Seminar: Phân tâm học - Diện mạo và ảnh hưởng
Seminar: Phân tâm học - Diện mạo và ảnh hưởng
Buổi Seminarvề Phân tâm học - một phương pháp nghiên cứu và chữa trị những bệnh rối loạn tâm lý và thần kinh, do NXB Tri Thức tổ chức.

Thời gian: 14:00, thứ Sáu, ngày 24/02/ 2017

Địa điểm: Hội trường tầng 3, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), 53 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đơn vị tổ chức: NXB Tri Thức
Chủ trì: GS Chu Hảo
Diễn giả: PGS. TS Lê Công Sự, giảng viên triết học, Đại học Hà Nội

Nội dung seminar:

1. Sự ra đời của Phân tâm học
Người sáng lập phân tâm học là bác sỹ, nhà tâm lý học người Áo Sigmund Freud (1856 -1939), nên ban đầu giới khoa học thường gọi là Freudism. Về sau Freudism được đánh giá, mở rộng và phát triển theo nhiều hướng khác nhau nhờ công một số học trò của ông như Alfred Adler, Carl Gustav Jung, Erich Fromm, Jacques Lacan.

2. Những nội dung cơ bản của Phân tâm học
Phân tâm học có thể được định nghĩa như một phương pháp nghiên cứu và chữa trị những bệnh rối loạn tâm lý và thần kinh. Tiếp cận phân tâm học từ phương diện triết học, có thể nêu mấy điểm cơ bản sau:
2.1. Lý thuyết về cấu trúc nhân cách (The theory of Personality structure)
2.2. Lý thuyết về Libido (The theory of Libido)
2.3. Quan niệm về sự dồn nén và con đường giải tỏa dồn nén

3. Ảnh hưởng của phân tâm học
Khi mới ra đời, phân tâm học vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của xã hội, đặc biệt từ phía các nhà tư tưởng marxist. Bởi vì Freud đề cập những vấn đề cấm kỵ truyền thống như tình dục, sự loạn luân, cái chết., ông đụng chạm đến cốt lõi tinh thần của Marxism khi khẳng định rằng vô thức là yếu tố quyết định mọi hoạt động con người, trong lúc đó Marx đề cao vai trò của ý thức. Nhưng rồi, vượt qua thời gian và thử nghiệm cuộc sống, dần dần phân tâm học được xã hội chấp nhận và ảnh hưởng lớn đến phương pháp luận một số ngành khoa học như: Tâm lý học, Y học, Xã hội học, Ngôn ngữ học, Giáo dục học, Nhân bản học, Tôn giáo, Nghệ thuật, v.v.

Mời các bạn xem thêm chi tiết về sự kiện tại đây.

Tags: