Kazuo Ishiguro: ‘Viết những gì bạn biết’ là điều ngu ngốc nhất mà tôi từng nghe
Kazuo Ishiguro: ‘Viết những gì bạn biết’ là điều ngu ngốc nhất mà tôi từng nghe
Những lời khuyên hấp dẫn của tác giả đoạt giải Nobel Văn học.
Kazuo Ishiguro, 67 tuổi, tác giả của cuốn Tàn ngày để lại, Mãi đừng xa tôi, Dạ khúc và tác phẩm mới nhất của ông là The Buried Giant. Ông đoạt giải Nobel Văn học năm 2017. Hầu hết các tác phẩm đều rất đa dạng về thể loại, chủ đề, phong cách và cách trình bày. Ông nằm trong số ít các tác giả luôn nhận được những đánh giá cao về tác phẩm. Nếu bạn muốn “nối gót” ông ấy thì đây là bài viết dành do bạn. Bài viết này mô tả quá trình thành công của Ishiguro, bao gồm những điều anh ấy thích (và ghét) trong văn học và một số lời khuyên dành cho các nhà văn trẻ.

 

Đừng viết những gì bạn biết.

 

Ông cho rằng “Viết những điều bạn biết” là điều ngu xuẩn nhất mà tôi từng nghe. Điều này chẳng khác gì khuyến khích mọi người viết một cuốn tự truyện buồn chán. Điều này không khơi dậy trí tưởng tượng và tiềm năng của các nhà văn. - Trả lời trong cuộc phỏng vấn của ShortList.

 

Bỏ qua ranh giới thể loại.

Có thể nào những gì chúng ta nghĩ về ranh giới thể loại là những thứ đã được phát minh khá gần đây bởi ngành xuất bản? 

Gần đây, ngành xuất bản đã tự đưa giới hạn cho các tác giả về thể loại. Tôi đã từng gặp một trường hợp nói rằng tác giả sẽ được đưa một số mẫu văn nhất định và chỉ cần viết theo các mẫu này là được. Người đọc cũng sẽ lựa sách theo phân loại này. Tôi nghĩ rằng các tác giả và độc giả hiện nay quá coi trọng ranh giới này, và nếu bạn muốn vượt qua ranh giới này thì hãy suy nghĩ thật kỹ. Thành thật, tôi muốn phá vỡ quy tắc này. Một phần lớn nguyên nhân giúp tôi đứng ở vị trí này là do tôi không theo bất kì nguyên tắc nào. - Chia sẻ của Kazuo Ishiguro trong cuộc trò chuyện với Neil Gaiman trong New Statesman.

Kazuo Ishiguro với Neil Gaiman trong New Statesman

 

Nghĩ tới cảm xúc của người đọc khi viết.

“Tôi không bao giờ nhắc đến loại đạo đức nào trong các tiểu thuyết của mình. Nhưng tôi luôn muốn làm nổi bật một số khía cạnh của con người. Tôi thực sự không muốn nói theo kiểu thể hiện đừng làm thế này hay làm thế kia. Đây là quan điểm cá nhân của tôi. Đối với tôi, cảm xúc là yếu tố quan trọng nhất trong một cuốn tiểu thuyết” - Từ một cuộc phỏng vấn tại HuffPost. 

 

 

Dựa trên các mối quan hệ trong truyện. 

 

 

“Tôi đã từng nghĩ về các nhân vật, cách để phát triển tính cách lập dị và kỳ quặc của họ. Sau một thời gian, tôi nhận ra rằng việc nên tập trung vào các mối quan hệ trong truyện và phát triển nhân vật một cách tự nhiên mới là đúng. Cuốn tiểu thuyết phải là một vở kịch đích thực giữa con người, các mối quan hệ phải được phát triển một cách tự nhiên. 

Vì vậy, hãy bắt đầu câu chuyện bằng các mối quan hệ.

Tôi tự hỏi mình: Một mối quan hệ thú vị là gì? Mối quan hệ ấy có phải là một cuộc hành trình không? Tiêu chuẩn là gì? Mọi người nói về các mối quan hệ theo ba chiều, bạn cũng có thể làm theo cách đó.” - Theo cuộc phỏng vấn với Richard Beard.

  

Hãy thử kế hoạch “Crash” để tĩnh tâm, chu toàn cho công việc. 

 

 Chia sẻ trong bài viết “Cách Tôi Viết Những Điều Còn Lại Trong Bốn Tuần” được đăng trên The Guardian: “ Khi nói đến việc viết tiểu thuyết, nhiều người nghĩ rằng họ sẽ phải làm việc trong nhiều giờ, nhưng tôi ít nhiều nghĩ khác đó là “Sau bốn giờ viết liên tục, năng suất viết của tác giả sẽ giảm dần”. Kể từ mùa hè năm 1987 đến gần đây, tôi tin rằng tôi cần phải có hướng đi khác mạnh mẽ hơn. Lorna - vợ tôi - cô ấy đồng ý với tôi. Vì vậy, chúng tôi đã nghĩ ra một kế hoạch. Trong khoảng bốn tuần, tôi sẽ xóa sạch nhật ký của mình và tiếp tục một kế hoạch gọi là “Crash”. Trong thời gian đó, tôi sẽ không làm gì khác ngoài việc viết từ 9 giờ sáng đến 10 giờ 30 tối, từ thứ Hai đến thứ Bảy. Mỗi ngày, tôi sẽ được nghỉ một giờ cho bữa trưa và hai giờ cho bữa tối. Tôi sẽ không nhận thư nào khác và sẽ không cầm tới điện thoại cũng không đón khách nào tới nhà. Lorna bận rộn với lịch trình riêng của cô ấy nên tôi sẽ chia sẻ việc nội trợ với vợ. Bằng cách này, chúng tôi hy vọng tôi không chỉ tăng năng suất làm việc trong đời thực mà còn đạt được điều đó trong thế giới “ảo” của tôi. Đây chính là cách tôi viết ra cuốn The Remains of the Day. 

Trong suốt những ngày tháng đó, tôi viết tự do, không quan tâm đến văn phong. Ưu tiên duy nhất của tôi là khiến cho các ý tưởng liên tục xuất hiện và phát triển chúng. Những câu văn “kinh khủng”, những đoạn hội thoại “đanh thép”, những cảnh đang còn dở dang - tôi chấp nhận để chúng đó và tiếp tục viết đoạn khác.

Kazuo và vợ - bà Lorna

  

Sống cùng những “bản nháp” 

 

Trong cuộc phỏng vấn với The Paris Revi, ông chia sẻ: “Tôi có hai cái bàn làm việc. Một cái có độ dốc để thuận tiện cho việc viết và cái kia thì là mặt bàn phẳng và có máy tính trên đó. Máy tính đó từ năm 1996 và nó không kết nối được với Internet. Tôi thích viết trên cái bàn dốc cho những bản thảo đầu tiên. Tôi muốn giữ bí mật cho bản thảo đầu tiên đó vì vậy nó thực sự lộn xộn. Tôi không để ý tới bất kì điều gì liên quan tới văn phong hay sự mạch lạc. Lúc này, chỉ đơn giản là tôi ghi lại mọi thứ trên giấy. Nếu đột nhiên có một ý tưởng mới không liên quan tới những cái có trước đó, tôi sẽ vẫn ghi nó vào. Tôi sẽ sắp xếp các ý sau. Khi tôi viết bản nháp tiếp theo, tôi có ý tưởng rõ ràng hơn về câu chuyện này. Lần này, tôi viết cẩn thận hơn nhiều. Tôi hiếm khi viết tới bản nháp thứ tư. Nhưng có những đoạn riêng lẻ khiến tôi viết đi viết lại nhiều lần.”

 

Đừng để tâm trí của bạn bị ảnh hưởng bởi những điều bạn không mong muốn:  

 

“ Khi bạn viết, nó trở thành một trận chiến để giữ cho thế giới hư cấu của bạn nguyên vẹn. Khi bạn viết, có một trận chiến vô hình sẽ xảy ra để giữ cho thế giới “ảo” của bạn nguyên vẹn. Khi tôi viết, tôi gần như tập trung 100% vào những gì mà tôi đang làm. Ví dụ: Khi viết cuốn Người khổng lồ bị chôn vùi, tôi chưa xem một tập nào của Trò chơi vương quyền. Tôi nghĩ “Nếu tôi xem một cái gì đó như vậy, nó sẽ ản hưởng đến cách tôi tưởng tượng một cảnh hoặc làm xáo trộn thế giới “ảo” mà tôi đã lên ý tưởng” - Chia sẻ trong một phỏng vấn Electric Literature.

 

Cân nhắc các lựa chọn kỹ càng.

“Hầu hết các nhà văn có một số việc mà họ quyết định rất nhanh, nhưng có vài thứ khác thì họ rất cẩn thận trước khi quyết định. Việc lựa chọn ngôi kể chuyện, và bối cảnh luôn là chủ ý của tôi. Bạn phải chọn một bối cảnh thật cẩn thận, bởi mỗi một bối cảnh gắn liền với cảm xúc khác nhau. Nhưng tôi luôn có phương án back-up bằng cách chọn một mối cảnh rộng để có thể ứng biến thoải mái sau đó.” - Từ cuộc phỏng vấn với The Paris Review.

  

Đừng nói bóng gió, ám chỉ nhiều.  

 

“ Tôi không thích sử dụng những ám chỉ, bóng gió trong văn học lắm. “Bạn phải đọc rất nhiều thứ khác” hoặc “Bạn phải có một nền giáo dục tốt về văn học để hiểu những gì tôi viết”... Tôi thực sự không thích bởi tôi cảm thấy nhiều người sử dụng chúng một cách đầy hợm hĩnh. Với tư cách người đọc, tôi không thích nó vì sẽ tốn nhiều thời gian để vừa đọc vừa tìm hiểu. Tôi đang đắm chìm trong cuốn sách và tôi lại phải lật đật thoát ra tìm kiếm thông tin để “giải mã” đoạn văn đó.” - Theo buổi phỏng vấn với Guernica.

 

Cẩn thận ngay từ khi bắt đầu.

 Trích từ cuộc phỏng vấn với Richard Beard: “Mọi thứ đều được xây dựng dựa vào phần mở đầu của mỗi câu chuyện. Bạn phải cẩn thận như cách mà bạn lựa chọn bạn đời vậy. Không ai giống ai, điều này dựa trên kinh nghiệm của bạn, hay sở trường của bạn là thể loại gì. Đừng xem nhẹ một dự án sáng tạo”

Đặng Hương dịch | Lithub.com

Tags: