Đừng chỉ nhìn đời bằng lăng kính màu hồng: Giá trị của ý nghĩ tiêu cực
Đừng chỉ nhìn đời bằng lăng kính màu hồng: Giá trị của ý nghĩ tiêu cực
Một yếu tố thành công mà ít ai phát hiện ra: suy nghĩ một cách tiêu cực
Một CEO đã gọi nhân viên vào phòng họp vào buổi tối ngày ra mắt một sáng kiến chủ chốt mới. Họ bước vào phòng và ổn đinh chỗ ngồi. Vị CEO bắt đầu trước: “Tôi có tin xấu đây. Dự án này đã thất bại thảm hại. Chúng ta đã làm sai điều gì?”

Cả nhóm nhao nhao lên: Gì cơ? Nhưng chúng ta còn chưa ra mắt sáng kiến đó cơ mà…!

Tôi biết điều này nghe thật lạ hay thậm chí còn ngược đời khi yêu cầu nhân viên hãy nghĩ tiêu cự thay vì tích cực, nhưng trong vòng tròn kinh doanh ngày nay, tất cả mọi người từ những công ty khởi nghiệp cho đến Fortune 500 hay Harvard Business Review đều thực hiện chính bài thực hành này. Trực tiếp hưởng ứng với cách tư duy tích cực, những vị lãnh đạo của các công ty trên đều khuyến khích nhân viên của mình suy nghĩ một cách tiêu cực.

Kỹ thuật mà vị CEO trên sử dụng được thiết kế bởi nhà tâm lý học Gary Klein. Nó được gọi là dự báo rủi ro (premortem) . Trong một bản dự báo rủi ro, giám đốc dự án phải dự liệu được chuyện gì có thể hỏng, hay chuyện gì sẽ hỏng, thậm chí dự liệu trước khi cả dự án bắt đầu. Tại sao vậy? Vì khi có quá nhiều tham vọng, người ta có thể vô tình bỏ qua những nguyên nhân thất bại có thể ngăn chặn được. Hay nhiều người không có kế hoạch dự phòng chỉ vì họ không chịu xem xét khả năng điều gì đó có thể không xảy ra như họ mong muốn.

Thực tế là tôi nghĩ nhiều công ty cần phải có Chief Dessent Officier - Giám đốc phản bác ý kiến, một người sẽ dập tắt ngay những ý tưởng tồi, cái mà những điểm mù và sự lạc quan ngây thơ của chúng ta thường quá mơ hồ để hiểu được. Người đó có thể bắt gặp cảnh chúng ta dương dương tự đắc với sự vĩ đại của bản thân và sự thành công được tính trước.

Bạn có nhớ Netflix đã thất bại thế nào khi cố chia tách thành hai công ty riêng biệt không? Hay dự án Google Wave được coi như “một Gmail tiếp theo”, và phải đóng cửa chỉ trong vòng hơn một năm? Giá như những ông lớn này chịu dừng lại một chút mà mường tượng ra những cảnh sản sinh ra dự án mới này thì có lẽ họ đã có thể ngăn chặn sự thất bại.

 

Có lẽ không ai thấu hiểu điều này hơn võ sỹ quyền anh hạng nặng, nhà vô địch của chúng ta, Mike Tyson, người mà sau khi nhớ lại sự sụp đổ danh tiếng và may mắn của mình đã nói với phóng viên rằng: “Nếu bạn không khiêm tốn, đời sẽ ghé thăm sự hèn kém giùm bạn.” (“If you’re not humble, life will visit humbleness upon you.”)

Phương pháp này [suy nghĩ tiêu cực] thực ra đã có lịch sử lâu đời hơn so với tâm lý học. Sự thật là các nhà triết học vĩ đại chủ nghĩa Stoic hàng ngàn năm trước như Marcus Aurelius, Epictetus và Seneca đã đặt một cái tên hay hơn cho nó: premeditation malorum (suy tính trước những điều xấu xa).

Seneca còn bắt đầu với việc xem xét lại hay diễn tập lại kế hoạch của mình, chẳng hạn như chuẩn bị cho một chuyến đi. Và đầu ông sẽ nghĩ đến, hoặc ông sẽ viết ra giấy những việc có thể xảy ra và tìm cách ngăn chặn nó, một cơn bão có thể ập đến, thuyền trưởng có thể bị ốm, hay tàu sẽ bị hải tặc tấn công.

Ông từng viết cho một người bạn, “Không điều gì xảy ra ngược lại với mong đợi của một người đàn ông khôn ngoan, hay những điều không giống như những gì anh ta muốn nhưng lại giống những gì anh ta đoán gần đúng, và trên tất cả anh ta đã đoán được những gì có thể phá hỏng kế hoạch của mình.”

Bằng việc luyện tập phương pháp này, Seneca luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng cho những đổ vỡ, và luôn giải quyết được những đổ vỡ đó trong kế hoạch của mình. Ông luôn trong tư thế đón đầu thất bại hay thành công. Và thú thực, một sự bất ngờ dễ chịu vẫn tốt hơn là sự bất ngờ tệ hại.

Trong trường hợp không thể làm gì, những người theo chủ nghĩa Stoic sẽ sử dụng phương pháp này như một sự tập luyện quan trọng để làm những điều mà hầu hết chúng ta đều thất bại - điều khiển những mong đợi. Bởi vì đôi khi câu trả lời duy nhất cho “Thì sao?” là “Thì sẽ rất khốn nạn nhưng chúng ta sẽ vẫn ổn thôi.”

Chúng ta vẫn thường học một cách máy móc rằng thế giới của ta được trị vì bởi những yếu tố bên ngoài. Chúng ta không luôn nhận định đúng những thứ thực sự là của ta, kể cả khi chính ta kiếm được nó. Không phải tất cả mọi thứ sẽ đẹp đẽ như trong những vở kịch kinh doanh ta đóng ở trường. Mà theo ngôn ngữ của tâm lý học thì chúng ta phải tự trang bị cho bản thân cho những điều xấu xảy đến.

Không có gì là quá bất ngờ khi mỗi lần điều gì đó không mong đợi xảy ra, bạn sẽ không chỉ khốn khổ mỗi khi bạn cố gắng làm một phi vụ lớn đâu, bạn còn gặp phải nhiều khó khăn để chấp nhận nó và bước tiếp đến nỗ lực thứ hai, thứ ba, hay thứ tư nữa. Lời đảm bảo duy nhất là mọi thứ đều có thể đi lệch hướng. Thứ duy nhất chúng ta có thể dùng để giảm nhẹ nó là luôn ở trạng thái đề phòng, bởi biến cố duy nhất chúng ta có thể hoàn toàn kiểm soát chính là bản thân ta.

Thế giới rồi sẽ gọi ta là những kẻ bi quan. Nhưng ai thèm quan tâm cơ chứ! Bị xem là một kẻ buồn phiền còn tốt hơn là bị tấn công từ phía sau hay bị làm cho bất ngờ.

Nếu chúng ta đã tự chuẩn bị cho những trở ngại chắc chắn sẽ xuất hiện trên đường, chúng ta có thể yên trí rằng có những người khác chưa chuẩn bị gì. Nói cách khác, vận rủi này thực sự là một cơ hội để chúng ta bù lại thời gian đã mất.

Chúng ta trở thành những người chạy được huấn luyện trên đồi hay ở những vùng cao, nhờ vậy ta có thể đánh bại những tay vận động viên chỉ mong chờ khóa huấn luyện ở nơi bằng phẳng. Trạng thái đề phòng không phải là phép màu khiến mọi thứ đơn giản hơn. Nhưng chúng ta được chuẩn bị để đương đầu với những khó khăn một cách mạnh mẽ như chính chúng vậy.

Bạn có biết điều gì tốt hơn so với việc tạo dựng nên mọi thứ trong trí tưởng tượng không? Đó là tạo dựng chúng ở đời thực. Dĩ nhiên, xây dựng chúng trong trí tưởng tượng thì thú vị hơn nhiều so với kéo đổ chúng xuống. Nhưng mà làm thế để làm gì? Nó chỉ khiến bạn thất vọng mà thôi. Những điều hão huyền cũng giống như những mảnh băng quấn vết thương, chúng sẽ tổn thương khi bị dứt ra.

Với trạng thái đề phòng, chúng ta có thời gian để xây dựng hàng rào phòng thủ, hoặc có thể tránh chúng hoàn toàn.

 

Chúng ta sẵn sàng bị cuốn đi chệch hướng vì chúng ta luôn dự tính một con đường để quay về.

 

Chúng ta sẽ khăng khăng buồn bực nếu như mọi thứ không đi theo đúng kế hoạch. Nhưng với trạng thái đề phòng, chúng ta có thể tồn tại.

Chúng ta chuẩn bị cho thất bại và sẵn sàng cho thành công.

 

Trạm Đọc (Read Station)

Theo Ryan Holiday - Observer

Tags: