Lịch sử Israel: Thành công là con đường duy nhất để tồn tại
Lịch sử Israel: Thành công là con đường duy nhất để tồn tại
Ngày nay, Israel là một quốc gia năng động, nhưng chỉ mới thế kỷ trước, họ vẫn còn là một dân tộc lưu vong. Xét về nhiều khía cạnh, lịch sử Israel là một câu chuyện phi thường, phi thường đến mức khó tin.
LỊCH SỬ ISRAEL – Câu chuyện về sự hồi sinh của một dân tộc – Bìa cứng
(31 lượt)

Số phận của một dân tộc lưu vong

Dân tộc Do Thái lập quốc và dựng nên nền văn hóa của mình tại Judea - một vương quốc cổ đại ở Israel thuộc phía tây lục địa châu Á. 

Nhưng hết lần này đến lần khác, những đế chế lớn cai trị khu vực như Babylon, Ba Tư, Hy Lạp và La Mã đều tìm cách trục xuất họ khỏi Judea. Vậy nên trong suốt bốn ngàn năm lịch sử, chúng ta thấy Israel chỉ có hai giai đoạn hoàng kim cộng lại được khoảng 160 năm. Một dưới thời David - Solomon (1010-931 TCN) với ánh sáng của Ngôi sao David tỏa sáng bên một vùng trời Địa Trung Hải. Một dưới triều đại Hasmonea (140-63 TCN) với “hạt lúa mì lớn tướng như hạt đậu, hạt lúa mạch như trái ô liu và đậu lăng như những đồng tiền vàng.” 

Nhưng kể từ khi Đền thờ Jerusalem bị san bằng vào năm 70, những gì chờ đợi họ chỉ còn là tản mát, lưu đày, chiến tranh, chia cắt, giết chóc, và lang thang khắp thế giới

Trong tình cảnh ly tán không quê hương đó, họ vẫn chứng tỏ được nghị lực phi thường của một dân tộc kiên cường, họ không chỉ tồn tại (một cách khá thành công ở bất cứ nơi nào mà họ đặt chân đến) mà còn bảo tồn văn hóa, tôn giáo và phong tục gần như nguyên vẹn của mình. 

lich-su-israel
Người Do Thái ở trại tập trung dân tị nạn Ma'abarot, 1950. Ảnh:  National Photo Collection of Israel

Thế nhưng, dẫu có kiên cường đến mấy, hai thế kỷ đằng đẵng dường như đã là cực hạn đối với người Do Thái và những quốc gia đang ngày càng bài xích người Do Thái. Năm 1898, Mark Twain từng viết: “Người Do Thái đang bị đặt ngoài vòng pháp luật tại Nga. Tây Ban Nha trục xuất họ từ 400 năm trước và Áo cũng làm điều tương tự vài thế kỷ sau đó. Trong mọi thời đại, châu Âu Ki-tô giáo đều cấm đoán người Do Thái. Hết công việc này đến công việc khác bị tước đoạt khỏi tay họ bằng luật lệ cho đến khi thực sự không còn gì.”

Cơn ác mộng của dân tộc Do Thái càng trở nên tồi tệ khi ý thức hệ cực đoan và bạo lực chống lại người Do Thái bùng nổ.Hitler tuyên bố chủ nghĩa phục quốc Do Thái là một phần trong âm mưu của người Do Thái. Chỉ riêng trong sự kiện Kristallnacht (Đêm thủy tinh), hơn 1.000 giáo đường Do Thái bị đốt cháy, 7.000 cơ sở kinh doanh thuộc sở hữu của người Do Thái bị phá hủy, nhiều phụ nữ bị hãm hiếp. Nhiều người khác thà tự tử còn hơn phải đối mặt với số phận tương tự. Tính đến khi Thế chiến thứ hai kết thúc, Đức Quốc xã đã sát hại gần ba triệu người Do Thái. 

“Hãy cố kìm tiếng khóc,

Để đôi mắt ngươi không rơi lệ;

Bởi có phần thưởng cho lao động của ngươi…

Và có niềm hi vọng cho tương lai của ngươi - 

Con cháu của ngươi sẽ trở về quê hương của chúng.”

Jeremiah 31: 16-17

Trong suốt 2000 năm, họ đã sống mà không có sự tự chủ về mặt chính trị. Khi châu Âu quay lưng với người Do Thái, họ biết đã rằng đã đến lúc họ phải đi tìm miền đất hứa của riêng dân tộc mình, xây dựng lại quê hương của mình hoặc biến mất. Đó là mục tiêu của hàng trăm nghìn người bị trục xuất từ Bắc Phi, Iran và Iraq, và hàng trăm nghìn người khác là người tị nạn từ cuộc diệt chủng Holocaust - những người mang trên mình chấn thương và vết sẹo từ những trải nghiệm kinh hoàng. 

Lịch sử thành lập nhà nước phi thường đến khó tin

Hành trình hồi hương và lập nên một nhà nước mới của người Do Thái là câu chuyện khó tin nhưng đã thật sự xảy ra ở thế kỷ XX. Có nhiều nguyên nhân, nhưng mấu chốt là họ có một thứ vũ khí bí mật: Họ không còn nơi nào để đến, ngay cả khi họ có thể rời đi.

Không có gì phản ánh đúng hơn về hoàn cảnh sinh tồn của người Do Thái trên toàn cầu trong thời kỳ này bằng câu chuyện về ba con tàu tị nạn khác nhau. Con tàu đầu tiên tên St. Louis. Con tàu đầu tiên khởi hành từ Đức đến Cuba sau sự kiện Kristallnacht. Dù đã mua thị thực Cuba, họ bị từ chối cho nhập cảnh và buộc phải vòng về châu Âu. Sau nhiều lần đàm phán, ¾ số hành khách may mắn tìm được chỗ đặt chân, ¼ còn lại quay về chính nơi họ khởi hành và thiệt mạng trong thảm sát diệt chủng Holocaust.

Con tàu thứ hai mang theo 1.730 người tị nạn đến bờ biển Palestine. Chính quyền Ủy trị của Anh từ chối cho họ vào Palestine và ra lệnh cho tàu Patria đưa họ đến một hòn đảo ở Ấn Độ Dương. Thành viên quân kháng chiến đặt chất nổ lên tàu để ngăn chặn việc khởi hành và chất nổ gây ra nhiều thiệt hại hơn dự kiến. Con tàu nổ tung và chìm và hơn 250 người đã chết đuối.

Con tàu thứ ba, Struma, chở 769 người tị nạn Do Thái đến Palestine. Vốn dĩ chuyến đi chỉ kéo dài vài ngày nhưng do sự cố về động cơ, nó neo đậu tại cảng Istanbul. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ chối làm nơi trú ẩn cho hành khách. Người Anh từ chối cho phép họ vào Palestine, kể cả là tạm thời, và chiếc tàu bị kéo và bỏ lại Biển Đen trong tình trạng hỏng hóc động cơ. Một tàu ngầm Liên Xô nhận lệnh đánh chìm mọi con tàu trung lập trong khu vực (để ngăn nguyên liệu thô đến Đức). Kết quả, chỉ một người trên tàu sống sót.

Trong rất nhiều buổi cầu nguyện suốt 2000 năm, dù ở bất kỳ nơi đâu, người Do Thái cũng hướng về vùng đất thánh, mong mỏi đến ngày có thể trở về quê hương. Trớ trêu thay, không phải lời cầu nguyện và chính sự kinh hoàng của thế kỷ XX đã biến ước mơ của họ thành hiện thực. 

Nơi họ đến là một vùng đất sa mạc cằn cỗi với nhiều khu vực còn là đất hoang, cằn cỗi và khắc nghiệt - nơi mà những người Do Thái mồ côi đã phải học cách sinh tồn trong tuyệt vọng. Nhưng thiên nhiên vẫn chưa phải là vấn đề lớn nhất. Đáng kể hơn phải nói đến mâu thuẫn với người Palestine mà cho đến nay vẫn là một trong những xung đột khó hòa giải nhất trên thế giới, kéo theo ít nhất sáu cuộc chiến tranh Trung Đông.

5000 năm trước, tổ tiên người Israel và Arab định cư trong cùng một khu vực. Trong khi người Do Thái lưu vong, người Arab xây dựng nên đất nước Palestine. Vì vậy khi người Do Thái quay về, điều đầu tiên họ cần phải làm đó là tìm cách chung sống hòa bình với người Palestine, hoặc trục xuất người Palestine khỏi vùng đất này. Cách đầu tiên đã không thành công. Và người Do Thái đã lặp lại hành vi tàn nhẫn mà những đế quốc xưa kia đã làm với họ - buộc người Palestine rời đi.

Tháng 5 năm 1948, nhà nước Israel ra đời 

sach-lich-su-israel
Lịch sử Israel - cuốn sách kể về câu chuyện hồi sinh của một dân tộc đặc biệt trên thế giới. 

Tất nhiên, việc một dân tộc đến và trục xuất người bản địa - thành lập một quốc gia mới, là điều khó có thể chấp nhận vào thế kỷ XX. Người Do Thái gặp rất nhiều phản đối từ những quốc gia lân cận. Mâu thuẫn tôn giáo và sắc tộc,  tẩy chay kinh tế và khủng bố diễn ra từng những năm 1930s cho đến tận ngày hôm nay. Người Arab chống lại sự nhập cư của người Do Thái bằng cách đốt phá đất nông nghiệp và vườn cây ăn quả mà họ gầy dựng được. Tất cả khu định cư, xe bus và thường dân Do Thái đều trở thành mục tiêu. Ai Cập đóng cửa kênh đào Suez, tổng thống Ai Cập kêu gọi tiêu diệt Israel và xung đột diễn ra dọc theo biên giới hai nước trong nhiều thập niên.  

Đáp lại, năm 1967, không quân Israel phá hủy lò phản ứng hạt nhân của Iraq nhằm cản trở chương trình vũ khí hạt nhân của Iraq. Năm 2007, Israel phá hủy lò phản ứng hạt nhân tại Syria… Người Do Thái, bằng mọi giá, đã biến Israel trở thành miền đất hứa của dân tộc mình. Bởi trên hết, hai thế kỷ lưu lạc đã cho họ biết rằng, người Do Thái đã không còn nơi nào để đến, ngay cả khi họ có thể rời đi. 

Đất nước từng gắn liền với hình ảnh những người bất lực chạy trốn khỏi châu Âu đã trở thành cường quốc quân sự hùng mạnh. Dường như không có dân tộc nào trải qua thời kỳ tai ách mà vẫn vươn lên tầm cao và đạt được nhiều thành tựu đến thế trong vài thập niên ngắn ngủi. Dù tất nhiên, sự hồi sinh này đã khiến họ phải trả giá rất đắt. Israel, với sự hiện diện của mình, cho đến nay vẫn một là câu chuyện phức tạp và nhiều mâu thuẫn, vừa kịch tính vừa đáng buồn.

- Trạm Đọc tổng hợp -

Tags: