Những người luôn tìm kiếm điều gì đó để lo sợ chứng tỏ họ đang mang một nỗi đau trong quá khứ
Những người luôn tìm kiếm điều gì đó để lo sợ chứng tỏ họ đang mang một nỗi đau trong quá khứ
Thoạt nghe có vẻ mâu thuẫn và ngây ngô khi nghĩ rằng, một số người vẫn đang mải mê tìm kiếm nỗi âu lo nào đó để bản thân cảm thấy thăng bằng. Ai cũng hiểu, chúng ta luôn muốn tránh né cảm giác phiền muộn và chỉ chấp nhận đối mặt với nó trong trường hợp thực sự cần thiết.

Tuy nhiên, một số người lại bắt đầu cảm thấy lo lắng khi thấy mọi thứ xung quanh họ cứ thế trôi qua một cách đều đều. Mọi thứ dường như quá bình yên và do vậy, họ lại lo lắng khi nghĩ đến một tương lai mà dường như sẽ chẳng có bất cứ giông tố nào xảy ra. Chúng ta thức dậy vào giữa đêm tĩnh lặng, những nỗi sợ hãi không tên bủa vây lấy tâm trí ta. Chúng ta có thể cầm điện thoại lên, lướt trên các trang báo mạng với hy vọng tìm đọc được các câu chuyện gây chấn động hoặc tìm kiếm những thư điện tử lộ rõ vẻ tức tối của người gửi. Và thông thường, chúng ta nhanh chóng vớ được thứ gì đó đưa ta đến trạng thái hoảng sợ quen thuộc.

Con người không tự nhiên nảy sinh nhu cầu tìm đến một nỗi ưu phiền nào đó. Người rơi vào tình trạng này chứng tỏ họ cần một tình thương đặc biệt. Hành động tìm đến cảm giác lo âu cho thấy, trong quá khứ, không ai lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ. Hoặc họ từng bị dày vò trong nhiều nỗi đau. Trước khi bước vào tuổi trưởng thành, họ đã phải chứng kiến nhiều sự kiện khiến họ chịu tổn thương, khiến tâm tư họ bất an. Họ không thể tìm được sự yên ổn trong thâm tâm.

Tuy vậy, điều tồi tệ hơn là những chấn động ban đầu ấy lại nhanh chóng chìm vào sự lãng quên. Thậm chí, chúng ta còn không để ý đến những hồi chuông cảnh báo từng réo rắt bên trong bản thân mình. Điều chúng ta đang lo lắng chính là những thứ đã không được chúng ta quan tâm đúng mức. Nỗi âu lo ấy trải đều khắp mọi ngõ ngách trong cuộc sống của chúng ta, từ chuyện uy tín trong công việc, tiền bạc cho đến việc nhà. Và những ai đang khốn đốn trong cảm giác lo âu lại chẳng thể lý giải đâu mới là nguồn gốc thực sự cho tình trạng mình đang lâm vào.

Chúng ta không nên nói với những người đang buồn rầu rằng, họ còn phải lo lắng thêm một số chuyện khác nữa. Thay vào đó, chúng ta nên hiểu rằng, bao điều khủng khiếp họ chôn sâu trong vô thức đã khiến họ liên tục sợ hãi trước thực tại mong manh của mình.

Nhà phân tâm học Donald Winnicott đã nắm bắt được gốc rễ của sự lãng quên trong giai đoạn đáng nhớ này: “thảm hoạ chúng ta nghĩ sẽ xảy ra đã thực sự diễn ra trong thực tế”.

Chúng ta - những người hay vui buồn thất thường không cần đến lời châm biến mà cần một người bạn thông minh và sẵn sàng trao cho ta lời động viên, tình thương để ta nhìn lại quá khứ một cách sâu sắc. Cảm giác sợ hãi mà chúng ta gặp phải chính là triệu chứng cho thấy nỗi đau khổ vốn có từ quá khứ khi xưa. Và cuộc kiếm tìm nỗi lo âu hiện tại của chúng ta là dấu hiệu cho thấy chúng ta vẫn chưa tìm được lời đáp từ thế giới bên ngoài kia cho nỗi kinh hoàng trong tâm hồn ta.

Không cần phải nói, họ chẳng phải là những người không có gì để lo lắng ở thời điểm hiện tại. Không những vậy, họ có thể đối phó với cảm giác lo âu tốt hơn sau những lần hồi phục trước đây bởi vì họ đã sử dụng đến những gì được xem là bản năng, sức mạnh từ khi còn là một đứa trẻ để tồn tại.

Thay vì kiểm tra điện thoại vào lúc 4 giờ sáng, những người vui buồn thất thường nên kiên nhẫn hiểu cảm giác sợ hãi về tương lai, tiễn biệt những trải nghiệm không mấy vui vẻ và ngừng đào xới lại quá khứ đã qua.

Theo The Book of Life

Minh Phương

Tags: