Sáu bí kíp chọn sách mà mọt nào cũng phải biết
Sáu bí kíp chọn sách mà mọt nào cũng phải biết
Sách thì nhiều mà đời thì ngắn, làm sao ta mới tìm được một cuốn sách đáng đọc?

Trung bình mỗi người Việt Nam chỉ đọc 4 cuốn sách mỗi năm, trong đó 2,8 cuốn là sách giáo khoa, sách ngoài chỉ chiếm 1,2.

Cũng theo một vài thống kê, những người thành đạt có một điểm chung là rất coi trọng việc đọc sách hàng ngày. Điển hình trong số đó có Bill Gates (đọc khoảng 50 cuốn/năm) và Mark Zuckerberg (2 tuần/cuốn).

Dưới đây là một vài tiêu chí giúp bạn đánh giá sách và tìm được những cuốn “đàng đồng tiền bát gạo”:

1. Giọng kể cuốn hút: Nếu bạn cảm thấy bị giọng kể của người viết hấp dẫn ngay từ những trang đầu, cho dù đó là phần dẫn một cuốn tiểu thuyết hay lời mở đầu của một cuốn phi tiểu thuyết, nó có thể khiến bạn cười, thốt lên một lời cảm thán, phải suy nghĩ, thấy tò mò,… thì khả năng cao đó sẽ làm một cuốn đáng đọc với bạn.

2. Có định hướng rõ ràng: Một cuốn sách phi tiểu thuyết có thể nói về một mảng kiến thức, một ý tưởng xuyên suốt hay những hướng dẫn giúp vượt qua khó khăn, nhưng tất cả các chương phải xoay quanh một định hướng rõ ràng và bạn có thể chắt lọc được gì ra từ đó.

3. Nhân vật chính hấp dẫn: Cho dù đó có là một cuốn tiểu thuyết hay phi tiểu thuyết thì ít nhất nhân vật chính cũng nên là một người khiến bạn cảm thấy thú vị và muốn khám phá thêm. Những thứ làm nên sức hấp dẫn của nhân vật chính thường bao gồm suy nghĩ, cách thể hiện suy nghĩ, cách tương tác với người khác cũng như độ độc đáo của họ.

4. Nhiều thông tin hữu ích: Những thứ bạn có thể tiếp thu và áp dụng (như tip, kỹ năng làm gì đó hay một cái nhìn cận cảnh về nhân vật hay nhóm người nào đó khiến bạn tò mò Những chi tiết bạn có thể chắt lọc ra khi đọc: Từ cuốn sách này, bạn có thể tìm đọc, nghiên cứu thêm về những ý tưởng, lĩnh vực được truyền đạt trong đó

5. Ham muốn đọc tiếp: Những cuốn sách có thể khiến bạn không thể ngừng đọc cuốn sách và cảm nhận được sự hối thúc muốn lật những trang sau để biết điều gì sẽ xảy ra.

6. Khoảnh khắc khi đọc xong: Cuốn sách có thể khiến người đọc thở dài, muốn viết, muốn nghĩ về gì đó hay nói lại với ai đó về nó,… ngay sau khi đọc xong chắc chắn không phải một cuốn sách tầm thường, thậm chí trong nhiều trường hợp có thể là cuốn sách thay đổi cuộc đời bạn.

Vậy bạn nên chọn sách từ đâu?

1. Có một số nguồn gợi ý uy tín như Goodreads (bạn có thể xem bạn bè đang đọc gì, đặt mục tiêu đọc bao nhiều cuốn trong năm nay hay tham khảo gợi ý sách từ những cá nhân nổi bật), danh sách Best-seller của New York Times (cập nhật hàng tuần) hay các bảng xếp hạng sách hay nhất năm có thể tìm được qua một lượt search Google. Tham khảo gợi ý từ bạn bè:

2. Bạn bè, người quen hay những người thành công, có sức ảnh hưởng lớn đều có thể là những nguồn gợi ý sách giá trị. Bạn có thể tham khảo blog của Bill Gates , các blog sách nổi tiếng hay những cuốn sách gợi ý từ các cá nhân nổi bật khác ở đây .

3. Tìm sách theo tác giả: Chắc hẳn những ai yêu sách luôn dễ dàng đọc ra vanh vách những tác giả họ yêu thích. Thường khi đã yêu thích lối viết của ai đó ở một hai cuốn sách của họ, bạn sẽ thấy thích hầu hết các tác phẩm cùng người viết khác, điển hình như Dan Brown hay Malcolm Gladwell với những cuốn sách luôn khiến người đọc phải háo hức mỗi dịp tung ra.

Nếu chưa tìm được những tác giả yêu thích thì bạn cũng có thể tham khảo luôn các tác giả từng đạt giải Nobel hay Pulitzer để đọc trước.

4. Chọn các cuốn phi tiểu thuyết theo lĩnh vực quan tâm: Nếu bạn làm kinh doanh nhưng vẫn thích tìm hiểu tâm lý học hay khoa học đời sống thì hãy tham khảo những list sách nổi tiếng nhất về các lĩnh vực này trước tiên.

5. Chọn các tác phẩm kinh điển : Lý do những cuốn này được xếp vào hàng kinh điển cũng bởi chúng chứa đựng những tư tưởng lớn lao có thể áp dụng vào cuộc sống cho đến tận ngày nay. Bạn rất có thể sẽ cảm thấy sửng sốt khi nhận ra cho dù mọi thứ có thay đổi chóng mặt qua nhiều thập kỷ, thế kỷ thì những vấn đề con người gặp phải, cách họ ứng phó với nghịch cảnh hay cách họ đối xử với nhau vẫn không hề đổi thay quá nhiều.

Trạm Đọc (Read Station)

Theo CafeBiz