Hiệu ứng Benjamin Franklin: Phép màu ‘biến thù thành bạn’ thật đơn giản nhưng không phải ai cũng nắm được
Hiệu ứng Benjamin Franklin: Phép màu ‘biến thù thành bạn’ thật đơn giản nhưng không phải ai cũng nắm được
Bạn có bao giờ thắc mắc về những nhân vật xuất hiện trên các tờ USD của Mỹ hay chưa? Chẳng hạn như chân dung của Thomas Jefferson xuất hiện trên tờ 2 USD còn Benjamin Franklin lại hiện diện trên tờ 100 USD.

Lý do là bởi hai ông đều nằm trong số 7 “người cha lập quốc” của nước Mỹ, trong đó có John Adams, Alexander Hamilton, John Jay, James Madison và George Washington. Và dưới đây là hai câu chuyện đáng nhớ về họ.

 

 

Câu chuyện biến thù thành bạn của Benjamin Franklin

 

 

“Hình ảnh Benjamin khi vừa đến Philadelphia là một trong những cảnh lừng danh bậc nhất của dòng văn học tự truyện: một cậu bé 17 tuổi bụi đời nhếch nhác, bản tính ngổ ngáo sau vẻ e dè, chen lấn ra khỏi tàu và mua ba ổ bánh mì trong lúc thơ thẩn đi ngược lên Phố Chợ”.

 

Trong cuộc đời vô cùng đáng sống, kéo dài 84 năm của mình, ông không chỉ là nhà khoa học, nhà phát minh, nhà ngoại giao, nhà văn, nhà chiến lược kinh doanh xuất chúng mà còn là nhà tư tưởng chính trị thực tiễn nhất. Chỉ qua việc thả diều, ông đã chứng minh được bản chất của sét chính là dòng điện và phát minh ra cột thu lôi để chế ngự nó. Ông cũng là người phát minh ra kính hai tròng, bếp lò sử dụng nguyên liệu sạch, các biểu đồ về Dòng Vịnh và các lý thuyết về tính truyền nhiễm của chứng cảm cúm thông thường. Không dừng lại ở đó, Benjamin Franklin còn khởi xướng nhiều phương án phát triển cộng đồng như thư viện cho mượn sách, trường đại học, nhóm cứu hoả tình nguyện, hiệp hội bảo hiểm và các quỹ tài trợ…

Cuộc sống đa màu sắc của ông thực sự đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều thế hệ sau. Một trong bài học lớn mà chúng ta có thể tiếp thu từ ông là câu chuyện biến thù thành bạn.

Franklin và một người bạn từng là những đối thủ “không đội trời chung” khi cùng nghiên cứu luật tại Pennsylvania vào thế kỷ 18. Mặc dù vậy, trong thư viện của người kia lại có rất nhiều cuốn sách hay mà hiếm nơi nào có được. Franklin đã tận dụng cơ hội này để tháo ngòi căng thẳng trong quan hệ giữa ông và người bạn kia.

Franklin đã viết một bức thư bày tỏ mong muốn được mượn những cuốn sách quý, hiếm có đó và đề nghị người kia gửi sách cho ông mượn trong vài ngày. Dù không ưa gì Franklin nhưng người kia vẫn gửi sách ngay lập tức cho Franklin. Sau một tuần, Franklin đã trả lại sách cho “kẻ đáng ghét” kèm theo bức thư bày tỏ lòng cảm kích vì hành động giúp đỡ hào hiệp của hắn.

Điều kỳ diệu đã đến khi ngay trong lần gặp mặt tiếp theo, chính “tên khó ưa” kia đã chủ động đến bắt chuyện với Franklin và hai người đã cùng trò chuyện một cách cởi mở và thẳng thắn. Như vậy, chỉ bằng một hành động đơn giản, Frankin đã trở thành bạn thân với kẻ mà ông từng cho rằng sẽ căm ghét đến cuối đời.

 

 

Vậy bài học cần nhớ ở đây là gì? Theo Benjamin Franklin: “Người từng làm điều tốt với bạn sẽ sẵn sàng làm thêm nhiều thứ hơn so với người được bạn giúp đỡ”. Từ góc độ một nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm, ông cho rằng, khi một ai đó có thể đưa vai gánh vác khó khăn cùng bạn (dù cho đó là việc bắt buộc trong lần đầu tiên), người đó sẽ mở lòng hơn với bạn. Sự “trao tặng” có thể xoá đi những cảm giác tiêu cực vốn từng tồn tại trong tâm trí bạn. Đó chính là tiền đề tốt cho sự trao đổi chân thành và cởi mở.

Khi bạn yêu quý ai đó, bạn luôn muốn trao tặng họ những điều tốt đẹp nhất. Nhưng ngược lại, với người bạn không ưa, bạn lại không tự nguyện làm như vậy. Thế nhưng, khi bạn làm điều tốt cho người bạn không thích, hiệu ứng Benjamin Franklin sẽ xuất hiện. Quy luật này có thể tóm gọn lại như sau: Khi bạn muốn làm lành hay giảng hoà với một ai đó mà bạn không thích, thay vì giúp đỡ họ, đầu tiên, bạn hãy yêu cầu họ làm một điều gì đó mà họ chắn chắn có thể làm cho bạn.

Nếu họ nhận lời, bạn đã thành công trong việc xoá bỏ hàng rào đầu tiên giữa hai người. Bởi vì, việc “nhờ vả” cũng giúp bạn hạ cái tôi của mình xuống và khi nhận được sự giúp đỡ, bạn sẽ thấy cảm kích trước sự trượng nghĩa của đối phương.

 

 

Câu chuyện về sự ra đời trường đại học đầu tiên của Mỹ - trường đại học Virginia

 

 

Được thành lập vào năm 1803, Học viện Albemarble chỉ tồn tại trên danh nghĩa, không có trụ sở, không có giáo viên hay sinh viên nhưng đây lại là tiền đề pháp lý cho ba nhân vật từng làm Tổng thống Mỹ (Thomas Jefferson, James Madision, James Monroe) xây dựng nên trường đại học theo ý tưởng và mơ ước của họ.

 

Người “kỹ sư” hiện thực hoá giấc mơ của Jefferson là Thượng nghị sĩ Joseph Carington Cabell. Chính Cabell đã đệ trình đơn thỉnh cầu của Jefferson lên Nghị viện Virginia rằng vùng đất công của tiểu bang ở quận Albemarle là nơi thích hợp cho Học viện, rằng Thượng viện Virginia nên chu cấp cho viện này hàng năm một khoản tiền và cho phép đổi tên là Central College.

Sau 2 năm nỗ lực, nghị viện Virginia ngày 14/2/1816 mới chấp thuận đơn thỉnh cầu của Jefferson cho phép trường Trung tâm Central Collge vào hoạt động.

Jefferson được chọn làm Hiệu trưởng đầu tiên cho ngôi trường đang ở thời phôi thai này. Dưới sự giám hộ của ông, mảnh đất được mua và những viên gạch đầu tiên được đặt xuống. Chính Jefferson lựa chọn mảnh đất này, vẽ mô hình kiến trúc rồi trực tiếp giám sát, theo dõi công việc. Ông nói "Trường đại học Trung tâm này buộc tôi phải làm việc rất vất vả. Sự chậm chạp của những công nhân ở đây khiến tôi lo lắng" nhưng ông không hoàn toàn cô độc.

 

 

Jefferson được bầu chọn làm Hiệu trưởng đầu tiên của trường, và suốt 6 năm sau đó, ông hoàn toàn cống hiến mọi công sức để dựng nên ngôi trường này, vận động quyên góp tiền, phác thảo bản vẽ kiến trúc trường, thuê người xây dựng, cẩn thận chọn lựa đội ngũ giáo viên, phát triển chương trình giảng dạy, đề ra nội qui của trường. Điều ông tạo nên chính là "trường đại học thật sự đầu tiên của Mỹ" khi trường học có nhiều cải tiến. Thiết lập các môn học không bắt buộc, cắt bỏ mối quan hệ giữa nhà trường và nhà thờ, chuyển từ chương trình học chủ yếu là các môn kinh viện sang bám vào các môn khoa học và thực tế, tự do hoá điều lệ kỷ luật, phát triển các môn học/ngành học cụ thể như khoa học chính trị. Trường đại học Virginia là một trong ba thành tựu mà Jefferson tự hào. 

8 năm sau, ngày 4/7/1826, ông qua đời, đúng 50 năm sau ngày ra đời của Tuyên bố Độc lập do chính ông viết. Thi hài ông được đặt yên nghỉ trong chính ngôi mộ ông đã tự tay thiết kế với dòng chữ do chính ông lự-a chọn: "Nơi đây yên nghỉ Thomas Jefferson, tác giả bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, tác giả Đạo luật Tự do Tín ngưỡng của Virginia, người sáng lập nên trường đại học Tổng hợp Virginia". Ông không hề nhắc đến việc từng làm Tổng thống Hoa Kỳ.

Để tìm hiểu về nước Mỹ, bạn có thể tìm đọc các cuốn sách như: 

  1. 44 đời Tổng thống Hoa Kỳ - William A Degregorio

  2. Tổng thống Mỹ - Những bài diễn văn nổi tiếng – BBT biên soạn

  3. Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? – Nguyễn Cảnh Bình

  4. Alexander Hamilton (1757-1804) – Nguyễn Cảnh Bình

  5. Tự truyện Benjamin Franklin – Benjamin Franklin

Trạm Đọc

Tags: