Chúng ta suy nghĩ như bò sát trong thời đại Internet: Tư duy phản biện đã bị giết chết như thế nào?
Chúng ta suy nghĩ như bò sát trong thời đại Internet: Tư duy phản biện đã bị giết chết như thế nào?
Internet không được thiết kế để kích thích tư duy phản biện; mà nó đánh thức hệ thống phản ứng giống não của loài bò sát: lướt qua, nhất trí, rồi say mê bài viết đó (và hào hứng chia sẻ lại mà không hề ngó lấy phần nội dung)

Trong bài báo tháng 5 năm 2015 trên tờ New Yorker, nhà văn trào phúng Andy Borowitz đã cảnh bảo về việc “một chủng người mới, bất chấp sự thật, đang có khả năng đe dọa sự sống trên Trái Đất”. Mặc dù “tiếp nhận và xử lý thông tin” là khả năng thiên phú của con người, nhưng những khả năng ấy đã bị làm cho hoàn toàn tê liệt.

Người đọc yêu thích Borowitz vì phong cách viết của ông gần gũi đến mức trần trụi với thực tế. Trong khi hầu hết các bài báo khác tạo được tiếng vang lớn, bài viết này của ông lại không có mùi vị trào phúng. Internet, nơi phần lớn mọi người cập nhật thông tin, tin tức mỗi ngày thì lại không được thiết kế để kích thích tư duy phản biện, tư duy đa chiều. Thay vào đó, nó đánh thức hệ thống phản ứng giống não của loài bò sát: lướt quanhất trí, rồi say mê bài viết đó (và hào hứng chia sẻ lại mà không hề ngó lấy phần nội dung).

 


Nhà tâm lý học nhận thức và cũng là nhà khoa học thần kinh Daniel Levitin có đồng quan điểm. Thực tế, ông đã viết hẳn một quyển sách về chủ đề này. Ông là tác giả của những tác phẩm có chiều sâu trước đó, This is your Brain on Music (tạm dịch: Âm nhạc làm gì với não bạn) và The Organized Mind (tạm dịch: Bộ óc khoa học). Trong cuốn A Field Guide to Lies: Critical Thinking in the Information Age (tạm dịch: Cẩm nang để nói dối: Tư duy phản biện thời đại thông tin”), ông nhận thấy khả năng cân đo các ý tưởng của chúng ta để có một quyết định hợp lý ngày một kém. Thay vào đó, chúng ta ra quyết định dựa trên những phản ứng cảm xúc của chúng ta, dưới sự ảnh hưởng của những số liệu bịa đặt và bằng chứng không rõ ràng.

Thông tin thất thiệt là một phần của đời sống con người, từ thời kinh thánh và Hy Lạp cổ đã có ghi chép. Rắc rối độc nhất mà chúng ta đối mặt ngày nay là thông tin thất thiệt đã lan rộng đến chóng mặt. Trên mạng Internet, nó lẫn lộn với thông tin chính thống, khiến việc phân biệt thật giả trở nên thật khó khăn.

 

Không chỉ nêu ra vấn đề, Levitin còn đề xuất cả giải pháp và với vai trò giáo sư, ông đánh giá ba thứ: các con số, con chữ và thế giới. Qua những bước này, ông khám phá ra cách các nhà nghiên cứu và các công ty xử lý số liệu, từ đó dạy ta cách xem xét những đề tài nghiên cứu một cách đúng đắn và gạt bỏ định kiến chủ ý.

Ví dụ, hãy xem tiêu đề này: “Ở Mỹ, 150 000 trẻ em gái và phụ nữ tử vong vì chứng biếng ăn mỗi năm”. Tít này lập tức thu hút hàng chục ngàn lượt chia sẻ, và trong đó chẳng có mấy chuyên gia truyền thông hiếu chiến nghía qua con số đấy. Và thế là Levitin thử tra cứu việc này. Mỗi năm chỉ có khoảng 85 nghìn phụ nữ từ 15-24 tuổi tử vong, nếu tăng khoảng tuổi lên 44 thì cũng chỉ thêm được 55,000 nữa (tức tổng mới là 140 000). Con số thống kê 150 000 là không thể, dù cho bài báo được chia sẻ nhiều đến mức nào.

Qua phần này, Levitin gợi nhắc tôi về bản “Nhập môn logic học ở Rutgers” vào khoảng những năm 90. Ông thảo luận cách các tập đoàn xử lý biểu đồ theo ý muốn của họ, như Tim Cook – CEO của Apple. Thay vì báo cáo về doanh thu Iphone ì ạch trong năm 2013, ông trình chiếu một biểu đồ tổng hợp từ năm 2008. Thay vì phản ánh góc phần tư xoàng xĩnh tương ứng với doanh thu lờ đờ, thì Tim Cook lại trưng ra biểu đồ dạng đường thẳng với mức doanh thu cao vọt như dãy Himalaya vào hồi năm 2011, thu hút toàn bộ ánh nhìn vào đó. Bạn khó tài nào phát hiện ra khoảng doanh thu bị chững lại sau ấy vì mắt bạn đã đảo xuống phần số liệu bên dưới đó rồi. 

Một ví dụ khác là trường hợp của C-Span, quảng cáo rằng đã phủ mạng lưới của nó đến 100 triệu ngôi nhà. Tất nhiên là chỉ có khoảng 10 người xem C-Span là cùng, nhưng thế thì quảng cáo thế nào được. Trong truyền thông bây giờ, ta gặp rất nhiều trường hợp bóp méo số liệu "một cách hợp lý" như vậy. Levitin viết về hiện trạng này như sau:

 

Một mẫu chỉ mang tính đại diện nếu như mỗi cá thể trong mẫu có cơ hội được chọn làm mẫu như nhau. Nếu không, mẫu của bạn chọn là không khách quan. 

 

Vì hầu hết các cuộc bình chọn được thực hiện qua điện thoại cố định, và nhóm người sử dụng loại điện thoại này thường là nhóm người cao tuổi, nên những cuộc bình chọn kiểu đó không đại diện được cho nhóm những người trẻ tuổi - những người thậm chí còn chẳng bao giờ hiểu cái đoạn dây xoăn xoăn cuối cái ống nghe để làm gì luôn. 

Lấy ví dụ về cuộc chạy đua bầu cử của Hilary Clinton. Những sơ suất của Hilary Clinton đến từ vụ lật lọng nhỏ nhặt hay là một loạt vỏ bọc che đậy lừa dối tùy thuộc vào thiên hướng chính trị của người xem. Tổng quan hơn, Levitin lý giải:

 

Chúng ta cũng có xu hướng chỉ áp dụng tư duy phản biện vào những thứ mình phản đối.

 

Mạng Internet hẳn được thiết kế hoàn hảo cho những thiên kiến xác nhận. Nếu bạn có một học thuyết, bạn sẽ tìm được vài trang web có nội dung giúp củng cố cho học thuyết ấy (tôi luôn luôn ngạc nhiên về số người share tin của trang Natural News trên news feed của tôi, như thể bất cứ thứ gì trên trang đó là chính thống vậy). Levitin còn chỉ ra rằng trang MartinLutherKing.org do một nhóm người theo chủ trương tôn sùng người da trắng quản lý. Bản thân chuyên gia cũng bị lừa. Phóng viên Jonathan Capehart còn đăng một bài báo trên tờ Washington Post “dựa trên một tweet của một nghị sĩ không có thật ở một quận không có trên bản đồ.”

Trong The Organized Mind, Levitin viết: não người chỉ có thể xử lý 120 bits thông tin mỗi giây. Bên cạnh đó, não bộ không đơn thuần xử lý dữ liệu, mà luôn quét môi trường xung quanh để tìm ra những nguy cơ tiềm ẩn. Vì chúng ta không trong tình thế nguy hiểm, cũng không thường xuyên nói chuyện thân mật riêng với người khác (so với thời gian dành để online), phản ứng xúc cảm của chúng ta như thể bị ma xui quỷ khiến.

Thêm vào đấy, mối quan tâm của chúng ta bị đẩy theo hàng ngàn hướng mỗi ngày do những nhà quảng cáo chủ ý làm sai lệch thông tin, tẩy chay quảng cáo truyền thống dưới cái mác “đại sứ thương hiệu” và dưới những dữ liệu tự tác. Việc dành thời gian nghiền ngẫm và thấu hiểu cái mà Nicholas Carr gọi là ‘tri thức tầng sâu’ trở thành một môn nghệ thuật thất truyền. Hai nghìn năm trước con người thuộc lòng 100 cặp câu thơ của Mahabharata. Ngày nay, chúng ta quên mất những gì mình tweet năm phút trước.

Quá trình chúng ta tư duy phản biện và ghi nhớ cũng vất vả như đang luyện thể lực cho não vậy, bởi thế thật dễ dàng để bỏ qua những nỗ lực này khi có những thông tin cảm tính bày ra trước mắt. Giống như Levitin viết:

Bộ não là một máy dò mẫu khổng lồ, nó đi tìm và rút ra thứ tự và cấu trúc từ thứ thường có vẻ là cấu hình ngẫu nhiên. Chúng ta nhìn thấy chòm sao Thợ săn Orion trong trời đêm không phải vì các ngôi sao được sắp xếp giống vậy mà vì não chúng ta có thể sắp xếp những chi tiết ngẫu nhiên thành một hình mẫu nhất định.

Buồn thay, chúng ta lại là nạn nhân cho chính những cấu trúc của mình. Carr viết cuốn sách The Shallows vì mỉa mai thay, ông đã không còn có thể đọc xong hết một cuốn sách nào nữa. Ông muốn hiểu công nghệ đã làm gì lên não ông. Levitin cũng tự trình bày hoàn cảnh của mình trong The Organized MindA Field Guide to Lies là cuốn sách xuất sắc để tiếp nối nó. Nó không chỉ mô tả cơ chế đọc hiểu của chúng ta và còn đưa ra những lời khuyên thực tế và thiết yếu để cải thiện các hoạt động ấy. 

Trạm Đọc

Theo Big Think