Lolita: Khi đàn ông cuồng điên vì tình
Lolita: Khi đàn ông cuồng điên vì tình
"Tôi biết mình đã yêu Lolita mãi mãi; nhưng tôi cũng biết em sẽ chẳng mãi mãi là Lolita."
Hồi nhỏ mê cuốn “Người tình” đến độ ám ảnh phong cách viết, sau này xem phim, thấy phim … hay hơn sách. Nhưng phim thì Lolita thua xa sách. Có điều, nàng Jane March với thân hình thanh tân chưa phát triển hẳn, có sức quyến rũ kinh người có thể so với sức quyến rũ của nàng Lolita (Dominique Swain).

Tất cả các bài viết “chính thống” đều phản ứng với cả hai câu chuyện này, vì nó đề cập tới một cái “taboo” của xã hội hiện đại, đó là nạn ấu dâm, nạn lạm dụng tình dục trẻ em …

Các “nymphet” thì nghĩ thế nào nhỉ?

Marguerite Duras, trong “Người tình” đã viết:

 

“Trong tôi đã có sẵn chỗ cho sự khoái cảm, ở tuổi mười lăm nó đã hiện diện, mặc dù tôi chưa hề trải nghiệm nó”.

 

Ai đã biết về cuộc đời của M.D đều biết bà là người si tình vĩ đại, thích làm tình và biết khích lệ những cảm hứng mãnh liệt của tình yêu, sự khoái lạc, niềm sung sướng … “Tôi chẳng làm gì được chuyện đó, tôi sinh ra là để như vậy” – bà nói.

Một người bạn Âu của tôi khi kể lại trải nghiệm nụ hôn đầu tiên của anh ở tuổi 15, đã nói: “Cô ta (con người bạn của bố mẹ), muốn bố tôi, nhưng không được, vì thế đành chọn cậu con trai (tôi) thay thế”.

Nymphet sinh ra đã có sức quyến rũ tự nhiên, không ý thức, nó tỏa ra một sức thu hút mà chỉ có một số dạng đàn ông ở những trạng thái đặc biệt mới nhận ra được. Hầu hết, đó là những mẫu đàn ông hoài cổ, lãng mạn. “Phải vừa là nghệ sĩ, vừa là thằng điên, một kẻ sầu muộn mênh mang, với bong bóng độc dược nóng bỏng trong cật … thì mới nhận ra.” (Lolita).

Những chuyện tình nymphet không có gì giống với niềm tin ngu xuẩn ở một số đàn ông Á châu nơi trinh tiết và gái trẻ được coi là điều mang lại may mắn.

Vẫn nhớ Natalia Rostova (Natasha), bá tước tiểu thư yêu kiều, mới mười ba tuổi đã biết yêu và chủ động hôn Boris nụ hôn đầu tiên. Mười sáu tuổi nàng đính hôn với công tước Bolkonsky gấp đôi tuổi. Trong quá khứ dài hàng nhiều thế kỷ, phụ nữ quý tộc Âu châu kết hôn sớm từ độ tuổi mười hai mười ba. Vô vàn câu chuyện lãng mạn về những mối tình hiệp sĩ gắn với thiếu nữ mới chớm qua tuổi dậy thì.

Tôi đọc Lolita trong một trạng thái hoài cổ. Người đàn ông trong truyện, bất chấp sự trưởng thành, phần tình yêu vẫn dừng lại ở tuổi mười lăm, mười sáu. Cái khác biệt duy nhất, cái biến câu chuyện mang đậm phong cách “vintage” (hay giờ ta gọi là “ngôn tình”- vốn luôn làm các quý bà quý cô phát rồ lên vì sự lãng mạn tuyệt vọng của nó) – trở thành câu chuyện “tai tiếng” – chính là sự miêu tả cặn kẽ cảm xúc tình dục của nhân vật nam ( lờ đi phần “chủ động” của nhân vật nữ).

Nếu lược bỏ hết những khát khao dục vọng, chỉ để nguyên câu chuyện, rồi để chàng chờ nàng lớn lên tới 16-17 tuổi, tô điểm thêm một số tình tiết ngọt ngào nữa, thì cuốn sách có thể trở thành một phiên bản diễm tình khác hẳn.

Thật buồn cười là các cuốn tiểu thuyết lãng mạn cổ điển đều né tránh mô tả khát khao tình dục của đàn ông và phụ nữ. Mọi mối tình đều dừng lại ở những nụ hôn, vuốt ve, lời nói …nhưng trong đời sống thật thì mọi mối tình đều dẫn tới cái giường.

Luân lý xã hội thường mặc định sự trong sáng thánh thiện của trẻ em. Nhưng tuổi dậy thì chính là giai đoạn mà không phải thiên thần nào cũng có thể tránh được ảnh hưởng của dục, và đó là điều hoàn toàn tự nhiên. Dục chẳng có gì là xấu. Điều duy nhất mà những người làm cha mẹ nên làm, chính là sự giúp đỡ cho các em chuẩn bị tâm lý để làm chủ được cảm xúc tự nhiên đó một cách an toàn nhất.

Sự thật hiển nhiên là, các cô thiếu nữ ở lứa tuổi ấy, rất dễ bị thu hút bởi đàn ông lớn tuổi hơn mình nhiều, bởi sự phóng chiếu hình ảnh từ người cha.

Lolita hay Người tình.

Ai là người quyến rũ ai?

H.H mắc kẹt trong quá khứ, trong hình ảnh của mối tình đầu tiên. Đây có thể coi là vấn đề bệnh lý tinh thần, như một sự ám ảnh chưa vượt qua được. Đúng ra, anh ta có thể đi qua nó nếu có một cuộc sống gia đình lành mạnh, có sự trợ giúp hợp lý. Nhưng rõ ràng đứa trẻ mồ côi cô đơn nếm trải tình yêu mãnh liệt ở độ tuổi còn rất nhỏ, đã bị bỏ bùa trong cái ốc đảo thời gian đó.

Lolita, cô bé tinh quái trong sự hồn nhiên của mình đã giăng một bức lưới quanh anh ta, trong khi anh ta cũng cố công dệt một bức lưới khác để giăng bẫy nàng. Bất cứ người nào đã từng đọc qua các tác phẩm văn học cổ điển Âu châu thì đều có thể thấy quen thuộc với mọi trò xảo thuật quyến rũ mà cô bé Mỹ ấy đã dụng tâm một cách rất trẻ con – nhưng lại cực hiệu quả.

Chỉ có điều, xã hội Mỹ lúc đó không còn như Âu châu thời trung thế kỷ hay thời lãng mạn, mà vẫn mang tính Thanh giáo nặng nề, cộng với những lề luật hiện đại – cộng với sự thật rằng cũng như mọi đứa trẻ khác, Lolita chỉ biết chơi đùa với bản năng mà không hề biết rằng nó có thể hủy hoại nàng tới chết.

Nếu như chúng ta bỏ qua cách nhìn mô phạm và sự phán xét đạo đức, thì cuốn sách này thực sự đắt giá về phương diện nghiên cứu tâm lý. Tâm lý của một cô bé tuổi dậy thì. Tâm lý của một cậu bé bị tổn thương và diễn biến sự thương tổn ấy, kéo dài, ghi dấu ấn trong mọi hành vi của cậu sau này – dẫu đã trở thành người đàn ông trưởng thành.

Lolita và Người tình. Cả hai cô bé trong hai cuốn sách đều có khả năng giăng bẫy đàn ông một cách bản năng hoàn hảo và có thể nói rằng ai đã một lần mắc vào lưới của nàng sẽ vĩnh viễn không thể nào quên được hình bóng ấy.

Riêng về cuốn Lolita, dù đã khá dửng dưng với chữ nghĩa, tôi vẫn bái phục tài xây dựng mê cung chữ của tác giả. Những lớp chữ phủ chồng lên nhau, đan cài quấn quyện vào nhau, gợi tình một cách thản nhiên như thể vô can khỏi những gì nó khuấy lên trong lòng người đọc. Hồn nhiên như nymphet.

Lẽ dĩ nhiên không phải ai cũng có thể cảm được hết các lớp sóng tình ấy, thế nhưng ít nhiều cũng sẽ bị nó tác động.

Còn ai đã từng trải qua thời nymphet, từng cảm thấy sự ngây thơ nồng nàn của nàng trong không gian, thì không thể không thở một hơi dài từ trái tim nhói lên cơn đau xưa cũ bị lưỡi dao tàn nhẫn của tác giả khẽ lách vào:

Đức hạnh là cái giá mà lũ người trần
Phải trả để cảm được cái đẹp thiên thần 

Trong những ngày Hà Nội như thế này, khi mưa rơi bên ngoài như đêm nay, khi đã chán mọi thứ trên đời, thì chọn đọc Lolita theo cách nhàn nhã nhất là lướt trên mê cung chữ, dùng trí tưởng tượng để tái hiện từ từ như xem một bộ phim, đắm mình trong tình ái.

Thứ tình ái nguy hiểm, cấm kỵ, nhưng cám dỗ…

Mei Ann.

Tags: