Chờ đợi lời hồi đáp: Mất bao lâu để bạn nhận ra tầm quan trọng của mình trong một mối quan hệ?
Chờ đợi lời hồi đáp: Mất bao lâu để bạn nhận ra tầm quan trọng của mình trong một mối quan hệ?
Trong điều kiện kết nối ổn định, mất chưa đầy 5s để bạn có thể nhận được tin nhắn hay email từ khoảng cách nửa vòng Trái đất, và cũng chỉ mất có chừng ấy thời gian kể từ khi lời hồi đáp được gửi đi là đối phương đã có thể nhận được câu trả lời. Dần dần, thời gian hồi đáp trở thành thước đo cho sự coi trọng của một người với một mối quan hệ. Bạn mất bao lâu để nhận ra vị trí của mình?

Đôi khi, chúng ta ngỡ rằng mình đang sống trong thời đại của "siêu kết nối”, thời đại mà ta có thể giao tiếp với nhau bất cứ lúc nào: những chiếc email, tin nhắn có thể được phản hồi ngay lập tức. Nhưng đó lại chẳng phải là những gì đang thực sự diễn ra: Email, tin nhắn cũng phải chờ đợi cả ngày dài hoặc thậm chí vài tuần để có phản hồi.

Sự mâu thuẫn hiển nhiên ấy khiến chúng ta cứ hay nảy sinh cảm giác rằng nếu người ta muốn thì họ có thể trả lời ta ngay lập tức, nhưng nếu họ không muốn, hoặc chẳng coi trọng ta nữa thì họ sẽ chẳng thèm đoái hoài đến những tin nhắn hay email mà ta gửi. Và những lo lắng ấy cứ đeo bám theo chúng ta mãi.

Trong những ngày xưa cũ, ta chỉ có hai thái cực về thời gian chờ đợi những câu trả lời: Một là luôn và ngay (như đối thoại mặt đối mặt) hoặc chờ đợi một thời gian (như trong thư tín). Thế nhưng bây giờ, chúng ta lại bối rối giữa cả hai và chẳng biết phải làm gì hay nghĩ gì khi những phản hồi mà ta mong đợi lại chẳng thấy đến.

Chính sự bối rối này đã giải thích cả đống tình huống khó xử mà chúng ta thường gặp phải trong cuộc sống, những tình huống mà trên thực tế vốn dĩ chỉ bắt đầu và loanh quanh trong sự suy diễn của một cá nhân mà thôi.

Ví dụ, tôi tin rằng một người bạn thân đang tức giận hoặc buồn bã vì tôi vẫn không chịu trả lời tin nhắn chúc Tết của cậu ta; trong khi đó, một lời nhắn đề nghị ăn trưa của vị giáo sư đại học đáng kính thì lại bặt vô âm tín kể từ khi tôi trả lời nhiệt tình,  và tôi bắt đầu nảy sinh suy nghĩ rằng có lẽ bà nhận ra rằng mình đã nhầm lẫn tôi với một người đáng chú ý hơn và quá xấu hổ khi thừa nhận điều đó nên bà mới im lặng như vậy. Tất nhiên tôi chẳng có bằng chứng nào cho một trong hai niềm tin đó: có thể mọi chuyện chỉ đơn giản là bạn tôi chẳng nghĩ ngợi gì nhiều thế, cũng như bà giáo sư cũng chỉ là bận rộn quá thôi và sớm muộn gì tôi cũng sẽ nhận được phản hồi.

Đó thực sự là một loại trải nghiệm hết sức “hâm dở” khi mà ta cứ lo lắng mãi về những căng thẳng và bối rối từ những người hầu như chẳng biết gì cả. Chính bản thân chúng ta biết những suy diễn này là vô lý, nhưng lại không thể nào ngăn bản thân mình suy nghĩ như thế, vì chính chúng ta cũng đã có lần phản ứng y như thế trong những tình huống y như thế.

Tuy nhiên, nỗi lo lắng này lại là cái giá mà chúng ta sẵn sàng trả cho cảm giác “kiểm soát” các cuộc đối thoại. Có một sự thật rõ ràng là kỉ nguyên “siêu kết nối” gúp chúng ta xoay xở với những cuộc hội thoại theo cách của riêng mỗi người. Càng ngày càng có nhiều người sử dụng điện thoai như một cách để kết nối ngay lập tức với bạn bè, người thân và các mối quan hệ của mình, vì khi một cuộc gọi tới, đã nhấc máy rồi là ta sẽ phải trả lời luôn, điều mà sẽ thật khó có thể xảy ra nếu ta dùng những phương thức kết nối khác. Nếu không có lý do để cảm thấy an toàn về công việc, thỏa thuận thuê nhà, việc nghỉ hưu của bạn hay thậm chí là cả tương lai của hành tinh này, ít nhất bạn vẫn sẽ có thể mặc xác cho đầu óc mình nghỉ ngơi và quyết định chính xác ai và lúc nào họ sẽ bị “làm phiền”.

Cách chúng ta liên lạc với một người chính là sự phản ánh chính xác cách ta phản ứng với những sự liên lạc đến từ người khác.

Có một mâu thuẫn thường xảy ra giữa suy nghĩ và hành động của chúng ta. Đôi khi ta nghĩ rằng mình đang sống trong một thế giới mà chẳng ai phải chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ với cuộc đời ai và tôi có thể thích trả lời tin nhắn hay email lúc nào thì trả lời. Nhưng những gì xảy ra trong thực tế thì lại không đơn giản như vậy: công việc bị cản trở, những phản hồi bị trì hoãn, và một sợi dây nữa trong tình bạn lại bị sờn đi chỉ vì những thông điệp chưa được hồi đáp. Nếu anh ta nhấc máy điện thoại - và tôi đã trả lời, bất chấp những phiền phức và mệt mỏi mà cả hai đều đang phải chịu đựng - chúng tôi nghĩ rằng mình đã ngăn cản được những vấn đề đó.

Thực ra, không phải chúng ta đang “kiểm soát” các phương tiện kết nối, chính chúng đang kiểm soát con người. Một người chậm trễ trong việc trả lời thư tín không phải vì họ "bơ" đi hay vì chúng ta không đủ quan trọng với họ, hầu hết những cảm xúc, suy nghĩ ấy đều nảy sinh từ cảm giác được "kiểm soát" của bản thân mỗi người.

Và tất cả những lo lắng, muộn phiền mà con người “cảm nhận” được không xuất phát từ thời gian hay nội dung của những lời hồi đáp, chúng xuất phát từ cách con người nhìn nhận, hành động và phản ứng với mọi việc.

Tags: