Hãy nói chuyện chính trị khi đi hẹn hò:  Mặt trái của những câu chuyện phiếm
Hãy nói chuyện chính trị khi đi hẹn hò: Mặt trái của những câu chuyện phiếm
Chúng ta thường nói chuyện phiếm vì nó mang tính xã giao. Nhưng nếu có thể thay đổi thói quen đó, lợi ích của tập thể sẽ tăng lên đáng kể.

Mối quan hệ của bạn với Chúa trời là gì? Bạn có sợ điều gì đó trong đời không? Đây có thể là những chủ đề tuyệt vời, nhưng chúng ta hiếm khi đề cập chúng trong các buổi trò chuyện công khai. Lúc đông người, chúng ta sẽ thường chỉ nói về các kế hoạch du lịch, sửa nhà và dĩ nhiên, không thể thiếu chuyện thời tiết.

Điều này thật đáng hổ thẹn, vì nghiên cứu đã xác minh một điều mà hầu hết ai cũng biết nhưng không chịu thực hành: những câu chuyện phiếm bề mặt không giúp cải thiện mối quan hệ đôi bên và không khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ hạnh phúc. Câu hỏi hiển nhiên là: nếu nó không tốt, tại sao mọi người vẫn thích tán gẫu thầm thì. Tại sao nhỉ? 

Câu trả lời buồn là chúng ta chủ động tìm kiếm những điểm tương đồng thấp nhất với nhau. Khi đóng vai trò là người chủ trì một cuộc thảo luận, ta được tự do bàn về những điều mình muốn, nhưng đồng thời cũng cảm thấy áp lực khi phải lựa chọn một chủ đề chung cho tất cả cùng dễ dàng tham gia – những chủ đề nhàm chán của các câu chuyện phiếm.

Để hiểu vấn đề hợp tác xã hội (social co-ordination) này tốt hơn và làm sao để cải thiện nó, chúng tôi bố trí một buổi tiệc tối. Thông thường, những buổi tiệc tối thường nảy sinh hai vấn đề hợp tác. Một là thời gian đến: mọi người đến vào thời điểm khác nhau, và buổi tiệc luôn luôn trong tình trạng dao động giữa "tiếp tục" hoặc "rã đám". Hai là chủ đề câu chuyện: không ai muốn chia sẻ chuyện cá nhân phức tạp của mình với những người lạ. Tính xã giao trong những câu chuyện xuyên suốt bữa ăn khiến người tham dự không có ấn tượng đặc biệt gì về đối phương.

Theo một nghiên cứu năm 2010 của nhà nhân chủng học xã hội Kate Fox, tại Anh,  hơn 9 trong 10 người thừa nhận họ chỉ nói về thời tiết trong 6 giờ cuối. 38% nói về vấn đề này trong 1 giờ cuối. (Và bạn có bao giờ nghe thấy ai đó giả bộ thốt lên tiếc nuối: “Giá mà chúng là có thêm 45 phút nữa để nói nhiều hơn về thời tiết" hay không.

Để cải thiện tình hình, chúng tôi đưa ra hai quy tắc cho bữa tiệc. Một là đến đúng giờ, trong khoảng 7:30 - 8h (nếu muộn hơn 8h thì đừng đến). Hai là cấm nói chuyện phiếm, còn đối thoại có ý nghĩa thì chấp nhận được.

7:30 tối, chúng tôi ngồi đợi khách đến. 7:45 vẫn chưa ai đến, chúng tôi rất lo lắng vì khách khứa chỉ còn 15 phút. Từ 7:45 đến 8h, chuông cửa liên tục kêu. Hai vị khách đến muộn nhất là vào lúc 8:05, sau một vài tranh cãi, chúng tôi quyết định cho họ vào.

Về quy tắc thứ hai, chúng tôi cung cấp những tấm thẻ gợi ý chủ đề câu chuyện cho khách. 27 khách mời với độ tuổi và giới tính khác nhau đã thoải mái trò chuyện về các chủ đề như trách nhiệm của giới công chức, trào lưu tự tử hay nữ quyền. Thậm chí chúng tôi còn biết được ai sẽ sẵn sàng hiến thận nếu có ai cần.

Thú vị hơn khi chúng tôi nghe được ai đấy hỏi: “Này, đây có phải nói chuyện phiếm không nhỉ?”. Họ không chỉ tuân theo các quy tắc, họ còn tự nguyên thực thi chúng. Thay vì giảm đi sự tự do, mọi người dường như còn tự do nói những thứ họ thực sự muốn nói hơn. 

Bằng việc thiết lập một quy tắc chung cho hành vi, chúng tôi tạo ra một môi trường với một tập các quy chuẩn xã hội mới, giúp định nghĩa lại lợi ích tốt cho mọi người. Và ai nấy cũng hạnh phúc hơn. Thêm một bằng chứng là sau bữa tiệc đã có hai cặp đôi hẹn hò. Có lẽ, một cuộc đàm thoại đúng nghĩa khiến con người ta trở nên thú vị, hấp dẫn hơn chăng?

Ý tưởng căn bản của thí nghiệm này là nếu mỗi cá nhân được tự do nói bất cứ chủ đề gì mình thích thì sự kết hợp của những hành vi cá nhân này sẽ không có lợi nhất cho cả nhóm. Vấn đề này có thể thấy rõ trong những buổi tụ họp, nhưng nó cũng có những ứng dụng khác, như trong Email.

Email luôn ở chế độ 24/7. Nếu ta muốn email một câu hỏi vào sáng thứ 7 từ một quán cà phê, ta có thể tự do ấn nút gửi.

Mặc dù ta có lợi là có thể nhận được câu trả lời sớm hơn trong ngắn hạn, về dài hạn nó sẽ tạo ra cơn nghiện kiểm tra email liên tục. Ngoài việc mỗi người phải hi sinh thời gian để liên tục cập nhật những đợt email mới nhất, hành vi này còn gây hại cho tinh thần – nó làm những nhân viên sao lãng khỏi những ưu tiên của họ, và có thể làm cả công ty làm việc chậm hơn, chứ không phải nhan hơn.

Vậy chúng ta phải làm gì? Ta có thể thêm vào sự điều phối và thiết lập một tập hợp các quy tắc xã hội mới. Nếu công ty chỉ cho phép nhân viên gửi mail vào 3 thời điểm cố định một ngày thì sao? Điều này sẽ giúp thiết lập mức kì vọng của người gửi, và khiến người nhận không phải liên tục theo dõi hòm email của mình

Trong những tình huống mà các cá nhân thường có tự do, việc điều phối nhóm có khả năng sẽ dẫn đến những lợi ích bất ngờ. Vậy nên, nếu bạn sắp mở một bữa tiệc, hãy nhớ chuẩn bị rượu, âm nhạc và nhớ đặt ra các quy tắc nhé!

Về tác giả:

Dan Ariely – người Mỹ gốc Do Thái – là giáo sư môn Tâm lý và Kinh tế học hành vi tại Đại học Duke. Các cuốn sách của ông như Phi lý trí, Lẽ phải của Phi lý trí và Bản chất của dối trá. đều nằm trong danh sách best-seller.

Kristen Berman là người sáng lập công ty tư vấn hành vi phi lợi nhuận Irrational Labs cùng Ariely.                                                                     

Trạm Đọc (Read Station)

Theo Wired