Ở tuổi đôi mươi mà bạn chưa giàu thì bạn sẽ nghèo suốt đời thôi
Ở tuổi đôi mươi mà bạn chưa giàu thì bạn sẽ nghèo suốt đời thôi
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, từ năm 1980 đến năm 2000, khả năng một người công nhân ở Mỹ có thể leo lên bậc thang thu nhập cao hơn ngày càng hiếm.
Điều này không có gì cường điệu cả: Ai cũng cảm thấy thực sự khó khăn khi muốn leo lên những bậc thang cao hơn trong xã hội Mỹ. Nếu bạn nhận làm những công việc đầu tiên trong cuộc đời với mức thù lao không đáng là bao thì dường như bạn sẽ mãi như vậy ở những thập kỷ tiếp theo. Trong khi đó, ai bắt đầu công việc với mức lương cao thường dễ tiếp tục có thu nhập tốt trong cả sự nghiệp sau này của họ.

 

 

Khả năng leo lên bậc thang thu nhập cao hơn của một người công nhân Mỹ ngày càng khó

 

 

Đó là kết luận của một nghiên cứu do hai nhà kinh tế học tại Trường Đại học Massachusetts ở Boston, Michael D. Carr và Emily E. Wiemers tiến hành. Với nghiên cứu này, Carr và Wiemers đã sử dụng các thông tin thu nhập được để đo lường tốc độ dịch chuyển trên thang thu nhập của những người tham gia trong suốt cả quá trình họ đi làm. Carr cho rằng: “Dù học vấn của bạn là gì đi chăng nữa thì điểm xuất phát của bạn ngày càng có ý nghĩa quan trọng và sẽ quyết định vị trí cuối cùng bạn có thể vươn lên”.

Carr và Wiemers đã dùng dữ liệu từ Cuộc khảo sát về Thu nhập và Sự gia nhập chương trình của Cục Điều tra dân số, dự án này lấy thu nhập của từng người công nhân làm căn cứ để xác định xem thu nhập của họ đang thay đổi ra sao từ năm 1981 đến năm 2008. Các nhà nghiên cứu xếp hạng mọi người theo từng nhóm và theo dõi cơ hội di chuyển của từng nhóm. Tuy vậy, điều các nhà nghiên cứu muốn xem không chỉ là xác suất dịch chuyển giữa các nhóm thu nhập trong suốt cả sự nghiệp mà khả năng này có thể thay đổi như thế nào. Chính vì vậy, họ đo lường cơ hội dịch chuyển giữa các nhóm thu nhập của một công nhân trong hai giai đoạn, một là từ 1981 đến 1996 và một khoảng thời gian từ 1993 đến 2008.

Họ nhận thấy một sự khác biệt khá lớn. Carr nhận xét rằng: “Khả năng đứng tại điểm bạn xuất phát có xu hướng tăng lên, trong khi đó, khả năng lên bậc cao hơn lại sụt giảm”. Chẳng hạn, cơ hội ai đó bắt đầu từ bậc thang thứ nhất lên bậc thang thứ 4 đã giảm 16%. Cơ hội để ai đó bắt đầu ở mức thu nhập trung bình muốn vươn tới nấc thang cao nhất nhì về thu nhập đã giảm 20%. Tuy nhiên, 12% số người bắt đầu ở nhóm thu nhập cao thứ 7 lại rớt xuống bậc thang thu nhập thấp hơn, thứ năm hoặc thứ sáu.

Nhìn chung, khả năng ai đó bắt đầu và kết thúc sự nghiệp đều chỉ dậm chân tại một mức thu nhập nào đó lại đang có xu hướng gia tăng. Carr cho biết: “Vì một vài lý do, con đường gia tăng thu nhập thực sự không dành cho một vài người hoặc”.

Giám đốc cấp cao của Trung tâm Tăng trưởng cho rằng, những phát hiện của Carr và Wiemers đã nhấn mạnh đến một khía cạnh trong đời sống của tầng lớp trung lưu hiện nay. “Nếu bạn thuộc tầng lớp trung lưu thì bạn sẽ kẹt mãi ở tầng lớp này. Điều đó có nghĩa là bạn rất dễ sẽ mãi là một công nhân. Thu nhập của bạn không thể tiến lên cao hơn được”.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, những người có bằng đại học cũng vấp phải tình trạng này. Nhiều công nhân có trình độ đại học bắt đầu sự nghiệp ở bậc thang thu nhập cao hơn thế hệ trước họ nhưng đến khi về hưu thì thu nhập của họ lại chỉ được xếp ở bậc thậm chí còn thấp hơn thế hệ trước. Phụ nữ sở hữu tấm bằng đại học cũng có mức lương khởi điểm cao hơn thời trước và sự hiện diện của ngày càng nhiều phụ nữ có trình độ đại học ở lực lượng lao động đang khiến các đấng nam nhi cảm thấy khó khăn hơn để đạt đến bậc lương cao hơn. 

 

 

Đâu là nguyên nhân?

 

 

Carr và Wiemers vẫn chưa lý giải chính xác được nguyên nhân vì sao nền kinh tế lại không tạo điều kiện thuận lợi cho sự dịch chuyển thu nhập từ mức thấp hơn lên mức cao hơn. Sự đi xuống của các liên đoàn lao động cũng có một phần trách nhiệm cho hiện tượng này. Liên đoàn từng một thời có thể đàm phàn để tăng lương cho các thành viên của mình dù họ đang ở bậc lương nào đi chăng nữa. Carr và Wiemers cũng viện dẫn công trình nghiên cứu của David Autor, người từng nhận thấy rằng, số lượng công việc ở tầng đáy và tầng trên cùng của thang lương đang tăng dần trong khi số công việc ở tầng lớp trung lưu lại không như vậy. Nếu cơ hội việc làm ở tầng trung lưu tăng lên thì những người bắt đầu sự nghiệp ở tầng dưới đáy biết đâu lại có cơ hội vươn lên tầng cao hơn.

Một nguyên nhân khác giải thích cho hiện tượng này là tình trạng bất bình đẳng thu nhập ngày càng gia tăng. Carr và Wiemers nhận ra rằng, thu nhập của những người ở tầng lớp trên cùng trong xã hội cao hơn nhiều so với thế hệ trước và so với toàn bộ dân số nước Mỹ. Điều đó có nghĩa là khả năng đạt đến hàng những người có thu nhập cao nhất ngày càng trở nên khó khăn hơn. Hai nhà nghiên cứu kết luận rằng, “Chính bất bình đẳng thu nhập khiến các nấc thang thu nhập ngày càng xa cách nhau, vì vậy, việc di chuyển giữa các bậc thang này trở nên khó khăn hơn rất nhiều”.

Theo The Atlantic

Minh Phương

Tags: