Sách hay non-fiction tháng 5/2016
Sách hay non-fiction tháng 5/2016
Trạm đọc (Read Station) trân trọng giới thiệu đến bạn đọc HAI cuốn sách hay được xuất bản trong tháng 5 này - Mảng Non-fiction.

Tâm lý học hài hước: Khoa học về những điều kỳ quặc trong cuộc sống thường ngày

 

...hay Mấy chòm sao chiêm tinh chắc là trò ngớ ngẩn

 

Tại sao bạn nên lắng nghe tác giả:

 

Richard Wiseman là giáo sư duy nhất tại nước Anh trong mảng Giáo dục hiểu biết của công chúng về tâm lý học. Nghiên cứu của ông chuyên về những lĩnh vực đặc biệt như sự lừa dối, may mắn, hài hước và những hiện tượng siêu nhiên. Ông là nhà tâm lý học được trích dẫn nhiều nhất bởi truyền thông Anh và các nghiên cứu của ông đã xuất hiện trên hơn 150 chương trình truyền hình ở Anh. Tạp chí khoa học danh tiếng Scientific American mô tả ông là "nhà tâm lý học thí nghiệm thú vị và sáng tạo nhất thế giới ngày nay."

 

Cuốn sách Tâm lý học hài hước phát hành tại Việt Nam vào 3/2016


Tại sao bạn nên đọc cuốn sách này:

• Nếu bạn nghĩ mấy mấy trò đoán tính cách dựa vào chòm sao hay xem định mệnh bằng bài tarot là ngớ ngẩn, cuốn sách sẽ giúp bạn chứng minh điều đó.


• Nếu bạn nghĩ rằng các giáo sư ngồi ghế bành chỉ suốt ngày lo những chuyện trên trời, mà không nghiên cứu những thứ thiết thực trong thời sống, ví dụ như nước ở ấm trà đạt bao nhiêu độ là ngon nhất? (82 đến 87 độ C, ngập lá trà trong tám phút) hay cần bao nhiêu người khởi xướng để có thể tạo ra 1 làn sóng Mexico trên sân vận đông? (chỉ cần khoảng vài chục fan hâm mộ là đủ)


• Nếu bạn đã là fan của các cuốn sách thích khám phá những chủ đề mới lạ nhưng đầy thú vị như cuốn Freakonomics (Kinh Tế Học Hài Hước), cuốn The Tipping Point (Điểm bùng phát)...hay TV Show MythBusters, chiếu trên kênh Discovery.


Giới thiệu cuốn sách:

 

Nói cho tôi biết chòm sao của bạn, tôi sẽ nói cho bạn nghe tính cách của bạn như nào, nghề nghiệp tương lai của bạn ra sao? Và tôi cá là bạn cũng sẽ tin tôi, cũng như bạn tin vào mục trắc nghiệm tính cách trên báo Hoa học trò ngày xưa. Bạn có từng tự hỏi khoa học nói gì về những lời tiên tri này không? Liệu vị trí của chòm sao chiếu mệnh có thể ảnh hưởng 1 cách thần bí lên tính cách của bạn hay không? Để tìm câu trả lời, hãy cùng đi theo tác giả của cuốn sách Tâm lý học hài hước để coi khoa học có thể giải đáp cho chúng ta những gì.


Trong một nghiên cứu mà tạp chí chiêm tinh Phenomena gọi là "bước phát triển quan trọng nhất của chiêm tinh học trong thế kỉ 20", giáo sư tâm lý học Hans Eysenck, một nhà tâm lý học nổi tiếng của thế kỉ 20 trong lĩnh vực phân tích tính cách con người, đã so sánh kết quả dự đoán nhân cách giữa 2 nguồn. 1 bên là bảng Đánh giá nhân cách do Eysenck tự phát triển (Đo mức độ hướng nội- hướng ngoại bằng câu hỏi như "Tôi cảm thấy thoải mái ở nơi đông người" và Đo mức bộ bất ổn tâm lý như "Tôi hay lo lắng nhiều thứ"). 1 bên dựa vào dự đoán từ cung hoàng đạo.


Hơn 2000 học viên thuộc trường chiêm tinh Mayo đã tham gia bằng việc cung cấp ngày sinh và hoàn thành bảng khảo sát đánh giá tâm lý. Sau khi đối chiếu, Eysenck thu được kết quả hoàn toàn phù hợp với thuyết chiêm tinh (1-0 cho đội chiêm tinh). Đúng là sáu cung được liên tưởng đến sự hướng ngoại (Bạch Dương, Song Tử, Sư Tử, Thiên Bình, Nhẫn Mã và Bảo Bình) thường hướng ngoại cao những người khác, và những người thuộc nhóm nguyên tố NƯỚC (Cự Giải, Bọ Cạp và Song Ngư) đúng là có nhạy cảm hơn nhóm nguyên tố ĐẤT (Kim Ngưu, Xử Nữ, Ma Kết).

 

Tác giả cuốn sách Tâm lý học hài hước, giáo sư Richard Wiseman


Tuy nhiên, mọi chuyện chưa dừng lại ở đây. Eysenck còn tiến hành thêm 2 nghiên cứu bổ sung, với 2 nhóm mà ông cho rằng ít bị thiên kiến hơn, gồm 1,000 trẻ em và những người trưởng thành có ít hiểu biết về chiêm tinh. Kết quả là chẳng có sự liên quan gì giữa mức độ hướng ngoại và bất ổn tâm lý với những hình mẫu mà chiêm tinh học dự đoán. Ngoài ra, ông còn thấy rằng những người càng hiểu biết nhiều về nhiều về chiêm tinh thì kết quả càng phù hợp, và ngược lại. Nó đúng với nghi ngờ trước đó của ông cho rằng có lẽ chính những hiểu biết về chiêm tinh của nhóm 2000 học viên kia đã làm thiên lệch kết quả cuộc cuộc khảo sát tâm lý. (2-1 cho đội khoa học).


Một thí nghiệm khác được thực hiện năm 1970, bởi một người "bị thù ghét nhất trong chiêm tinh học" là nhà khoa học người Anh, Geoffrey Dean, để kiểm tra sự giống nhau về tính cách giữa những người sinh cùng ngày cùng giờ. Trong hơn 2,000 người sinh ra ở London, từ 3-9/3/1958, trong đó 70% được sinh liền nhau trong thời gian dưới 5 phút, và đã thực hiện những bài kiểm tra về trí thông minh và tính cách trong độ tuổi 11, 16 và 23, Geoffrey không tìm được bất cứ sự tương đồng nào giữa những cặp sinh cùng thời điểm với nhau. (3-1 cho đội khoa học).


Còn có 1 cách khác, ngoài việc kiểm tra một lượng dữ liệu lớn đó là kiểm chứng những tuyên bố mà nhà chiêm tinh học riêng lẻ đưa ra, trong đó có 1 trường hợp tiêu biểu là để các nhà chiêm tinh dự đoán tính cách của 1 tên giết người hàng loạt dựa vào chòm sao của hắn. Ông mô tả nghiên cứu như sau. "Gacy là kẻ giết người tàn bạo nhận 12 án tủ hình và 21 năm vì tra tấn và sát hại 33 nam giới và cá bé trai. Bằng cách hóa trang thành anh hề Pogo và biểu diễn ở các bữa tiệc sinh nhật trẻ em trong khoảng thời gian rảnh rỗi, Gacy có thể chính là người đã phát triển ý nghĩ về một tên hề xấu xa. Một trong các nhà nghiên cứu đã viếng thăm năm nhà chiêm tinh học chuyên nghiệp và đưa ra những thông tin chi tiết về Gacy dưới dạng chính thông tin về bản thân ông.

 

Kẻ giết người hàng loạt John Wayne Gacy


Nhà nghiên cứu đã giải thích cho từng nhà chiêm tinh rằng rằng ông ta rất thích làm việc với trẻ, và đề nghị họ cho vài lời khyên nghề nghiệp và đọc ra tính cách chung. Các nhà chiêm tinh đã học nhìn nhận lầm. Một người khuyến khích nhà nghiên cứu làm việc với những người trẻ vì ông có thể "phát huy những phẩm chất tốt nhất của họ". Nhà chiêm tinh khác thì phân tích thông tin được cung cấp và tự tin dự đoán rằng cuộc sống của nhà nghiên cứu "rất, rất tốt". Người thứ ba thì nói rằng nhà nghiên cứu "tốt bụng, lịch thiệp và ân cần với người khác". Hẳn tên tử tù kia có thể ăn vạ những nhà chiêm tinh vì số phận của mình.” (4-1 cho đội khoa học).


Thực tế là kết quả quả trận đấu không chỉ là 4-1, mà còn có rất nhiều nghiên cứu khác được thực hiện ở 2 bên, và kết luận của tác giả là "thực tế bằng chứng khoa học ủng hộ chiêm tinh học không mấy nổi trội, nên khả năng cao là ta có thể kết luận rằng không có bằng chứng khoa học thực sự gắn liền với ngày sinh của một người.”


Tuy nhiên, khoa học vẫn nói rằng tập thể dục có lợi cho sức khỏe, nhưng bạn vẫn ngồi đây lướt Facbook hàng giờ rồi đó thôi? Tại sao mọi người vẫn vào chiêm tinh đến thế? (Ở Mỹ có khoảng 1/3 dân số đọc về lá số tử vi hàng ngày, và 6 triệu người đã trả tiền cho các nhà chiêm tinh để phân tích tính cách của họ). Câu trả lời có thể giải thích bằng hiệu ứng Barnum, và hiệu ứng xu nịnh, mà Read Station xin để tự bạn khám phá trong cuốn sách. Ngoài ra, trong cuốn sách còn có rất nhiều các nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý học hấp dẫn khác như về sự lừa dối, trạng thái lấp lửng, quá trình ra quyết định, sự hài hước, sự tốt bụng. Mời các bạn đón đọc cuốn sách tâm lý đầy thú vị này.


Quyền lực: Vì sao người có kẻ không?: Đạt được và duy trì quyền lực không phải chuyện dễ dàng

 

...hay 3 điều có thể biến bạn thành Loser.


Tại sao bạn nên lắng nghe tác giả:

 

Jeffrey Pfeffer là giáo sư giảng dạy môn Hành vi tổ chức tại 1 trong những trường dạy MBA tốt nhất thế giới là Stanford Business School. Ông là giáo sư thỉnh giảng tại các trường kinh doanh hàng đầu thế giới như Harvard Business School, Singapore Management University, London Business School...Ông được đánh giá là một trong bộ óc sáng giá và ảnh hưởng nhất về lý thuyết quản trị ngày nay.

 

Cuốn Quyền lực: Vì sao người có kẻ không? phát hành tại Việt Nam vào 3/2016


Tại sao bạn nên đọc cuốn sách này:

 

• Nếu bạn từng tự hỏi tại sao mình làm việc cực kì chăm chỉ nhưng vẫn không được thăng chức, trong khi thằng bạn, không thông minh mà cũng không ham làm, lại được lên chức trưởng phòng chỉ sau có 1 năm.


• Nếu bạn vẫn còn tin rằng cuộc đời này là tốt đẹp và công bằng hay mình sẽ nhận được những gì mình xứng đáng nên cứ làm tốt công việc của mình mà không cần đoái hoài đến chuyện chủ động tìm kiếm quyền lực.


• Nếu bạn muốn đọc 1 cuốn sách về lãnh đạo và quản trị được viết rất rõ ràng, lập luận chặt chẽ, chứa đầy những lời khuyên hữu ích, dựa trên những nghiên cứu khoa học, chứ không chỉ là những câu truyện kể đầy cảm tính của những lãnh đạo.


Giới thiệu cuốn sách:

 

Trước hết để bắt đầu đọc một cuốn sách về Quyền lực thì chúng ta cần làm rõ tư tưởng rằng quyền lực bản thân nó không xấu. Làm trưởng phòng, làm thủ trưởng, làm lãnh đạo...sẽ giúp bạn sống lâu và sống khỏe hơn (trong 1 nghiên cứu, công chức Anh càng có cấp bậc thấp thì nguy cơ tử vong theo tuổi càng cao), tạo ra của cải nhiều hơn (điều này thì dĩ nhiên, ví dụ khi Bill và Hillary Clinton rời nhà trắng năm 2011, 2 vợ chồng đã kiểm được khoảng 2.4 nghìn tỷ đồng chỉ nhờ tiền đi nói chuyện, bán sách hay cơ hội đầu tư béo bở nhờ địa vị của họ).


Và quan trọng nhất, bạn sẽ phải cần quyền lực bất kể bạn có muốn thay đổi điều gì, dù là muốn thế giới tốt đẹp hơn, một đất nước tự do hơn, một công ty sáng tạo hơn..Sau khi nhận thức được như thế, bạn sẽ cần phải vượt qua được 3 rào cản lớn như sau, nếu không muốn tự biến mình thành một Loser.


Thứ nhất ngừng suy nghĩ rằng cuộc sống này là công bằng. Gieo nhân nào, gặp quả đấy là một lỗi nhận thức đã được nhà tâm lý học xã hội Melvin Lerner miêu tả đầu tiên vài thập niên trước đây. Con người có xu hướng muốn kiểm soát, dự đoán, thấu hiểu thế giới này (ai mà muốn sống trong một thế giới hỗn độn, vô kỉ luật, không lường trước được cơ chứ). Do đó, chúng ta đều muốn tin rằng gieo gió thì gặp bão, hay ở hiền thì gặp lành để tự an ủi rằng thế giới này đang được một sức mạnh thần thánh nào đấy coi quản trật tự, tưởng thưởng người tốt và trừng phạt kẻ xấu. Nhưng...thế giới đó không tồn tại hoặc chỉ tồn tại trong các tôn giáo. Vị trí lãnh đạo chỉ có một, vì vậy để đạt được nó, bạn cần có chiến lược, có kế hoạch, có sự tự tiến cử, có sự ganh đua...và bạn cần học về nguyên tắc của quyền lực. Đừng phớt lờ, than phiền hay ước rằng thế giới này khác đi.


Thứ hai, hãy cẩn thận với các cuốn sách về lãnh đạo dành cho đại chúng. Một nghiên cứu cho thấy trong 1000 đơn xin việc, tới 40% có thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm trong quá khứ, hoạt động ngoại kháo..sai so với thực tế. Nếu mọi người còn làm giả được những thông tin có thể chứng thực này, thì ai sẽ làm chứng cho những truyền thuyết mà các giám đốc này kể về con đường thành công của mình. Con người sẽ luôn "nắn" thực tế để chúng phù hợp với mục đích của mình. Vì vậy, 1 là bạn hãy tin vào bản thân, 2 là hãy đọc các cuốn sách lãnh đạo 1 cách hoài nghi, và 3 là đọc các cuốn sách dựa vào các nghiên cứu khoa học xã hội thực sự.


Thứ ba, thay đổi bắt đầu từ chính mình. Trở ngại lớn nhất để đạt được quyền lực, không phải ông sếp, không phải công ty, không phải thể chế, mà chính là bạn. Bạn có đang nghĩ "Ôi thôi! Tôi không muốn tham gia vào chuyện chính trị trong công ty! Tôi không phải là đứa ham muốn quyền lực! Trò chơi quyền lực đó quá đau đầu, đầy mưu mô và thủ đoạn!" Rất có thể bạn lại đang gặp phải một hiện tương tâm lý khác, gọi là "tự cản trở mình"(Self-handicapping).


Giả định của hiện tượng này là con người luôn muốn giữ những hình ảnh tích cực về mình và họ sẽ làm mọi thứ để duy trì hình ảnh phản thân tốt đẹp đó (đó là lý do tại sao những tên tội phạm không thấy mình làm gì sai trái tới khi bị bắt, vì họ đã tự thuyết phục mình rất giỏi để lừa chính bản thân rằng, mình vẫn là người tốt). Một trong những cách để giữ lòng tự tôn đó là sử dụng chiến lược tự cản trở mình, nghĩa là bạn "cố tình" chọn không có gắng để không phải chịu nỗi đau của thất bại.

 

Tác giả cuốn sách Quyền Lực - Vì Sao Người Có Kẻ Không?, giáo sư Jeffrey Pfeffer


"Chẳng hạn, nếu nói rằng một bài kiểm tra có thể chuẩn đoán chính xác khả năng học vấn của một người, thì số người sẽ chọn không nghiên cứu hoặc rèn luyện những tài liệu liên quan, dẫn đến thành tích của họ bị tụt giảm, nhưng đó cũng là một lý do giải thích cho thành tích yếu kém ràng nó chẳng liên quan gì đến khả năng thiên bẩm của họ. Tương tự, nếu một người không thích tìm kiếm địa vị có quyền lực, thì việc họ không có được nó sẽ không phải là dấu hiệu chứng tỏ sự thất bại hay thiếu sót của họ [từ đó mà tác động xấu đến lòng tự tôn của mình], mà đó là một lựa chọn sáng suốt [do tôi không ham hố địa vị đấy, chứ không phải tôi không có khả năng đâu]".


Vượt qua được 3 trở ngại này rồi, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu những lý thuyết, công cụ, phương pháp, mẹo mà Pfeffer đưa ra trong cuốn sách Quyền lực: Vì sao người có kẻ không? giúp bạn hiểu, phát triển, duy trì quyển lực, và không quên những cái giá bạn phải trả để có được nó. Mời bạn đọc tham khảo 1 trong những cuốn sách Phải đọc thuộc thể loại Quản trị và Lãnh đạo này.

Trạm Đọc - Read Station tuyển chọn

Tags: