Hiểu về Trump qua góc nhìn của một ứng viên Phó Tổng thống
Hiểu về Trump qua góc nhìn của một ứng viên Phó Tổng thống
Tổng thống Trump đã có khoảng thời gian khó khăn, ông đang cố gắng để hiểu hết trọng trách của một Tổng thống và, ngược lại, nhiều người trong chúng ta đang cố gắng để hiểu ông.

Có lẽ quyết định quan trọng đầu tiên mà một ứng cử viên Tổng thống phải đưa ra là lựa chọn một Phó Tổng thống để sát cánh với mình. Đã có thời điểm Donald Trump cân nhắc dành chức Phó Tổng thống cho Newt Gingrich.

Sự tính toán chính trị này, tuy không xảy ra, vẫn đặt Gingrich vào một vị trí phù hợp để cung cấp cho chúng ta một hướng nhìn vào Tổng thống Hoa Kỳ hiện nay. Newt Gingrich không phải là một “lính mới” trong làng chính trị Mỹ. Gingrich có tiếng nói quả quyết và thật tâm dù đôi lúc bản thân ông là người hiếu chiến và dễ gây tranh cãi.

Hiểu về Trump là một trong những cuốn sách có thể bán hàng loạt trong một hiệu sách ở sân bay. Nó như một bữa ăn hạnh phúc cho những người đã bỏ phiếu cho Trump vào tháng 11/2016. Đối với những người Mỹ đang sẵn sàng mở lòng để tìm hiểu về vị Tổng thống mới này, đây có lẽ đơn thuần là một món khai vị.

Trong cuốn sách của mình, Gingrich tỏ bày sự ngưỡng mộ những thành tựu và phong cách cá nhân của Trump. Ông nhấn mạnh rằng Trump là một doanh nhân và không phải là một học giả. Nghệ thuật đàm phán (The Art of the Deal) – cuốn sách đầu tay của Trump - chính là nguồn tài liệu để Gingrich bắt đầu hình thành cuốn sách của mình.

Gingrich tuyên bố rằng bằng chứng tốt nhất về nhân cách của Trump có thể được định lượng bằng sự thành công của những đứa con của ông; cách nói này chẳng khác gì lời gợi ý để xác định thời tiết thì nên đi ra ngoài trời.

Nếu một người muốn có một cái nhìn thấu đáo về Donald Trump thì nên tìm hiểu một cách trung thực và biết phản biện. Những điểm sáng đó của Gingrich trong cuốn sách này thể hiện rõ nhất trong phần nói về cách Trump đã trúng cử như thế nào và cách ông sử dụng thành công phương tiện truyền thông.

Gingrich đã đúng khi nói rằng, “Trump không chỉ hiểu các phương tiện truyền thông mà còn làm chủ nó”.

Điểm yếu của cuốn sách là lúc Gingrich lấy tư cách như một nạn nhân để viết về giới chính trị Mỹ. Tác giả nhắc lại những ngôn từ hoa mỹ đả đảo cánh tả một cách không cần thiết. Gingrich cần tránh đi vào vết xe đổ của Kellyanne Conway. Một khi ứng cử viên của bạn thắng cử, hãy hành xử với tư cách đúng đắn. Vì sau cùng, điều quan trọng nhất cần để tâm nên là quyền lợi của một quốc gia.

Chương Bảy trong cuốn Hiểu về Trump là một chương quan trọng. Gingrich viết: Một phần lý do khiến Trump và thông điệp của ông gây được sức ảnh hưởng trong cuộc bầu cử năm 2016, đó là vì nước Mỹ đang trải qua một quá trình chuyển biến quan trọng và Trump là ứng cử viên duy nhất nhận ra điều đó.

Một khi Donald Trump trở thành Tổng thống Trump, ông phải thao túng được “sự chuyển biến vĩ đại” đó. Một lần nữa, Gingrich lại đúng khi ông đề cập đến sự khác biệt giữa thế giới của ngày hôm nay và thế giới sau khi kết thúc Thế chiến II. Trong các chính sách quốc tế và quyết định của mình,Trump muốn nước Mỹ trước hết phải ưu tiên người lao động Mỹ.

Cuốn sách sẽ hay hơn rất nhiều nếu Gingrich có thể vượt qua được mối quan hệ “quen biết cá nhân” với Trump. Tác giả sẽ cần chú ý câu chữ của mình khi bàn về lòng yêu nước và giai cấp công nhân. Suy cho cùng, “đoàn kết” không chỉ là một slogan mà còn về việc hợp tác cùng phát triển.

…Trong những chương cuối Hiểu về Trump, Newt Gingrich chật vật so sánh mình với Alvin Toffler. Ông muốn người đọc tưởng tượng về tương lai vào năm 2026 khi đất nước kỷ niệm 250 năm hình thành.

Ông lập nên một danh sách những điều sẽ xảy ra nếu một chính quyền Trump vận hành thành công. Trong danh sách có một mong muốn về việc thành lập được căn cứ vĩnh viễn trên Sao Hỏa, trong khi tới năm 2016 người ta chỉ có thể tự hỏi liệu sao Hỏa sẽ phải đến với chúng ta trước.

Tổng thống Trump đã khoảng thời gian khó khăn, ông đang cố gắng để hiểu hết trọng trách của một Tổng thống và, ngược lại, nhiều người trong chúng ta đang cố gắng để hiểu ông.

Newt Gingrich đã cho chúng ta một cuốn sách về Trump và các kế hoạch bước đầu của ông. Khi đọc xong, ta có thể suy ngẫm về lời tuyên bố của Martin Luther King, Jr ngày đó: “Rồi chúng ta sẽ đi đâu từ đây, hỗn loạn hay đại đồng?” (“Where do we go from here, chaos or community?”)

Theo 

Anh Thư biên dịch

Tags: