EQ cao để mà làm gì: Mặt tối của trí tuệ cảm xúc
EQ cao để mà làm gì: Mặt tối của trí tuệ cảm xúc
Bạn luôn tự hào rằng mình là người nhanh nhạy trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác. Nhưng mà làm thế để làm gì?
Trí tuệ xúc cảm
(491 lượt)
Việc nhận ra đồng nghiệp hay một người bạn đang cảm thấy buồn, tức giận, hay bất ngờ là yếu tố then chốt trong việc làm thân với người đó. Nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy tật nghe trộm và hay để ý cảm xúc của người khác đôi khi lại dẫn đến sự căng thẳng gấp đôi, gấp ba. Nghiên cứu này và một vài nghiên cứu khác không thừa nhận một quan điểm phổ biến cho rằng trí tuệ xúc cảm thì mang lại cùng một lợi ích cho người có nó

Trong một nghiên cứu in trên tờ Emotion vào tháng 9/2016, hai nhà tâm lý học của trường Tài chính và Quản lý Frankurt, Đức là Myriam Bechtoldt và Vanessa Schneiderd đã hỏi 166 sinh viên nam một chuỗi các câu hỏi để đánh giá trí tuệ cảm xúc của họ. Ví dụ, họ đưa ra những bức ảnh khuôn mặt người trước mặt các sinh viên và hỏi xem những người trong ảnh đang mang loại cảm xúc gì, hạnh phúc hay ghê sợ. Các sinh viên sau đó phải diễn thuyết trước giám khảo bằng vẻ mặt nghiêm túc. Hai nhà khoa học sẽ đo sự tập trung của hooc-môn cortisol gây căng thẳng trong nước bọt của những sinh viên đó trước và sau bài diễn thuyết.

Trong số những sinh viên có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao hơn, căng thẳng đo được tăng cao hơn trong suốt cuộc thí nghiệm và mất nhiều thời gian hơn để trở về trạng thái cân bằng ban đầu. Những phát hiện này chỉ ra rằng một vài người có thể quá sắc sảo về mặt cảm xúc cho chính lợi ích của họ. Theo như Hillary Anger Elfenbein, giáo sư môn hành vi tổ chức của trường Đại học Washington tại St. Louis, người mà không thực hiện thí nghiệm trên cho biết:

 

“Đôi lúc tốt bụng quá cũng gây ra rắc rối”.

 

Quả thật, nghiên cứu trên cũng chỉ bổ sung cho một vài nghiên cứu trước đây về mặt trái của trí tuệ cảm xúc. Một bài báo trên tạp chí Personality and Individual Differences năm 2002 cũng đã chỉ ra rằng những người nhạy cảm về cảm xúc đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi trầm cảm và mất hy vọng. Hơn thế nữa, một vài bài báo, bao gồm cả bài đăng trên PLOS ONE năm 2013, cũng ngụ ý rằng trí tuệ cảm xúc có thể được sử dụng để thao túng kẻ khác nhằm trục lợi. 

Cần nhiều thêm những nghiên cứu khác để chỉ rõ xem mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và căng thẳng thể hiện ra sao đối với phụ nữ và với những người khác nhau về tuổi tác và bằng cấp. Tuy vậy, trí tuệ cảm xúc vẫn là một kỹ năng cần phải có, miễn là bạn học được cách giải quyết cảm xúc khéo léo, cho cả cảm xúc của người khác và của chính bạn, theo như giáo sư Bechtoldt. Ví dụ, một vài người nhạy cảm có thể cho rằng trách nhiệm cho nỗi buồn hay sự tức giận của người khác thuộc về họ, điều này cuối cùng khiến họ ngày càng thêm căng thẳng.

Hãy nhớ rằng, “bạn không phải chịu trách nhiệm cho những gì người khác cảm thấy.”

 

Trạm Đọc (Read Station) 

Theo Agata Blaszczak-BoxeScientific American.

>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Ta kể chuyện về cuộc đời ta: Lý do mà sách tự truyện lại ăn khách đến thế

7 tác dụng tâm lý của nghệ thuật

Valeria Luiselli nói về sức mạnh của tiểu thuyết