Ngưng làm theo sở thích của người khác, hãy tự thu xếp cuộc sống của mình, kể cả việc từ biệt thế giới này
Ngưng làm theo sở thích của người khác, hãy tự thu xếp cuộc sống của mình, kể cả việc từ biệt thế giới này
Suốt hàng thiên niên kỷ qua, theo lẽ tự nhiên, rồi một ngày nào đó, ai cũng phải ra đi. Vậy vì sao giờ đây chúng ta lại phải cảm thấy kinh ngạc đến vậy?

Vào tháng 6 vừa qua, tôi nhận được bức thư từ một phụ nữ Pháp mà tôi từng biết. Tôi sẽ gọi bà là bà Hélène. Dưới đây là nội dung bức thư:

“Giờ đây, bà đang chuẩn bị cho chuyến đi đầy hấp dẫn bởi vì bà sẽ không đi đâu vào cuối mùa hè năm nay. Bà cảm thấy bình thản và sẵn sàng thực hiện chuyến đi này. Bà hạnh phúc khi chia sẻ một vài suy nghĩ về cái chết nếu cháu đến và gặp bà. Cháu hãy chọn một ngày đẹp trời và chúng ta sẽ cùng ngồi trò chuyện trong khu vườn nhà bà”.

Ở độ tuổi 70, bà Hélène vẫn làm nghề dạy học. Tôi từng gặp bà cách đây vài năm khi bà mời tôi đến nói chuyện trong lớp học của bà. Sở hữu giọng nói rõ ràng, bà là người cung cấp thông tin về văn hoá Pháp rất thân thiện. Bà từng phàn nàn rằng, khi bà mời người Mỹ đến nhà ăn tối, họ thường gọi điện trước và nói rõ những món ăn họ ưa thích. Bà không thể hiểu được lý do vì sao bà lại không thể can thiệp nhằm giảm đi đáng kể số học sinh thừa cân ở Mỹ.

Bà là người phụ nữ chu đáo và đang tận hưởng một cuộc hôn nhân viên mãn. Tuy vậy, bà từng thừa nhận rằng, bà cũng có “một cuộc sống riêng. Bà có thời gian dành cho công việc, gia đình và sau đó là cho chính bản thân mình”.

Giờ đây, bà Hélène lại khiến tôi thêm ngạc nhiên với cách bà lên kế hoạch cho “sự biến mất” của mình (theo cách nói của người Pháp). Tôi từng biết bà mắc bệnh ung thư nhưng trước đó, tôi lại không nhận ra bà đang ở giai đoạn cuối của căn bệnh này và bà đã sẵn sàng ra đi. Trên đường từ Métro đến nhà bà, tôi tự nhắc bản thân rằng, tôi và bà không phải là những người bạn thân thiết. Bà gọi cho tôi đến và xem tôi là một nhà báo.

Khi tôi đến nơi bà sống, tôi nhận thấy bà Hélène dù một thời luôn khoác trên mình thứ trang phục vừa vặn, đầy thu hút, lúc đó lại trở nên gầy gò và nặng nề trong từng bước đi. Tuy nhiên, thần sắc của bà có vẻ rạng rỡ và bà tỏ ra vui mừng khi nghe thấy tiếng gọi của tôi. Tôi từng nghe một người phụ nữ Pháp lớn tuổi hơn bà nói rằng, bí quyết để "trẻ mãi không già" là “tỏ ra hài lòng với tuổi tác của mình”. Giờ đây tôi nhận ra rằng, bạn hoàn toàn có thể thoải mái trong tình trạng hiện tại của bạn.

Sau bữa ăn trưa (tôi không ngỏ ý ở lại ăn trưa cùng bà), bà Hélène đã miêu tả sự phức tạp khi qua đời ở Paris. Bà sợ hãi khi phải ra đi vào tháng 8 vì ở vào thời điểm đó, người dân nơi đây đang đi du lịch. Do vậy, “tại lễ tang của tôi, chắc chỉ có một chú chó và ba người tham dự” (bà Hélène nghĩ như vậy). “Mọi việc sẽ ra sao nếu bà vẫn sống đến tháng 9 tới”, tôi hỏi và không giấu nổi niềm hy vọng lớn lao trong mình.

Bà đã lên danh sách khách mời trong lễ tang và chọn cho mình một chiếc váy khá "duyên dáng". Bà hy vọng sẽ được hoả táng và hộp tro của bà sẽ được rắc trên sông Seine nhưng “với tình trạng tồi tệ như hiện tại, bà không thể thực hiện những việc bà muốn với đồng tro của mình”.

Thay vì nhờ họ tổ chức lễ tang, bà đã phát hiện ra rằng, Paris rất hiếm khi tổ chức lễ tang: Hàng năm, thành phố nhận được 5.000 đơn hàng và 150 yêu cầu mua đất để chôn cất. Một nhân viên có nhiệm vụ quản lý những ai bước vào nghĩa trang. Hiện tại, các vùng ngoại ô còn rất nhiều chỗ trống nhưng đối với bà Hélène, “điều này không phải vấn đề khiến bà bận tâm. Còn bản thân tôi, tôi muốn mua đất ở Montparnasse”, nghĩa trang ở miền nam Paris, nơi yên nghỉ của các nhân vật nổi tiếng như Charles Baudelaire, Jean-Paul Sartre và Simone de Beauvoir.

Bà Hélène lấy điện thoại khoe với tôi các bức ảnh chụp cảnh bãi cỏ vào một ngày nắng rực rỡ. Bà nói: “Tôi hy vọng rằng, từ giờ cho đến tháng 9 tới, không ai mua vị trí này”.

Thật kỳ lạ khi nhắc đến mảnh đất chôn cất, mọi người đều có cảm giác như thể đó là một bàn ăn tại một nhà hàng thời thượng ở Paris. Và tôi không đến để thảo luận sâu hơn về vấn đề này. Vì thế tôi đã chuyển cuộc nói chuyện sang một hướng khác.

Tôi nói: “Mọi người đều cảm thấy đáng sợ khi nghĩ đến việc không mua được nơi chôn cất ở đó”.

“Đúng vậy, đó là điều không thể chịu đựng nổi! Nếu không, họ sẽ phải mua một con tàu và đưa tôi ra biển”.

Bà Hélène cho rằng, tôi có ý nhắc đến cảnh chôn cất. Tôi nhẹ nhàng làm rõ rằng, bà có lẽ đang lo sợ đến việc không còn sống trên thế giới này nữa.

Bà đáp lại rằng: “Không, không hề. Tôi không còn đủ kiên nhẫn để chờ đến ngày ra đi nữa. Hiện tại, tôi đã sẵn sàng. Thế là đủ quá rồi. Tôi không muốn chứng kiến thi thể mình “rã rời thành từng mảnh”.

Tôi ấn tượng với nghịch lý: Bà Hélène đã sẵn sàng ra đi nhưng bà lại tỏ ra rất căng thẳng và tò mò về trải nghiệm khi được chôn cất. Thậm chí giờ đây, bà còn biết những điều nên làm và không nên làm theo đúng phong cách Pháp. Thay vì phải liệt kê một danh sách dài, bà lại đang sống vui vẻ trong từng khoảnh khắc thường ngày nhỏ bé như được một anh chàng lính cứu hoả đẹp trai đưa đi sau khi bà vừa bị thương tại nhà (“Tôi nói với anh ta rằng: Hãy trở lại và thưởng thức một ly rượu ở đây!”).

Bà cũng tìm thấy niềm vui trong lúc điều chỉnh lại cuộc sống của mình, bao gồm việc lau sạch các ngăn kéo tủ và những món đồ giá trị. Đầu tiên, một số đồng nghiệp đến thăm nhà bà với sự tò mò. Giờ đây, trước mắt bà chỉ có những người bạn thân thiết, các cựu sinh viên và một vài bạn trai chơi với bà từ khi họ còn nhỏ.

Bà nói: “Chúng tôi biết, đây là lần cuối gặp nhau, vì thế chúng tôi nói với nhau rằng, giờ chẳng còn gì phải giấu giếm. Khi thảo luận về cái chết, tôi sẽ để mọi người cảm thấy thoải mái và không cấm đoán bất cứ điều gì”.

Bà Hélène biết mình đang được mọi người xoa dịu nỗi đau. Tương tự như vậy, với các bác sĩ và y tá, bà chỉa sẻ với tôi rằng: “chúng tôi đã có cuộc trò chuyện rất lâu và cụ thể. Bởi vì mỗi phút giây trôi qua, họ đã cùng chiến đấu giữa sự sống và cái chết cùng với tôi. Một vấn đề bà không cần phải suy nghĩ là tiền bạc: Bảo hiểm quốc gia Pháp đã bao gồm tất cả các chi phí y tế, bác sĩ chuyên khoa vật lý và y tá chăm sóc tại nhà vài lần mỗi tuần. Bà cũng nhận một chiếc giường được trang bị đầy đủ chức năng như ở bệnh viện nhưng bà không yêu cầu phải có người phục vụ phòng.

Tôi đã hy vọng bà Hélène sẽ mang đến những cái nhìn mới lạ, ấn tượng về sự sống và cái chết. Nhưng suốt hàng thiên niên kỷ qua, theo lẽ tự nhiên, rồi một ngày nào đó, ai cũng phải ra đi. Vậy vì sao giờ đây chúng ta lại phải cảm thấy kinh ngạc đến vậy?

Bà Hélène khiêm tốn cho rằng: “Chúng ta đừng bắt mình chạy theo những trò vui hay sở thích của ai đó. Thay vào đó, chúng ta hãy lắng nghe chính tâm tư, tình cảm của mình và sau đó tự thu xếp cuộc sống và sự ra đi của mình. Ý của tôi là vậy”. Với cách làm đó, bà đã đạt tới đỉnh cao của phong cách Pháp: Bà là một người phụ nữ tự do.

Sau món tráng miệng, tôi nhận ra, bà Hélène không chỉ là một người cung cấp thông tin thân thiện mà còn là một người bạn. Tôi chưa gặp ai như vậy và tôi không muốn bà biến mất khỏi thế giới này.

“Mọi việc sẽ ra sao nếu bà vẫn sống đến tháng 9 tới”, tôi hỏi và không giấu nổi niềm hy vọng lớn lao trong mình.

Bà vội đáp lại rằng: “Cháu làm ơn đừng cầu chúc cho bà”. Bà ghét sự phụ thuộc và bà biết mình không thể qua khỏi.

“Bà hy vọng cháu sẽ đến lễ tang của bà”, bà nói trong lúc bước tới và ôm tôi trước khi tôi rời đi.

Tôi nghẹn lời và hứa với bà rằng: “Nhất định cháu sẽ tham dự lễ tang của bà”.

Trên đây là câu chuyện do cây viết Pamela Druckerman, tác giả của hai cuốn sách "Bringing Up Bébé" và "There Are No Grown-Ups: A Midlife Coming-of-Age Story" chia sẻ trên trang New York Times.

Theo New York Times

Minh Phương

Tags: