Muốn nhớ điều gì đó lâu dài.... hãy thổi hồn vào thông tin
Muốn nhớ điều gì đó lâu dài.... hãy thổi hồn vào thông tin
Bạn chẳng thể nhớ được gì trong sách giáo khoa nhưng lại nhớ hàng trăm điều trong truyện One Piece, phim Marvel, tiểu thuyết trinh thám....

“ Trí óc là trung tâm giải trí tại nhà lớn nhất từng được tạo ra từ trước đến nay” – Mark Victor Hansen

 

 Vì sao bạn chẳng thế nhớ nổi những thông tin trong sách giáo khoa, vậy mà bạn có thể nhớ như in tên của cả trăm nhân vật trong truyện One Pice, nhớ được hàng trăm tình tiết khó hiểu trong phim Marvel, thậm chí thuộc rành mạch từng tình huống trong phim Star Wars ?

 

 Nhiều người mơ ước có trí nhớ chụp ảnh. Họ định nghĩa đó là khả năng chụp lại thông tin nhanh chóng bằng trí óc ( mà chẳng cần phải cố gắng ) và rồi miêu tả lại từng chi tiết từ trong trí nhớ. Trong trường hợp này, trí óc giống như một chiếc máy ảnh chụp lại bất cứ thứ gì bạn cần biết. Không may thay, mọi trí nhớ hoàn hảo đều cần các nỗ lực có ý thức và trí nhớ chụp ảnh chỉ là chuyện tưởng tượng.

Bạn từng có trải nghiệm này chưa? Bạn đang làm bài kiểm tra và biết chính xác lời giải ở trang nào trong sách nhưng thông tin đó là gì thì không thể nhớ được. Hoặc là, bạn đọc và tới cuối trang thì tự hỏi: “ Mình mới đọc cái gì thế nhỉ”? Điều này xảy ra là do bạn chẳng thể thổi hồn vào thông tin.

Hãy nghĩ xem ... điều gì xảy ra khi bạn đọc những cuốn tiểu thuyết hay một câu chuyện? Bạn dựng nên một bộ phim trong tâm trí, phải không? Bạn có thể nhớ tên mọi nhân vật, địa điểm và sự kiện, vì bạn có thể nhìn thấy nó và luôn tạo ra các bức tranh mỗi khi đọc. Bạn có thể sử dụng trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo bẩm sinh của mình. Dù bạn đã phải cày qua 40 tập phim Diên Hy Công Lược hay xem từ rất lâu trước đó trọn bộ phim Bộ Bộ Kinh Tâm, bạn vẫn không thể quên được tình tiết, diễn biến cho tới từng nhân vật trong phim.

 Tuy nhiên, khi đọc tài liệu sách giáo khoa, chúng ta lại có xu hướng cố gắng chụp ảnh hoặc ghi lại  trang sách đó chứ không dùng trí sáng tạo trong quá trình học tập. Những người học nhanh hoặc có cái gọi là trí nhớ chụp ảnh sẽ áp dụng khả năng sáng tạo vào mọi thứ mình học. Có lẽ, họ hoặc đã học được cách làm đó từ trước, hoặc vốn đã và đang sử dụng các nguyên tắc này một cách tự nhiên và vô thức.

 

Caption
 

 Trí óc giống như một màn hình chiếu phim bên trong cơ thể mà ở đó bạn có thể yêu cầu nó sản xuất thông tin. Đây là cách chúng ta nghĩ và học trên thực tế. Trí não tạo ra điều kỳ diệu mỗi ngay bằng cách chuyển đổi thông tin tẻ nhạt thành những bức tranh và ý tưởng. Khi bạn nhận thức được điều này, mọi từ ngữ đều trở thành một bức tranh vẽ nên từ những chữ cái, bởi từ ngữ chỉ là ký hiệu của hình ảnh ba chiều. Arthur Gordon từng nói: “ Cách ta mặc nhận những ký hiệu nhỏ màu đen trên trang giấy chẳng phải là điều đáng ngạc nhiên sao? 26 hình thù khác nhau được biết đến là các chứ cái, sắp xếp theo những cách kết hợp vô tận, chính là các từ, vô tri vô giác, cho đến khi ai đó để mắt đến chúng”.

 Nếu trí óc không thể tạo ra hình ảnh từ ký hiệu, những gì học và đọc được hẳn là vô giá trị  và buồn chán không tưởng. Não bộ giống như những bức tranh và chúng ta thực sự rất giỏi ghi nhớ chúng. Nói như nhà khoa học nghiên cứu về thần kinh John Medina: “ Nghe thấy một mẩu tin và ba ngày sau bạn chỉ còn nhớ được 10%. Thêm một bức tranh, bạn sẽ nhớ được 65%”.

Tags: