“Không Gia Đình” – Hector Malot – Hình Ảnh Cậu Bé Remi Cô Đơn Trong Bản Thân Mình
“Không Gia Đình” – Hector Malot – Hình Ảnh Cậu Bé Remi Cô Đơn Trong Bản Thân Mình
“Không gia đình” một tác phẩm kinh điển để đời cho ai yêu thích cuộc phiêu lưu trong tác phẩm. Hector đã tạo ra làn sóng khi viết cuốn sách này, không chỉ trẻ em thích thú mà còn cả người lớn

Hector đã vẽ nên bức tranh số phận những con người bất hạnh, nhưng trong lời văn của ông thể hiện một điều mạnh mẽ, đầy hy vọng ở nơi nhân vật. Mặc dù ở trong hoàn cảnh cô đơn nhất, vẫn mạnh mẽ bước đi và tiến về phía trước, ngày mai có ra sao hôm nay phải khỏe để mai còn tiếp tục. Qua cuộc hành trình của nhân vật Remi và ông cụ Vitalis nhà văn đã tạo nên một nhân vật đầy vẻ cô đơn, trắc trở trong cuộc sống. Có lẽ đây chính là điều thành công nhất trong sự nghiệp của Hector. Và tác phẩm của ông được đông đảo các độc giả nhỏ tìm đọc trên khắp đất nước. Hình ảnh cậu bé Remi hiện lên trong lòng độc giả nỗi tâm tư cô đơn giữa dòng người khi chưa tìm lại được người thân, và cuối cùng cậu cũng đã tìm lại niềm hạnh phúc vào cuối tác phẩm.
Mái ấm gia đình luôn luôn là điều hạnh phúc của mọi đứa trẻ, gia đình giúp phát triển về mặt tinh thần lẫn thể xác cho chúng. Bên cạnh đó, sự may mắn ấy không thể đến được với Remi, khi cậu phát hiện ra một số điều. Thứ nhất, “Tôi là một đứa trẻ người ta nhặt”, thứ hai, mãi đến năm 8 tuổi, cậu cứ nghĩ mình có một người mẹ như bao đứa trẻ khác, cũng được hanh phúc như mọi người. Vì mỗi lần cậu có chuyện buồn phiền, hay chuyện vui, mắc mưa… đề có hình bóng người phụ nữ dịu dàng đến bên cậu, sẵn sàng làm tất cả vì cậu. Giây phút ấy rất hạnh phúc đối với cậu. Có ai mầ không hạnh phúc khi được tình yêu thương ấy thế mà cậu lại hut hẫng khi bị đối xử lạnh nhạt từ ba nuôi của mình. Khi ông từ thị trấn Pari về, ông lại hỏi một câu nghe rất đau lòng “Cái này thằng này là thằng nào?”.

Ảnh: Sưu tầm

Cuộc sống vào cuối thế kỉ 19 đầy khó khăn, nguy hiểm, con người lao động cực khổ để có miếng ăn, đế giúp phát triển cuộc sống tốt hơn. Nhưng chẳng mấy khả quan khi lao động như vậy, bố nuôi của Remi cũng vậy, ông đã thay đổi và cuối cùng dẫn đến ông bị thương. Ông phải đi kiện tụng, mất bao nhiêu tiền và rồi thua kiện. Điều ấy là khiến ông không muốn nuôi Remi vì nghĩ sẽ nghèo đi mất nếu nuôi thêm cậu. Ông đành phải đuổi cậu đi, mặc dù trong thâm tâm ông không muốn.

Khi đã không còn ở với má barberin, Remy có những suy nghĩ khi lòng trống trải, vô định:

“Cái nhà thân yêu của ta ơi! Khi ta bước chân qua ngưỡng cửa để xa mày, ta cảm thấy hình như rút ruột đề lại”
“Tôi nhìn quanh. Đôi mắt mờ lệ của tôi chẳng trông thấy ai hòng cầu cứu. Không một bóng người trên những cánh đồng cỏ xung quanh”
“Nhưng không ai đáp lại tiếng gọi của tôi cả, nó vang lên rồi tự tắt dần trong tiếng nức nở”
“Cái nơi tôi sống tuổi thơ và lớn lên, cái ngôi nhà lẻ loi cô quạnh của má tôi hiện ra”
“Nhưng mà nỗi niềm ly biệt đau đớn trong lòng tôi lúc ấy làm cho tôi không thể nghe lọt những lời hay, lẽ phải”.
“Xua nay tôi vẫn khao khát một đôi giày”
“Có lẽ sợ sự yên lặng, sợ cảnh cô quạnh và đêm tối”

Nỗi giằng xé trong tâm tư càng lúc càng tăng lên, cậu không điều khiển được cảm xúc. Cậu cảm thấy cô đơn “Chẳng có ai để yêu thương, không có má Barberin!”. Remy thật tội nghiệp. Khi nỗi cô đơn bao trùm lên cậu, cậu không còn chút sức lực nào thì ngay khi đó con Capi lại động viên cậu “Gắng lên! Gắng lên!”. Nhưng trong tâm trí tôi vẫn còn chút lo sợ “Lòng tôi se lại vì một nỗi lo sợ mơ hồ”.

Hình ảnh nhân vật cô đơn Remi đã hiện lên đầy vẻ chân thực, phản ánh số phận cơ cực của những đứa trẻ không gia đình, không có nơi nương tựa. Màu u buồn trùm lên cậu một cách đột ngột khiến cho ai khi đọc tác phẩm này sẽ thấy cậu là một người cô đơn. Cô đơn trong chính bản thân nhân vật, cô đơn từ lúc sinh ra cho đến lúc lớn lên. Cô đơn ở nhân vật này là do hoàn cảnh sống, tập thể con người và thời đại quy định.

Tác giả đã khéo léo trong việc hình thành tính cách nhân vật, ông không hoàn toàn để họ rơi vào cảnh khốn cùng, ông đã nhem nhóm lửa hy vọng trong họ, cho họ con đường sống. Đây là điều tuyệt vời nhất trong tác phẩm, và nó cũng là điểm sáng cho kiểu nhân vật cô đơn của ông.

Tác giả: Lương Nguyễn Xuân An – Nguồn: Văn học 365

Tags: