Bớt mơ hồ giữa cuộc đời: Tìm hiểu về phân tâm học
Bớt mơ hồ giữa cuộc đời: Tìm hiểu về phân tâm học
Phân tâm học - một trong những phát minh vĩ đại nhất của thế kỉ 20 - cho chúng ta biết cách thấu hiểu chính mình, và là con đường ngắn nhất giúp cuộc sống của bạn bớt tuyệt vọng, đáng sợ và mơ hồ.

Tất cả các môn học đều có từ vựng chuyên ngành, đó là một danh sách các từ mà ban đầu nghe lạ tai và hơi khó chịu; nhưng dần dà ta sẽ nhận ra vẻ đẹp lạ lùng và sự thú vị của chúng. Kẻ thù của từ chuyên ngành là biệt ngữ, nhưng biệt ngữ cũng có một số ưu điểm như nó giúp ta nhanh chóng nắm được những thông điệp được diễn giải dài dòng và khó hiểu. Biệt ngữ cũng là bằng chứng sống về sự tồn tại của một cộng đồng người biết thống nhất cách gọi những sự vật hiện tượng khó biểu đạt.

Phân tâm học (hay Phân tích tâm lý học) là môn học sản sinh ra rất nhiều từ vựng mới. Phân tâm học giúp chúng ta tìm ra cách tốt nhất để vượt qua nỗi đau. Phân tâm học cho rằng, thấu hiểu chính mình là con đường ngắn nhất giúp cuộc sống của bạn bớt tuyệt vọng, đáng sợ và mơ hồ.

Theo đó, nguồn gốc của cô đơn và sợ hãi chưa được xác định rõ. Người ta thường rằng ai tìm đến nhà phân tâm học đều bị bệnh hoặc bị điên. Thật đáng buồn vì mục đích của phân tâm học là giúp người ta sống tốt hơn. Nghiên cứu phân tâm học cũng giúp con người bớt bị ám ảnh tâm lí, giảm âu lo; giúp bạn mở lòng yêu thương và sẵn sàng kết bạn.

 

 

Hãy cùng tìm hiểu:

 

 

Cơ chế phòng vệ

 

 

Cơ chế phòng vệ là những “chiến thuật” tâm lý cứu rỗi bản thân khỏi nỗi đau tinh thần bằng cách diễn giải hành vi của bản thân và người khác một cách ích kỉ. Chúng ta thường chối bỏ trách nhiệm theo kiểu: “Đấy không phải lỗi của tôi” và ngược lại, trách cứ người khác: “Sao bạn ích kỉ thế?”, hoặc tự nhủ với mình rằng: “Chẳng giúp được gì đâu!”

Nếu nguyên nhân sâu xa của những hành vi ấy là thói quen tự phòng vệ, tạo hàng rào lá chắn khi thấy nguy hiểm sắp xảy ra thì cãi vã, răn dạy cũng chẳng thể thay đổi được gì.

Tăng mức độ đe dọa cũng không thể ép ta đi tìm giải pháp vì ta học cách làm việc lý trí hơn, có trách nhiệm hơn, tự biết mình ở đâu khi ta cảm thấy an tâm. Mục đích của Phân tâm học là khiến chúng ta bỏ bớt “hàng rào phòng vệ” ấy đi và can đảm hứng chịu khó khăn, thử thách.

 

 

Nguyên tắc niềm vui

 

 

Nguyên tắc niềm vui thể hiện mong muốn tìm kiếm niềm vui và sự hài lòng từ thế giới xung quanh. Tuy nhiên, mong muốn này lại luôn mâu thuẫn với những yếu tố khác như niềm hạnh phúc của mọi người và của ăn của để của chúng ta về lâu về dài..

Nguyên tắc này đòi hỏi sự hy sinh cho niềm vui ở hiện tại. Ví dụ, thà bị làm phiền còn hơn bị tổn thương, và lười biếng ít nhất còn vui hơn buồn chán. Để sống tốt hơn, đôi khi phải đấu tranh với bản năng của mình. Ta trưởng thành khi biết chống đối có chọn lọc nguyên tắc niềm vui.

 

 

 

Lòng biết ơn

 

 

Đôi khi thật khó để nói câu cảm ơn. Lòng biết ơn trong phân tâm học là khả năng thừa nhận công lao của người khác và nhìn ra những điều tốt người khác làm cho bạn. Đôi khi biết ơn khiến ta sợ vì khó chấp nhận được cảm giác mắc nợ (mắc nợ cha mẹ, thầy cô, bạn bè).

Biết ơn là một kĩ năng phải học và thực hành. Bạn không thấy biết ơn nếu thấy mình xứng đáng có được mọi thứ, và đó là cách trẻ con cảm nhận. Trưởng thành là khi ta ngộ ra mình đang được nhận sự quan tâm dù chưa trọn vẹn nhưng rất thật lòng của những người xung quanh, biết tin tưởng vào lòng tốt của người khác và hiểu được họ đã để cho mình được tự vùng vẫy giữa đời như thế nào.

 

 

 

Vật chuyển tiếp

 

 

Nhà phân tâm học Donald Winnicott định nghĩa thuật ngữ “Vật chuyển tiếp” là một số vật nhất định như gấu bông, chăn mà trẻ em sử dụng trong độ tuổi từ 3 đến 9 như một cách để làm quen với cuộc sống cộng đồng. Trong mắt trẻ nhỏ, những vật đó có cuộc sống như con người, và đồng thời chúng là một phần của các em.

“Chuyển tiếp” là từ dùng để mô tả giai đoạn khi trẻ em hình thành nhận thức về mối quan hệ với những người xung quanh, theo đó, sách và các loại hình nghệ thuật sẽ giúp các em trưởng thành nhanh hơn.

 


 

Sự phóng chiếu

 

 

Phóng chiếu xảy ra khi bạn gán cho người khác những gì bạn nghĩ sẽ xảy ra với họ. Trong một bữa tiệc, bạn tưởng rằng mọi người sẽ hào hứng, vui vẻ và chẳng ai bận tâm đến ai. Thực tế là bạn đang phản chiếu những lo âu của mình lên tư duy của người khác. Cao hơn một bậc là bạn sẽ truyển cảm xúc của mình đến người khác. Người tính tình khó chịu có thể cảm thấy mình chính là một nạn nhân. Đó là bởi vì họ đã chiếu sự tức giận của họ lên mọi người. Các nhà phân tâm học đã tìm ra nhiều điều thú vị khi nghiên cứu quá trình này.

 

 

Sự thăng hoa

 

 

Thăng hoa là quá trình bạn biến những ham muốn chưa được thực hiện thành sự thật. Với một số người, quan hệ tình dục sẽ giúp họ đạt đến sự thăng hoa. Tuy nhiên, chúng ta không thể quan hệ với tất cả những người mình muốn, nhưng những cảm xúc tình dục có thể trở thành lời tán tỉnh, sự mê hoặc, tính thuyết phục hoặc kỹ xảo làm sales.

Sự thăng hoa là một quá trình rất quan trọng và cho ta hi vọng và cho thấy thất vọng không phải là hồi kết của câu chuyện. Nhưng thất vọng kết hợp với động lực suy cho cùng là con đường đưa đến sự thăng hoa.

 

Trạm Đọc

Theo The Book of Life