Làm gì khi bạn không sinh ra ở vạch đích: Những giới hạn cản trở chúng ta đến thành công
Làm gì khi bạn không sinh ra ở vạch đích: Những giới hạn cản trở chúng ta đến thành công
Khởi điểm càng thấp càng phải nỗ lực. Nếu xuất phát điểm của bạn không bằng người khác, cách duy nhất để bạn vượt qua họ là nỗ lực gấp trăm gấp nghìn lần.

“Khả năng của mình chỉ có vậy, có cố thế, cố nữa cũng chẳng ích gì?”; 

“Người ta sinh ra đã ở vạch đích rồi, mình làm bao giờ cho bằng được chúng nó!”

Đây có phải là câu nói bạn vẫn thường miệng thốt lên mỗi khi vấp váp, thất bại hoặc nhìn thấy thành công của người khác? Là bởi bạn đang tự giới hạn và đánh giá thấp bản thân hay bạn không có đủ tự tin để dũng cảm làm những điều mình muốn?

Nếu như bạn là người có ước mơ, có lý tưởng và khát khao muốn hoàn thành… thì bạn phải hành động. Ước mơ mà không hành động thì mãi mãi chỉ nằm trong mộng tưởng, hành trình dài mà không đi thì mãi mãi vẫn chẳng thể chạm đích. Giới hạn đặt ra để bứt phá, chứ không phải điểm tận cùng. Đường xa mới biết ngựa hay, tiềm năng của con người là vô hạn, đi nhiều làm nhiều bạn mới có thể khai phá khả năng và phát huy hết năng lực của mình.

Trong chúng ta, ai cũng cần niềm tin động lực để có thể mạnh mẽ và quyết đoán hơn khi đứng trước những ngã rẽ lớn; ai cũng cần có sức mạnh để tự mình đứng dậy sau những va vấp cuộc đời… Quan trọng hơn, chúng ta quyết tâm muốn chinh phục ước mơ và khát khao có thể làm nên những điều lý tưởng… hay chí ít là có thể hoàn thành mọi mục tiêu?

Chúng ta vẫn thường ấm ức, thậm chí là ghét cay ghét đắng một hình mẫu “con nhà người ta” trong mắt bố mẹ.

Vậy “con nhà người ta” kia là ai?

Không xác định! Cũng không cụ thể! Nhưng đó là một hình mẫu đầy lý tưởng, chăm ngoan học giỏi, công việc ổn định, tình yêu viên mãn… thực sự là một tượng đài sừng sừng không dễ gì lay chuyển.

Sự thành công mỹ mãn mà họ có được ngày hôm nay là do họ có nền tảng tốt, có cha mẹ giàu, là con ông cháu cha… Hay là do họ đã không ngừng nỗ lực mỗi ngày, đã bất chấp những va vấp và thất bại để chinh phục ước mơ?

Nếu chúng ta vẫn cố chấp giới hạn khả năng của bản thân bằng những mặc cảm hết sức tầm phào: Nền tảng, gia cảnh không tốt, bố mẹ không phải đại gia, bản thân lại là người không giỏi giang gì… thì có cố gắng thế nào đi chăng nữa cũng chẳng bao giờ theo kịp họ.

Trong cuốn sách Giới hạn của bạn chỉ là xuất phát điểm của tôi, có một câu nói thế này: “Một ngày của bạn ra sao cả đời sẽ như thế.” Nhiều lúc chúng ta cứ nghĩ, việc thay đổi bản thân quan trọng như thế cứ để ngày mai hãy bắt đầu, nhưng ngày mai lại hẹn ngày mai nữa, rồi ngày này qua ngày khác lười biếng tạo cho mình một cuộc sống tầm thường vô vị.

Một ngày qua đi, khoảng cách giữa những người tài giỏi và chúng ta lại xa thêm một chút. Vậy thử tưởng tượng, sau mười năm khoảng cách ấy sẽ lớn thế nào? - Nó có thể đủ để chúng ta xách dép chạy theo họ cũng không kịp.

Bạn cho rằng thành công của họ là nhờ vào nền tảng gia đình, do nịnh bợ cấp trên hoặc nguyên nhân nào khác bạn không biết? Sự nghi ngờ, đố kỵ chỉ khiến bạn giậm chân tại chỗ, thậm chí tụt lùi, trong khi cuộc sống của những người bạn đố kỵ ngày càng tốt hơn. Người thông minh dành thời gian để học hỏi, còn kẻ vô dụng sẽ chỉ biết gièm pha. Bạn không làm được không có nghĩa người khác cũng không làm được. Tầm nhìn quyết định hoài bão, nhận thức quyết định bạn có thể đi được bao xa.

Michael Phelps đã vượt qua giới hạn của bản thân để đạt được những thành tích vượt trội và trở thành huyền thoại của những huyền thoại trong làng bơi lội nói riêng và giới thể thao thế giới nói chung khi vượt qua kỷ lục tồn tại 2168 năm của lịch sử Olympic với 22 chiếc huy chương vàng. Anh quan niệm: Chúng ta không nên đặt giới hạn cho bất cứ điều gì, bởi bạn càng dám mơ thì bạn càng có thể tiến xa.

Phải, giới hạn là có thật nhưng chắc chắn không phải là thứ tồn tại duy nhất. Giới hạn có thể bắt nguồn từ những định kiến xã hội, từ chính bản thân mỗi người trong chúng ta. Vậy nhưng, giới hạn cũng chính là động lực để bạn biết bạn cần phải phá vỡ nó để bứt phá cho bản thân và thậm chí cho cả những mục đích, những sứ mệnh cao lớn hơn.

Không có giới hạn thì không bao giờ bạn có thể bứt phá – Bởi không có giới hạn, bạn không có động lực và đích đến cho mọi cuộc đua. Và vì thế an nhàn sẽ mãi an nhàn, bạn sẽ luôn hài lòng với chính bản thân mình mà không biết mình hoàn toàn có khả năng phá vỡ những giới hạn đó để bứt phá.

Vậy “Giới hạn” chắc hẳn không còn là ranh giới an toàn của mỗi người nữa. Giới hạn được đặt ra là để phá bỏ! Xuất phát điểm ở đâu không quan trọng, quan trọng là sau khi rời khỏi vạch xuất phát bạn có thể đi được đến đâu.

Tags: