Khi cảm xúc lấn át lý trí: Giới hạn đạo đức nào dành cho tất cả mọi người
Khi cảm xúc lấn át lý trí: Giới hạn đạo đức nào dành cho tất cả mọi người
Hãy thôi tranh cãi về việc ăn thịt chó.
Trên đường đến nơi làm việc, bạn đi ngang qua một cái ao nhỏ. Vào những ngày nóng nực trẻ em vẫn đến chơi ở ao vì mực nước chỉ đến bắp chân. Hôm nay thời tiết mát mẻ, tuy nhiên, trời vẫn khá sớm, vì vậy bạn ngạc nhiên khi thấy một đứa trẻ đang nghịch nước trong hồ. Khi đến gần hơn, bạn thấy đó chỉ là một đứa bé mới biết đi, đang vùng vẫy và không thể đứng thẳng hay bước ra khỏi hồ. Bạn tìm kiếm cha mẹ hoặc người trông trẻ nhưng không có ai xung quanh. Cùng lúc đó đứa bé cũng không thể cố giữ đầu cao hơn mực nước được nữa. Nếu bạn không lội xuống và kéo đứa bé ra, nó rất có thể sẽ chết đuối. Lội xuống rất dễ dàng nhưng bạn sẽ làm ướt đôi giày mới mua và lấm bẩn quần áo. Nếu bạn cứu đứa bé đó, đem nó về cho người thân rồi về nhà thay quần áo, bạn sẽ bị trễ giờ làm. Bạn nên làm gì?

Đây là một ví dụ về đạo đức trong cuốn Cứu lấy cuộc sống: Hành động bây giờ để chấm dứt đói nghèo của triết gia Peter giúp bạn có nhiều trường hợp khiến bạn băn khoăn khi nghĩ về những vấn đề liên quan đến đạo đức. Singer cho rằng đây là một vấn đề dễ giải quyết. Rõ ràng, bất cứ ai cũng nên nhảy vào và cứu đứa bé bởi nếu không làm như vậy sẽ là không có lương tâm. Sau đó Singer sẽ tiếp tục nói về một ví dụ khác trong đó:

Mỗi ngày có tới 270.000 trẻ em chết ở châu Phi. Một số chết vì thiếu thức ăn. Một số khác chết vì dịch bệnh như sốt rét, sởi, tiêu chảy… tình trạng đó không tồn tại ở các nước phát triển hoặc nếu có, chúng cũng khó có thể gây tử vong. Nếu bạn bỏ tiền ra để quyên góp cho các tổ chức cứu trợ như UNICEF, Oxfam thì họ có thể cứu được nhiều trẻ em hơn.

Câu hỏi đặt ra là mạng sống của những đứa trẻ ở châu Phi có khác gì mạng sống của đứa bé sắp chết đuối kia không? Nhiều người nói rằng không thể so sánh hai chuyện hoàn toàn khác nhau như vậy nhưng hầu hết mọi người thấy không thoải mái khi đọc câu chuyện thứ hai. Thực tế là cả hai đều khá giống nhau ngoại trừ một điểm khác biệt. Trong câu chuyện thứ nhất, bạn có khả năng nhận ra khoảng cách giữa những gì bạn nên làm và những gì bạn thật sự sẽ làm: bạn nên cứu đứa bé, bạn hoàn toàn có thể cứu nó và nếu như không làm thế bạn sẽ thấy áy náy lương tâm. Trong ví dụ thứ hai, người ta gọi đó là Điểm Mù đạo đức, thứ mà chắc chắn sẽ xuất hiện. Hầu hết mọi người sẽ cảm thấy xấu hổ nếu họ biết họ đã thất bại trong việc cứu mạng sống mà chỉ cần một số tiền tương đối nhỏ cho việc quyên góp nhưng đa phần chúng ta đều không làm vậy. 

Thí nghiệm nổi tiếng nhất về tâm lí học của Stanley Milgram có lẽ là ví dụ xuất sắc và nổi tiếng nhất để chứng minh rằng con người có thể trực tiếp thực hiện hành vi thiếu đọa đức để hoàn thành nghĩa vụ của mình với chính quyền. Đó là bởi vì họ được trao cho quyền lực mà không cần phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Video ngắn kể về thí nghiệm đó như sau:

Trong cuộc thử nghiệm, các tình nguyện viên đóng vai một “giáo viên” đặt ra những câu hỏi cho “sinh viên”. Nếu sinh viên này trả lời sai, người giám sát thí nghiệm yêu cầu “giáo viên” phải phạt anh ta bằng cách nhấn các nút gây sốc điện với cường độ lớn dần, cao nhất lên đến 450 volt.

Những “giáo viên” tham gia thử nghiệm được yêu cầu không được ngừng tra tấn, mặc dù họ thấy người "sinh viên" phải chịu sự khổ sở cùng cực.

Thí nghiệm của Milgram đã hứng chịu không ít chỉ trích và phê phán. Thực ra, người “sinh viên” bị giật điện chỉ là một diễn viên giả vờ đau đớn mà thôi.  Trước khi thực hiện thí nghiệm, người ta dự đoán sẽ dưới 3% các tình nguyện viên dám bấm nút 450 volt khi người giám sát ra lệnh. Nhưng thực tế, đã có 26 trên tổng số 40 người bấm nút tra tấn cực đại (tỉ lệ lên đến 65%).

Milgram giải thích, nếu con người bị đặt vào những tình huống phải chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, họ có thể làm những điều đi ngược lại niềm tin đạo đức của chính họ dù không hề muốn.

Trong cuộc sống chúng ta rất hay phải đối mặt với các quyết định liên quan đến đạo đức hay giá trị đạo đức của bạn là gì. Có lẽ phải có 90% các quyết định trong cuộc sống của chúng ta là các quyết định đạo đức. Bỏ tù 2 thanh niên cướp bánh mì vì quá đói là đúng hay sai? Trường Giang cầu hôn Nhã Phương có phải quyền tự do của anh không? Tại sao lại cấm mại dâm mà không coi nó là một ngành nghề lao động (sử dụng cơ quan sinh dục) như các ngành nghề sử dụng các bộ phân khác như chân tay, trí óc? Tại sao chúng ta cấm hôn nhân đồng giới, loạn luân, quan hệ với động vật...? Ngoài địa hạt khoa học, đương đầu với những câu hỏi về sự thật (ví dụ Trái Đất quay quanh mặt Trời hay ngược lại) thì con người hàng ngày luôn phải đối mặt với các câu hỏi đạo đức: Mình (và người khác) làm thế này là đúng hay sai? Nó có chấp nhận được về mặt đạo đức hay không?

Giáo sư Jonathan Haidt đề ra một mô hình mà tôi cho rằng là đúng hơn và ngày nay nhận được nhiều sự đồng thuận trong giới nghiên cứu hơn khi giải thích về các phán xét đạo đức. Ông cho rằng “các phán xét đạo đức đức cũng không khác gì các phán xét về cái đẹp. Khi bạn nhìn thấy một bức tranh, bạn thường thường tự động và ngay lập tức biết rằng bạn có thích nó hay không. Nếu ai đó hỏi bạn tại sao nó đẹp, bạn bắt đầu bịa. Bạn tìm kiếm một lời giải thích hợp lý trong đầu về lý do thích bức tranh và chộp ngay lấy bất cứ cái nào hiện lên đầu tiên nghe có vẻ hợp lý...

Tags: