi lý trí - Khám phá động lực vô hình ẩn sau những quyết định của con người

Phi lý trí: Xu hướng tình dục cá nhân sẽ có thể lệch lạc đến mức nào trong trạng thái phi lý trí?

Phi lý trí: Những hành vi khiến chúng ta trông như “quên não ở nhà”

Tags: