Nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai ra mắt tiểu thuyết tiếng Anh mới
Nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai ra mắt tiểu thuyết tiếng Anh mới "Dust Child"
Cuốn tiểu thuyết tiếng Anh mới của nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai "Dust Child" chính thức được phát hành tạo Mỹ vào ngày 14/3/2023 vừa qua.

Tiểu thuyết tiếng Anh mới của nhà văn đa tài

Trên tài khoản mạng xã hội của cá nhân, nhà văn - nhà thơ- dịch giả Nguyễn Phan Quế Mai thông báo: cuốn tiểu thuyết tiếng Anh thứ hai của cô Dust Child (Bụi đời) vừa chính thức được phát hành tạo Mỹ vào ngày 14/3/2023 vừa qua.

Nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai cũng tham gia 23 sự kiện tổ chức tại 19 thành phố trên nước Mỹ trong thời gian từ 14/3-8/4, để quảng bá cuốn tiểu thuyết.

Ngay trước khi được chính thức phát hành, cuốn tiểu thuyết Dust Child của nữ nhà văn Việt kiều đã được điểm tên trong Top sách hay nhất tháng 3, Top sách hay nhất Xuân 2023 của các tờ báo, trang thông tin Los Angeles Times, Apple Books, Chicago Review of Books, Ms. Magazine, BookPage BookBub và Amazon. Các nhà bán sách độc lập trên khắp Hoa Kỳ cũng đã đưa cuốn sách vào trong danh sách Indie Next Great Read.

Một lần nữa, độc giả yêu thích nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai lại có thêm cơ hội tự hào và hồi hộp dõi theo hành trình chinh phục trái tim độc giả thế giới của nữ nhà văn cũng như tác phẩm mới Dust Child của cô.
  
Nhà văn Nguyễn Phan Thùy Mai với tác phẩm mới của mình

Nơi bắt nguồn của cuốn tiểu thuyết 

Trước khi viết tiểu thuyết Dust Child, nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai, đã có nhiều năm hỗ trợ những cựu binh Mỹ và con lai Việt Nam. Trong quá trình tìm tư liệu cho quyển sách, cô phát hiện ra rằng: có hàng trăm nghìn phụ nữ Việt Nam làm việc trong các quán bar và nhà thổ từng phục vụ binh lính Mỹ trong chiến tranh. Họ đã sinh ra khoảng 100.000 đứa con lai, đa phần bị bỏ rơi.

Trong bài chia sẻ tác giả đăng trên USA Today, cô kể rằng: khi cô phỏng vấn một nhóm cựu chiến binh Mỹ trở lại Việt Nam để tìm kiếm những người phụ nữ và trẻ em mà họ từng bỏ rơi. Cô yêu cầu họ viết một lá thư cho người bạn gái cũ và nói cho cô ấy biết lý do tại sao họ bỏ rơi cô ấy khi cô ấy đang mang thai và tại sao lại quay trở lại tìm cô ấy. Một trong những câu chuyện cảm động đó được dịch và đăng trên báo Tuổi Trẻ, cùng với bài viết của tác giả về cuộc tìm kiếm của các cựu chiến binh Mỹ.

Ba tuần sau, có một người phụ nữ liên lạc và đặt nhiều câu hỏi cho nhà văn trước khi tiết lộ rằng bà là người được đề cập đến trong bức thư. Cuối cùng người phụ nữ đã đoàn tụ với người lính Mỹ sau hơn 46 năm xa cách, song đứa con của họ giao cho trại trẻ mồ côi thì chưa tìm lại được, dù họ nỗ lực tìm kiếm.

Câu chuyện thứ hai là cuộc hội ngộ đầy nước mắt giữa một người phụ nữ 52 tuổi sống ở miền Nam Việt Nam và người cha là cựu quân nhân Hoa Kỳ sống ở Ohio. Trong nhiều năm, người phụ nữ đã tìm kiếm ông, nhưng người cha không hề biết đến sự tồn tại của con gái. Bằng phép màu của xét nghiệm DNA, họ đã tìm thấy nhau. Trong cuộc gọi video hội ngộ (tác giả là người phiên dịch), những giọt nước mắt xen lẫn nụ cười của hai cha con dường như đã thu hẹp khoảng cách gần 14.000 km.

Dạnh sách 23 sự kiện quảng bá cuốn thiểu thuyết Dust Child của nhà văn Nguyễn Phan Thùy Mai

 

"Dust Child" tôn vinh hành trình tự chữa lành của nạn nhân chiến tranh

Từ những cuộc phỏng vấn nhân vật trong các cuộc tìm kiếm người thân, nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai nhận thấy rằng có rất nhiều nỗi đau, nỗi ám ảnh từ những cuộc tình ngắn ngủi trong chiến tranh. Những người phụ nữ phải đối mặt với sự rẻ rúng, khinh miệt của cộng đồng bảo thủ ở xung quanh. Với những đứa trẻ là sự kỳ thị, sự bắt nạt, phân biệt đối xử và bị miệt thị là con hoang vì chúng mang trên mình màu da khác biệt, vì chúng mang trong người dòng máu của giặc ngoại xâm. Với những người cựu binh đó là sự hối hận, dằn vặt và mong muốn sửa chữa những sai lầm trong quá khứ.

Những cuộc trò chuyện với những đứa con lai, những người cha là cựu chiến binh Mỹ và những người mẹ Việt Nam nhiều đau khổ đã giúp nhà văn xây dựng nên thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của mình. Dust Child mở đầu bằng câu chuyện của Phong, một người Việt lai Mỹ, sinh năm 1972. Cũng như hàng ngàn đứa con lai khác, Phong bị bỏ rơi từ nhỏ, không biết chữ và phải sống lang thang suốt nhiều năm. Phong không biết mặt cha mẹ mình và dành cả cuộc đời để tìm kiếm họ với hy vọng mong manh. Tuy nhiên, anh ấy quyết tâm phá vỡ vòng tròn đau thương để chữa lành vết thương không chỉ của chính mình và gia đình và những người xung quanh.

Nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai cho biết: Thông qua cuốn tiểu thuyết này, cô muốn giới thiệu Phong với đầy đủ tính phức tạp của con người, anh thú vị, tình cảm, xứng đáng được yêu thương và tôn trọng. Cuốn tiểu thuyết cũng tôn vinh sự dũng cảm của những người con lai và mẹ của họ, cũng như những cựu chiến binh Mỹ. Sau thời gian dài trải qua những đau thương, họ đã tìm cách thoát ra những khổ đau đi tìm con đường chữa lành chính bản thân mình và người khác.

 
 
Nhà văn Nguyễn Phan Thùy Mai với độc giả tại buổi ra mắt sách ở Porland (Mỹ)

Trạm đọc 

Tags: