Chỉ cần muốn, bạn sẽ thông minh hơn: Bí mật của hiệu ứng chim mồi
Chỉ cần muốn, bạn sẽ thông minh hơn: Bí mật của hiệu ứng chim mồi
Sau khi cầm một cốc nước ấm, người ta sẽ đón nhận người khác nồng nhiệt hơn. Sau khi ngắm nhìn một bức tranh ở thư viện, người ta nói chuyện nhẹ nhàng hơn. Khi siêu thị phát một bài hát tiếng Pháp, khách hàng sẽ mua nhiều rượu vang Pháp hơn. Tại sao?

Một loạt các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng ta có xu hướng cư xử theo một cách nhất định khi tiếp xúc với những gợi ý tương ứng. Ví dụ, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, khi mọi người mặc áo choàng dùng trong phòng thí nghiệm - loại áo thường đi liền với những nhà khoa học thông minh – họ làm bài kiểm tra phân tích tốt hơn. Một nhóm nghiên cứu khác thấy rằng nhiều người sau khi cầm một cốc nước ấm, người ta sẽ đón nhận người khác nồng nhiệt hơn. Sau khi ngắm nhìn một bức tranh ở thư viện, người ta nói chuyện nhẹ nhàng hơn. Khi siêu thị phát một bài hát tiếng Pháp, (có thể là Édith Piaf hát với đàn accordion), khách hàng sẽ mua nhiều rượu vang Pháp hơn,...

Kết quả của các thí nghiệm nêu trên rất đáng suy ngẫm. Có vẻ như chúng vạch ra một danh sách, chỉ cho bạn cách tận dụng tối đa mỗi ngày: mặc áo choàng và dùng những món yêu thích cùng tách cà phê nóng hổi. Nhưng thật buồn là việc đó chẳng hề dễ dàng tí nào. Các nhà nghiên cứu cũng đã có các ý kiến trái chiều về kết quả thu được: các tác động xảy ra trong vô thức hay có chủ ý, liệu tác động có đủ mạnh để khiến người ta thay đổi  cách cư xử, và liệu tác động có thể áp dụng rộng rãi với nhiều người. Trên thực tế, một trong những lĩnh vực nghiên cứu tâm lí mà cuộc “khủng hoảng bản sao” diễn ra nghiêm trọng nhất chính là hiệu ứng chim mồi.

Nhưng dù vậy, điều đó không có nghĩa những tác động nêu trên là giả tạo. Năm 2012, nhà tâm lí học Daniel Kahneman đã đặt ra vấn đề bản sao trong nghiên cứu hiệu ứng chim mồi. Khi đó ông tự gọi mình là một “tín đồ phổ thông” (general believer). Cuối cùng, có chút tranh cãi về tính liên tưởng của các liên kết não bộ, chính là khi được nhắc nhở về một chuyện, chuyện đó sẽ khiến ta suy nghĩ, cảm nhận hoặc làm một việc khác khiến ta liên hệ đến gợi ý ban đầu. Chúng ta mơ hồ nhận ra những liên kết sẵn có này khi ta ở trong trạng thái mơ màng, lơ đãng. Nếu để ý, ta sẽ nhận thấy mạch suy nghĩ của ta đã nhảy từ chủ đề này sang chủ đề khác. Hoặc là khi ta mỉm cười vì nghe thấy bài hát quen thuộc – bài hát gợi nhắc ta về một quãng thời gian tươi đẹp.

Khi ta tin rằng việc sử dụng những gợi ý cụ thể hoàn toàn có thể tạo ra hiệu ứng chim mồi khiến một người cư xử theo cách nhất định, thì lại có một vấn đề khác xuất hiện. Xét cho cùng, mỗi người có những hình ảnh liên hệ khác nhau trong não. Vì thế, âm nhạc có thể khiến tôi cảm thấy vui vẻ nhưng biết đâu lại làm bạn đau lòng. Một cốc nước ấm khó mà khiến người ta cư xử nồng nhiệt trong vùng khí hậu nóng bức, oi ả. Có lẽ nơi xả hơi yêu thích của bạn có tên là Bar Thư Quán (Quán bar thư viện). Và trong nghiên cứu nêu trên, khi mọi người được thông báo là chiếc áo trắng thuộc về họa sĩ chứ không phải nhà khoa học, họ làm bài kiểm tra kém hơn. Đó chính là vấn đề văn cảnh.

Nhưng chúng ta có thể thông minh hơn khi hiểu rõ những mối liên hệ giữa bản thân mình và tâm thái tích cực và lạc quan nhấtvà chúng ta có thể chủ động đặt mình vào trong môi trương có những yếu tố kích thích ta trở về với những trạng thái đó. Có thể chỗ ngồi cạnh cửa sổ chính là nơi bạn đã từng hoàn thành tốt công việc – vậy thì, sao bạn không chọn chỗ ngồi mà bạn muốn vào lần tới chứ? Cho dù ta không chắc là sẽ thành công rực rỡ, nhưng chắc chắn sẽ có tác dụng ở một phương diện nào đó. Biết đâu việc dọn dẹp cái bàn làm việc lại có thể giúp ta dọn dẹp mớ bòng bong trong đầu và trở nên thông suốt hơn. Còn “chiếc quần may mắn” thì sao? Chỉ cần nó gợi nhắc não bạn về lần bạn gặp may mắn, biết đâu nó sẽ khiến bạn trở nên tự tin hơn trong buổi phỏng vấn tiếp theo.

Trạm Đọc (Read Station)

Theo Caroline Webb