“Quyền tách khỏi đám đông”: Khi người trẻ dũng cảm sống khác
“Quyền tách khỏi đám đông”: Khi người trẻ dũng cảm sống khác
“Quyền tách khỏi đám đông” là tác phẩm mới nhất của Jung Heejae, cổ vũ một xu hướng, một lối sống khác biệt số đông và được tác giả gọi tên đầy kiêu hãnh: Quyền không làm gì.
  • “Quyền tách khỏi đám đông” trao cho người trẻ dũng khí sống khác với lựa chọn của số đông
  • “Quyền tách khỏi đám đông” – “Quyền không làm gì” trái với thứ không thuộc về giá trị của bản thân

Trong xã hội hiện đại, khi bầu không khí về hiệu quả, năng suất và thành công áp đảo tất cả, một đoạn đời tuổi trẻ sống thư thả, an nhiên dần trở thành điều xa xỉ. Những ước mơ “về quê nuôi cá và trồng thêm rau”, dành trọn con tim làm điều mình thích và miễn nhiễm với trách nhiệm, áp lực, vì thế, được đa số người trẻ gác lại cho… tuổi về hưu. Hàng tỷ người lao vào cuộc chạy đua để định nghĩa giá trị bản thân và tìm kiếm hạnh phúc theo cách mình muốn hoặc theo tiêu chuẩn xã hội và đám đông. Và cuộc đua đó không có điểm kết thúc.

Đôi khi không phải một mình bạn nghĩ khác với đám đông là sai - Đám đông vẫn có thể sai và chỉ riêng bạn mới thấu hiểu điều gì là đúng theo trực giác lương tri của bạn. Hãy tự khám phá thế giới này theo cách của bạn. Bạn hãy là chính mình chứ đừng bao giờ biến mình thành cái bóng của người khác. Hạnh phúc thực sự đến từ sự tự khám phá, trải nghiệm và cảm nhận riêng của chính mình - không bao giờ đến từ sự tán dương ngợi ca của người khác.

Nữ nhà văn trẻ người Hàn Quốc Jung Heejae, sau một giai đoạn quá mệt mỏi bởi cuộc sống thành thị, đã quyết định chọn cho mình lối sống khác: Cô đi du lịch, tận hưởng cuộc sống, chỉ làm những công việc thời vụ và tiết chế tiêu dùng để được toàn tâm toàn ý cho công việc sáng tác mà cô đam mê.

“Quyền tách khỏi đám đông” là tác phẩm mới nhất của Jung Heejae, cổ vũ một xu hướng, một lối sống khác biệt số đông và được tác giả gọi tên đầy kiêu hãnh: Quyền không làm gì.

“Quyền không làm gì”, theo định nghĩa của Jung Heejae, không chỉ giới hạn ở lối sống thong dong, nhiều thư giãn, ít áp lực và tham vọng. Mà chính xác hơn, là không làm gì trái ý muốn chỉ để đuổi theo những tiêu chuẩn chung của xã hội: Phải thành công theo định nghĩa của đa số, phải bận rộn, phải có chỗ đứng, phải trở thành một ai đó…

“Quyền không làm gì ở đây muốn nói đến quyền được tự do khỏi những xu thế, khuynh hướng mà xã hội này xem trọng, những thứ không thuộc về giá trị của bản thân”, Jung Heejae viết.

16-04-2021/quyen-tach-khoi-dam-dong-6-tcbc-1618546737.png

Cuốn sách "Quyền tách khỏi đám đông" của tác giả Jung Heejae

Trong “Quyền tách khỏi đám đông”, ta được gặp những nhân vật (có thật) chọn rời khỏi “bóng mát công sở” để dấn thân vào cuộc du hành tới miền đất lạ, những nghệ sĩ chọn ở nhà sáng tác toàn thời gian thay vì đi làm công ty, những cá nhân đổ thời gian và sức lực vào những công việc bị số đông chê cười là… vô nghĩa. Cuốn sách không chỉ có một lớp nghĩa và ẩn chứa nhiều thông điệp quan trọng trong hành trình sống của mỗi người. Điều cốt lõi mà tác giả gửi gắm là đừng để bất cứ ai định nghĩa bản thân mình và cũng đừng định nghĩa bản thân mình theo tiêu chuẩn của ai.

Sự nhàn rỗi ở đây còn có ẩn ý về những khoảng trống cần thiết để chúng ta suy ngẫm và trưởng thành. Đó không chỉ là sự hưởng thụ an nhàn mà là cuộc đi tìm chính mình, đi tìm những hạt mầm quý giá mình đã đánh mất trên đường đua cuộc đời.

Bạn đọc còn được bước vào cuộc sống của những kẻ chọn sống vài năm trong nhàn rỗi, những người trẻ ngồi không thư giãn trong một ngày giữa tuần. Tóm lại là, “những người đã chống lại tiêu chuẩn của thế giới và sống một cuộc sống tự mình thỏa mãn”.

Về tác giả: 

Jung Heejae sinh năm 1971, từng theo học chuyên ngành văn học tại khoa sáng tác nghệ thuật, đại học Chung Ang. Cô đã viết nên những tác phẩm được đánh giá là “tản văn sâu sắc và nổi bật, mang đầy những giá trị và suy nghĩ phổ quát về cuộc sống thông qua lời tự sự nồng nàn”.

Những cuốn sách đã xuất bản: “Quyền tách khỏi đám đông”, “Cầu mong bạn may mắn”, “Tôi đã học được tình yêu ở đó”, “Người lớn Trái đất, gặp gỡ Hoàng tử bé”, “Câu chuyện về đất nước Tây Tạng, trí tuệ chinh phục thế giới”, “Có lẽ đó là những gì tôi muốn nghe nhất”.

Tags: