Lạc lối trong cảm thức về những khu phố đã đi vào dĩ vãng cùng Patrick Modiano
Lạc lối trong cảm thức về những khu phố đã đi vào dĩ vãng cùng Patrick Modiano
Những ảo ảnh về quá khứ và sự diệt tiêu của những khu phố đã đi vào dĩ vãng của Patrick Modiano - nhà văn được giải Nobel văn học

Nói chung, cái vẻ ngoài đầy bí ẩn suốt 21 năm đầu đời của Patrick Modiano được thể hiện trong cuốn sách “Pedigree” ( tạm dịch “Phả hệ”) bắt nguồn từ khi ông 14 tuổi, vào năm 1959, khi mẹ ông tham gia diễn trong một vở kịch ở Rạp Fontaine thì ông bắt đầu khám phá quận Pigalle của Paris. “Ở đó, ngay trên Rue Fontaine, Place Blanche, Rue Frochot là lần đầu tôi được chạm lướt qua những kí ức về Paris và bắt đầu mơ mộng về viễn cảnh cuộc sống của chính mình mà không hề có chủ tâm trước.

 

Ở độ tuổi 17, ông bộc bạch rằng chỉ thực sự cảm thấy phấn chấn khi được tản bộ một mình trên những con phố. Kể từ đó, những địa danh cụ thể, tên của những con phố và cả những địa điểm thành thị trong thủ đô là những hình ảnh xuất hiện hầu hết trong các tác phẩm của ông.

 

Bầu không khí u sầu, gợi vẻ ám ảnh nơi những khu phố đã chìm vào dĩ vãng của giai cấp công nhân - ẩn hiện trong những quán café, Gara ô tô, những khách sạn ọp ẹp và những hộp đêm xơ xác tàn tạ, đến cả mê cung huyền ảo của các đại lộ, những con phố, quảng trường và trạm xăng đan cài trong những cuốn tiểu thuyết của nhà văn, cả với những thanh âm dội từ tuổi thơ bất hạnh và gia đình tan vỡ của Modiano. Còn thiên hướng kì lạ của các nhân vật mang tính cách vô cùng nham hiểm và bí ẩn thoắt ẩn thoắt hiện được ông đưa vào các câu chuyện của mình chẳng vì nguyên do gì cụ thể cả. Thảng hoặc, Paris trong các tác phẩm của ông được gợi nhớ theo dòng cảm xúc trong những những bộ phim như Sous les Toits de Paris (tạm dịch “Dưới bầu trời Paris”) của Marcel Carné, hay đôi khi nằm ở tu viện Biển Đức trong những năm tháng thời Sartre và Juliette Gréco.

 

Quán cafe ở Saint-Germain năm 1962

 

Bao lâu nay tôi vẫn thường say sưa với thú vui tản bộ qua từng con phố của Paris, và cảm nhận cái lạc thú rong chơi trên Rue Git-le-Coeur, Rue des Mauvais-Garcons và Rue Abbé-de-l’Epée; cùng với niềm ham mê bất tận với việc mường tượng ra cái cách mà thành phố này đã biến Modiano trở thành tượng đài văn học trong lòng tôi. Vì vậy, ngay khi cánh cửa cơ hội mở ra trước mắt, tôi đã không đắn đo thêm chút nào khi nhận dịch cuốn sách mới nhất của ông “So you don’t get lost in the neighborhood” (Để em khỏi lạc trong khu phố) và cuốn được xuất bản năm 2007 “In the Café of Lost Youth” (Ở quán café của tuổi trẻ lạc lối). Gần đây, tôi còn được sắp xếp một buổi gặp gỡ với ông.

 

Modiano giờ đây đã ở cái tuổi xưa nay hiếm “thất thập cổ lai hi” và gợi cho người ta cảm giác ông khá kín đáo và thiên về đời sống nội tâm. Ông có vẻ ngoài cao ráo, lịch thiệp và tạo cảm giác đang biện hộ hay sợ sệt điều gì, đi kèm với những điệu bộ tay chân thừa thãi. Ông thường có xu hướng đưa ra những câu trả lời đầy chần chừ do dự, hay lửng lơ và luôn ngồi hướng về phía bên phải, cũng như có những khoảng nghỉ giữa chừng như việc dùng những dấu “ba chấm” yêu thích của ông trong tác phẩm. Trong loạt sách nghiên cứu về căn hộ gần Jardin du Luxembourg nơi ông sống cùng vợ - bà Dominique, tôi quyết định tập trung vào những khía cạnh địa lí, địa hình trong các cuốn tiểu thuyết của ông. Tôi vẫn luôn băn khoăn tự hỏi rằng liệu tồn tại hay chăng một thế giới với những nhân vật và sư kiện hư cấu, đầy vẻ bí ẩn, thoáng ẩn hiện mờ ảo trong tâm trí người đọc theo văn phong riêng của Modiano nơi những địa danh và con phố cụ thể của Paris chân thực đến vậy?

 

“Tôi sử dụng những điều này để có thêm những sự tham khảo. Các tòa nhà gợi mở những kí ức và việc sắp đặt càng chính xác càng kích thích trí tưởng tượng hơn. Từ nhỏ và đến thời niên thiếu, tôi thường dễ bị ảnh hưởng bởi người khác. Có những ấn tượng dữ dội đến mức nó bị cầm tù trong tâm trí của một người. Có những hình ảnh đeo bám bạn đến cả cuộc đời. Khi còn nhỏ, cuộc sống gia đình của tôi rối tung lên và tôi thường bị bỏ bê ở một mình. Tôi bắt đầu tản bộ dạo quanh các con đường của thành phố và cảm nhận được nỗi sợ hãi pha kèm niềm phần khích mỗi lần thách thức bản thân mình đi một khoảng cách xa nhà hơn.”

 

Trong cuốn sách “The Horizon” ( tạm dịch “Đường chân trời”) được ra mắt vào năm 2010, Modiano đã mô tả về nhân vật chính của mình Bosmans như sau “anh ấy hầu như in tạc trong tâm trí tên của những con phố và số của các tòa nhà. Đó là một phương thức riêng biệt để anh ấy có thể kháng cự lại sự thờ ơ và sự vô danh trong các đô thị lớn, và có lẽ cả sự không chắc chắn trong cuộc đời.”

 

”Khi tôi bắt đầu tản bộ quanh các con phố, Tôi cảm nhận được sự trộn lẫn giữa nỗi sợ hãi và phấn khích.”

 

Trong đa số những tác phẩm của Modiano thường có những gợi mở tới những vùng biên giới vô hình, tới cả những “khu trung lập”, những vùng đất nội địa bị bỏ hoang. Bạn đọc cứ dần bị đắm chìm trong bầu không khí kì dị của những khu phố Paris, nơi mà các nhân vật cứ vụt lướt qua như bị lạc trong một khoảng mù sương. Họ thay đổi danh tính và thường dùng biệt hiệu, tuy vậy tên của các địa chỉ, số điện thoại kiểu cổ như DANton 5561 thì được mô tả vô cùng cụ thể. Giả như khi các nhân vật băng qua sông Seine khi tâm trạng biến đổi; hay tản bộ lên đầu cầu Métro giữa trạm Ségur và Depleix khi vào “khu vực trung lập”. Ta có cảm tưởng như thể Modiano đã tạo ra một mảng địa hình của riêng người Paris trong tâm trí, tựa hồ như một cuốn sách trên da cừu đằm thêm vào những kí ức về làng phố trong ông.

 

“Như thể một đứa trẻ con, tôi có cảm tưởng nếu băng qua sông Seine tới Bờ Bên Phải, tôi sẽ bước vào một thế giới huyền ảo khiến mình phải run sợ. Trong những ngày ấy, Les Halles vẫn nguyên vẹn, chỉ ở đó cùng với cả những tòa soạn báo, còn đại lộ Champ-Elysées mang hơi vị mặn mòi của biển. Trong khi đó, tuy kém phần mê hoặc người ta, Bờ Bên Trái mang đến vẻ thị thành hơn. Dẫu vậy, giờ đây tất cả những điều này chẳng còn nghĩa lí gì nữa…”

 

Trong cuốn Night Rounds (tạm dịch “Tuần tra đêm”), những “người bị chết chìm” trôi dạt qua đại lộ Haussman và những đại lộ dọc theo đô thị được xây theo kiến trúc Trung cổ; hay như xã Rue de l’ Aude tiểm ẩn những hiểm họa khôn lường trong cuốn “The black notebook” ( tạm dịch “Cuốn tập màu đen”)  và gợi dẫn tới Paris của thời kì hậu chiến Algérie; đến cả Điện Patheon cũng trở thành “điềm gở dưới ánh trăng thanh”. Kể từ khu số 93 Rue Lauriston, nơi mà các chỉ huy trưởng Gestapo người Pháp từng hoạt động và nơi bạn có thể thoải mái “hoạt động cơ mồm và không cần đắn đo suy nghĩ” trong cuốn sách “La Place de l’Etoile” (tạm dịch “Quảng trường ngôi sao) – cuốn sách đầu tay của ông được xuất bản vào năm 1968, tới Quảng trường Graisivaudan trong cuốn mới đây nhất, gợi mở tên của những con phố tạo vẻ u sầu da diết – cái mà người Pháp vẫn thường gọi là “grisaille”.

 

Cũng như vị tiền bối đi trước Baudelaire, Modiano vô cùng tiếc nuối sự diệt tiêu và kết thúc của những vùng đất xa xưa ở Paris. “Ở thời của Baudelaire, cả vùng Carrousel đều bị phá hủy. Ông ấy đã viết một bài thơ để tưởng niệm nó… giờ đây Paris được vô trùng và mọi thứ như được khoác thêm một chiếc đồng phục mới, nhưng tưởng như vẫn còn điều gì lạ lắm, bí ẩn lắm về những con phố đã đi vào quá khứ ấy.”

 

“…Tôi thường có cảm tưởng như Paris đang bị bao phủ bởi một lớp bóng kính và hình như những hồi ức trong tôi có vẻ như chỉ là ở trong trí tưởng tượng thôi vậy. Bạn có thể hình dung như một con thú cưng của bạn – chó hay mèo gì đó – bị làm rỗng bên trong xác và được gửi tới những người thợ để họ nhồi bông vào. Bạn vẫn có thể nhận diện được nó, nhưng với bạn nó chẳng còn tồn tại nữa.”

 

Những kí ức không chắc chắn, chẳng có sự xác thực gợi mở những ảo ảnh về tuổi trẻ của Modiano và những nhân vật  thường xuất hiện nhiều lần trong các tác phẩm của ông, càng làm cho bạn đọc có cảm giác như ông đang viết đi viết lại một cuốn tiểu thuyết vậy. Điều này thì Modiano cũng chẳng phủ nhận được. “Tôi cá rằng mình đã viết về những điều này theo kiểu “thời trang liên tiến”, ở những khoảng theo trình tự của sự lãng quên, nhưng thường với những khuôn  mặt , cái tên, những địa danh, cả những câu văn hao hao nhau cứ xoay vòng như vậy, tựa như những bản mẫu của một tấm thảm mà người thợ có thể đang nửa mê nửa tỉnh khi đang giữa công đoạn dệt.”

 

Trạm Barbès-Rochechouart ở Paris

 

“Cũng như tất thảy những người sinh vào năm 1945,” Modiano nói trong bài phát biểu của mình ở Học viện Thụy Điển vào tháng 12 năm 2014 sau khi được trao giải Nobel văn học: “Trong chiến tranh tôi mới chỉ là một đứa trẻ, và cụ thể hơn, từ khi sinh ra ở đây, tôi đã mang nợ Paris và gắn với Paris như một cái nghiệp trọn đời mình. Những năm tháng đó lướt qua và sớm bị lãng quên sau thế hệ của bố mẹ ông, và một vài nhà văn Pháp đã nhận ra thực tại của nghề viết những năm tháng sau chiến tranh quả thực vô cùng cay đắng làm sao.

 

Cái bóng của cha Modiano, cụ ông Albert, người Do Thái bị bắt giam ( mãi sau mới được thả) trong suốt Chiến Tranh Thế Giới lần hai , có mối liên kết với bè lũ găng-xtơ và những trợ thủ đắc lực, cùng với người mẹ gốc Bỉ của ông, bà Louisa Colpeyn, minh tinh màn bạc của rạp Flemish mới qua đời trong năm nay lướt qua trong đa phần những cuốn tiểu thuyết của nhà văn. Tuy vậy, ông vẫn phải thú nhận: “Thậm chí cả những bức ảnh của cha mẹ tôi giờ đây đều chỉ là những tấm ảnh mà tôi tưởng tượng ra. Chỉ còn em trai tôi [ người em trai mất năm 10 tuổi đã để lại một cơn khủng hoảng tâm lí kéo dài trong Modiano], vợ và những đứa con gái của tôi là trở nên sống động và chân thực hơn cả.”

 

Những nhân vật dựa trên sự tưởng tượng về cha mẹ ông xuất hiện trong hầu hết các thiên tiểu thuyết của Modiano. Ông thừa nhận có một sự mơ hồ trong kí ức về họ: “Lạ kì thay, tôi như thể đã gặp họ trước cả khi tôi sinh ra. Tôi thích cái những suy nghĩ về việc họ đã như thế nào trước khi sinh con đẻ cái.”

 

Những địa điểm như Val-de-Grâce được mô tả trong các tác phẩm của Modiano với vẻ bâng khuâng, nuối tiếc hơn là sự hoài niệm về quá khứ, như thể “Vùng Contrescarpe” trong trái tim của “Quận năm”, cái mà ông đã miêu tả trong phần mở đầu của cuốn “Nhật ký Hélène Berr” như là “ốc đảo của Paris”- nơi mà không có một tai họa nào có thể thâm nhập vào được. Các phần trong cuốn “Cuốn tập màu đen”đọc giống như một cuốn sách chỉ đường tới “Quận 14”.

 

Địa hạt Rues d’Ulm, Rataud, Claude Bernard, Pierre-et-Marie-Curie hình thành lên một “khu giáo dục”; đường phố chạy qua nghĩa trang Montparnasse và “dường như trải dài bất tận” là Địa hạt Rue Froidevaux và nó có những điểm nổi trội nhất ở Paris.

 

“Khi tôi còn là một đứa trẻ, Saint-Germain có vẻ giống một quận thuộc giai tầng lao động hơn… Giả dụ như vùng Rue Dauphine trông khá là tồi tàn. Chiến tranh vẫn đang ở rất gần và các con phố vẫn chìm trong u tối.”

 

Ở Paris trong hồi ức của Modiano, các nhân vật thường gặp khó khăn trong việc nhận diện thành phố mà họ từng biết – giả dụ như dãy nhà cao tầng của Đại lộ Périphérique đã phá hủy hầu hết những căn nhà tồi tàn, những quán café, những khách sạn nhỏ bé  và cac gara ô tô của Quận thứ mười tám,  cuốn theo những bí mật và cướp đi mạng sống của lớp dân cư từng cư trụ tại nơi này.

 

Sau ngày chúng tôi gặp gỡ, tôi đã tản bộ từ Điện Blanche, một ngã tư quan trọng  trong các tác phẩm của Modiano, đi lên Pigalle và băng qua Quận 18 tới Promenade Dora Bruder – con đường mới được khánh thành chạy qua những con đường mòn của đường ray Petite Ceinture cũ, ngăn cách Rue Leibniz với Rue Belliard. Vào tháng sáu năm nay, Anne Hidalgo- Thị trưởng của Paris đã vén bức màn như một sự tưởng niệm tới Dora Bruder – cô gái trẻ Modiano đã dành thời gian nghiên cứu. Cô ấy đã sống và học tập ở đó trước khi bị trụ xuất để tới Trại hành quyết Auschwitz vào tháng 9 năm 1942. Tuy nhiên, với những mảng kí ức chỉ còn trong tưởng tượng của chúng ta có lẽ cái tên này sẽ mãi lưu danh muôn thuở trên đường phố Paris, như một thực tế không thể thay đổi: Bruder và cuộc đời ngắn ngủi của cô ấy sẽ không bao giờ bị lãng quên và cô sẽ sống mãi trong tâm trí ta cả trong không gian và thời gian.

Trạm Đọc - Read Station

Theo TheGuardian

Tags: