BOB DYLAN: NHẬN GIẢI NOBEL VĂN HỌC NHƯNG KHÔNG PHẢI NHÀ VĂN
BOB DYLAN: NHẬN GIẢI NOBEL VĂN HỌC NHƯNG KHÔNG PHẢI NHÀ VĂN
Bob Dylan là người viết nên những lời bài hát tuyệt hay cùng ca từ đầy chất thơ và triết học. Các ca khúc của ông cũng phản ánh hiện thực xã hội đương thời, là công cụ, vũ khí để ông thể hiện quan điểm cá nhân và phản đối chiến tranh, đề cao quyền con người. Blowin’ the Wind của Bob Dylan và Imagine của John Lennon là những ca khúc tiêu biểu cho làn sóng phản đối tham chiến của quân đội Mỹ tại Việt Nam và yêu cầu chấm dứt giao tranh tại đây.

Năm 2016 tiếp tục là một năm “vô duyên” của Haruki Murakami với Nobel Văn học. Sau liên tiếp các năm cầm hụt giải thưởng này, độc giả đều chắc chắn Nobel Văn học 2016 sẽ thuộc về Murakami khi đánh giá tương quan danh sách đề cử không ai nổi trội hơn ông. Nhưng kết quả cuối cùng khiến văn đàn và những người quan tâm đều phải bất ngờ khi một ca - nhạc sĩ người Mỹ Bob Dylan có thể vượt qua những “cái tên sừng sỏ” như Murakami và nhận về giải thưởng này.

Chiến thắng này của Bob Dylan làm dấy lên những ý kiến trái chiều. Tán dương có, chỉ trích có, ủng hộ có, phản đối có

Những đánh giá tiêu cực cho rằng Bob Dylan không phù hợp với tiêu chí giải thưởng danh giá này và việc trao giải cho một nhạc sĩ là điều chưa có tiền lệ. Họ nghi hoặc tiêu chí đánh giá của Viện hàn lâm Thụy Điển, những người trong vài năm gần đây liên tục dính líu tới những vụ bê bối cá nhân. Ngay tại quê nhà nước Mỹ, trên tờ New York Times cũng bày tỏ ý kiến quyết liệt rằng: “Bob Dylan không xứng đáng được giải Nobel Văn chương” và Ủy ban Nobel đã bỏ lỡ cơ hội tôn vinh một nhà văn thực thụ thay vì một nhạc sĩ. Một số nhà văn cũng bày tỏ ý kiến gay gắt trước quyết định này của Viện hàn lâm. Nhà văn - nhà báo Pierre Assouline chia sẻ: “Quyết định của họ là sự coi thường với các nhà văn. Tôi thích Dylan nhưng tác phẩm văn học của ông ấy đâu? Tôi nghĩ Viên Hàn lâm Thụy Điển đã tự biến họ thành trò lố bịch”.

 

 

Người “không phải nhà văn” được nhận Nobel Văn học này là ai?

Bob Dylan sinh ngày 24 tháng 5 năm 1941, tên thật là Robert Allen Zimmerman, được biết đến với vai trò là ca - nhạc sĩ, họa sĩ người Mỹ. Ông được coi là một trong những tượng đài văn hoá đại chúng Mỹ, và là người khai phá truyền thống trong âm nhạc Mỹ ở nhiều thể loại, từ rock, blues, country đến rock and roll... Đặc biệt trong giai đoạn những năm 1960, ông khởi xướng và đi đầu trong phong trào xã hội. Tiêu biểu hai ca khúc “Blowin’ in the Wind” và “The times they are  a-Changin” đã thể hiện rõ quan điểm của tác giả và trở thành thánh ca của các hoạt động nhân quyền và phản đối chiến tranh. 

Dưới vai trò ca-nhạc sĩ, ông đạt được rất nhiều thành tích và những giải thưởng âm nhạc khẳng định tài năng - giá trị cho gia tài âm nhạc đồ sộ của mình như doanh số tiêu thụ đĩa nhạc lên tới 100 triệu đĩa, nằm trong danh sách những nghệ sĩ có số đĩa bán chạy nhất mọi thời đại; 11 giải Grammy, 1 giải Quả cầu vàng, 1 giải Oscar. Năm 2004, ông được tạp chí Rolling Stone xếp hạng thứ 2 trong danh sách những nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại, sau The Beatles.  Năm 2008, ông được trao giải Pulitzer báo chí cho những đóng góp đặc biệt cho âm nhạc và văn hóa. Ông được cựu Tổng thống Barack Obama trao tặng huân chương tự do vào tháng 5 năm 2012.

Ông từng công bố cuốn Tarantula bao gồm nhiều thơ văn xuôi và cuốn Chroneckes: Volume One - hồi ký của mình cùng nhiều sách liên quan tới ca từ trong sáng tác của mình và về nghệ thuật.


Vì sao Nobel Văn học được trao cho một người không-phải-là-nhà-văn?

Những ngày đầu sau khi giải thưởng được công bố, công chúng xôn xao tranh luận giữa một bên ủng hộ quyết định này và một bên mỉa mai nó. Bob Dylan giữ thái độ im lặng không màng tới, tựa như ông không hề tha thiết đến giải thưởng.

Bên cạnh lý do ông không phải nhà văn, việc phản đối giải thưởng trao cho Bob Dylan một phần vì những cái tên nổi danh khác trên văn đàn không lọt vào mắt xanh của Viện hàn lâm Thụy Điển. Giải Nobel Văn học là giải thưởng “gặp nhiều thị phi nhất” sau mỗi lần công bố và trao thưởng. Bởi, Hội đồng thẩm định của Viện hàn lâm Thụy Điển đánh giá kín và các nhà văn được tôn vinh thường không đi cùng nổi tiếng. Như Haruki Murakami luôn nằm trong top 5 bình chọn của độc giả trong mỗi kỳ tranh giải nhưng cuối cùng ông vẫn ra về tay trắng và lần này cũng vậy. Những người hâm mộ Murakami cũng “tự an ủi” nhau rằng, do văn của Murakami “thiếu hàn lâm” nên chưa rơi vào tầm ngắm của Hội đồng đánh giá.

Khách quan mà nói, việc giải Nobel văn học thuộc về Bob Dylan không phải vấn đề lớn đối với ông khi chính ông đã được ghi nhận ở hầu hết các giải thưởng danh giá trên thế giới cho những tác phẩm âm nhạc của mình.

Năm 2008, Hội đồng Pulitzer đã vinh danh Bob Dylan: “ Đóng góp đặc biệt của ông cho âm nhạc và văn hóa, chủ yếu qua ca từ phức tạp kết hợp với sức mạnh đặc biệt của thi ca”. Đến năm 2016, Ủy ban Nobel phát biểu:”Bob Dylan được vinh danh vì sáng tạo những phương thức biểu đạt thi ca mới trong truyền thống âm nhạc Mỹ”.

Không thể phủ nhận, Bob Dylan là người viết nên những lời bài hát tuyệt hay cùng ca từ đầy chất thơ và triết học. Các ca khúc của ông cũng phản ánh hiện thực xã hội đương thời, là công cụ, vũ khí để ông thể hiện quan điểm cá nhân và phản đối chiến tranh, đề cao quyền con người. Blowin’ the Wind của Bob Dylan và Imagine của John Lennon là những ca khúc tiêu biểu cho làn sóng phản đối tham chiến của quân đội Mỹ tại Việt Nam và yêu cầu chấm dứt giao tranh tại đây.

Ở góc nhìn khác, các nhà đánh giá cho rằng, Viện hàn lâm Thụy Điển đang muốn thay đổi để phù hợp với bối cảnh thời đại. Sự thay đổi này nếu truy xét theo dòng lịch sử của Nobel văn học không có bất ngờ. Năm 2013, giải thưởng trao cho Alice Munro với thành tựu truyện ngắn; năm 2015 giải thưởng thuộc về nữ nhà báo Svetlana Alexievich cho những tác phẩm phóng sự, phi hư cấu. Giải thưởng Nobel Văn học từng bước chuyển mình để bắt kịp với sự phát triển của thời đại.

Đối với sự công nhận thành tựu của Bob Dylan, Hội đồng thẩm định nhận được về nhiều ý kiến ủng hộ. Như tiểu thuyết gia Slaman Rushdie đã đăng dòng trạng thái trên Twitter bày tỏ: “Một lựa chọn tuyệt vời. Từ Orpheus (một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp) cho tới thi sĩ người Pakistan Faiz, thơ và nhạc đã gắn bó với nhau rất chặt. Ông Dylan là một người kế thừa tài hoa của truyền thống thơ nhạc đó.” Nữ nhà văn người Mỹ Joyce Carol Oates - đối thủ của Bob Dylan được đề cử năm 2016 khen ngợi: “Âm nhạc và ca từ đầy ám ảnh của ông ấy dường như luôn chứa đựng những cảm xúc sâu sắc nhất, đầy tính văn chương”.

Bob Dylan không đến nhận giải thưởng Nobel văn học

Theo truyền thống, người thắng giải sẽ có bài phát biểu trong buổi lễ trao giải diễn ra tại Stockholm, Thụy Điển nhưng Bob Dylan đã không có mặt và Đại sứ Mỹ đã thay mặt ông nhận giải.

Với lý do sức khỏe, Bob Dylan đã xin phép vắng mặt và nhờ bà Azita Raji đọc diễn từ, toàn bộ bài phát biểu như sau:

Chào buổi tối, tất cả mọi người. Tôi xin gửi lời thăm hỏi nồng ấm nhất tới thành viên Viện Hàn lâm Thụy Điển và tới tất cả các khách quý tham dự đêm nay.

Tôi xin lỗi vì không thể trực tiếp ở đây cùng mọi người, nhưng xin hiểu rằng tôi hoàn toàn bên các bạn về mặt tinh thần và rất vinh dự khi nhận được giải thưởng uy tín này. Được trao giải Nobel Văn học là điều gì đó tôi chưa bao giờ tưởng tượng hay cảm thấy trước. 

Từ ngày còn nhỏ, tôi đã thân thuộc, đọc và thấm nhuần tác phẩm của những tác giả xứng đáng với danh hiệu như thế: Kipling, Shaw, Thomas Mann, Pearl Buck, Albert Camus, Hemingway. Những gã khổng lồ trong văn học, với tác phẩm được giảng dạy trên trường lớp, lưu trữ ở các thư viện khắp thế giới và được nhắc tới trong sự tôn kính, luôn tạo nên những ấn tượng sâu sắc. Thật không nói nên lời khi giờ tôi được cùng những tên tuổi đó trong danh sách.

Tôi không biết liệu có người đàn ông, phụ nữ nào từng nghĩ về vinh dự Nobel dành cho bản thân họ không, nhưng tôi cho rằng bất cứ ai viết một cuốn sách, hay một bài thơ, hay một vở kịch, ở bất kì đâu trên thế giới cũng đều nuôi dưỡng giấc mơ thầm kín đó ở trong sâu thẳm. Có thể họ chôn giấu quá sâu tới mức không biết rằng có nó ở đó.

Nếu ai đó nói với tôi rằng tôi có cơ hội dù là nhỏ nhất chiến thắng ở giải Nobel, tôi sẽ nghĩ tỷ lệ thắng chẳng khác gì đứng trên mặt trăng. Thực tế, vào năm tôi sinh và ở một vài năm sau đó, không có ai trên thế giới được cho là đủ tốt để thắng giải này. Thế nên, tôi nhận thấy, không quá một chút nào, rằng tôi đang ở trong một trường hợp hiếm hoi.

Tôi đang ngoài đường khi nhận được tin đáng kinh ngạc này. Tôi phải mất vài phút để diễn giải nó. Tôi bắt đầu nghĩ tới William Shakespeare, tượng đài văn học lừng lẫy. Tôi nghĩ bản thân ông ấy coi mình là một nhà soạn kịch. Ý nghĩ rằng mình đang viết văn chương không thể tới trong suy nghĩ của ông. Ngôn từ của ông là dành cho sân khấu. Để nói ra chứ không phải để đọc. Khi ông viết Hamlet, tôi chắc rằng ông nghĩ tới nhiều điều như: “Diễn viên nào hợp đóng vai này?” “Lên sân khấu như thế nào?” “Tôi có thật sự muốn diễn nó ở Đan Mạch?” Không nghi ngờ gì, tầm nhìn và tham vọng sáng tạo là điều ông nghĩ trước nhất, nhưng cũng có những vấn đề trần tục hơn cần xem xét và giải quyết. “Tài chính đã sẵn sàng chưa?” “Có đủ chỗ ngồi tốt cho những người bảo trợ chưa?” “Kiếm đâu ra một cái sọ người?” Tôi dám cá rằng điều mà Shakespeare ít nghĩ tới nhất là câu hỏi “Đây có phải văn học?”

Ở tuổi thiếu niên, khi tôi bắt đầu viết các ca khúc, và thậm chí khi tôi bắt đầu có được tiếng tăm nhờ khả năng của mình, mong ước của tôi về những ca khúc này cũng chỉ trong chừng mực. Tôi nghĩ chúng có thể sẽ được nghe ở những quán cà phê hay hộp đêm, có thể sau đó là ở những nơi như Carnegie Hall hay London Palladium. Nếu mơ mộng nhiều hơn, có thể sẽ tưởng tượng tới việc làm một bản thu âm và sau đó được nghe các ca khúc của mình trên đài phát thanh. Trong tâm trí tôi, đó thật sự là một phần thưởng lớn lao. Ghi âm và nghe ca khúc của mình trên đài phát thanh nghĩa là bạn đã chạm tới rất đông khán giả và rằng bạn có thể tiếp tục làm những gì mình dự định.

Tới giờ, tôi đã làm những gì mình dự định làm trong một thời gian dài. Tôi thu âm hàng tá ca khúc và chơi hàng ngàn buổi hòa nhạc trên khắp thế giới. Các ca khúc là trọng tâm của hầu hết những gì tôi làm. Chúng dường như đã tìm thấy chỗ đứng trong đời sống của nhiều người tại nhiều nền văn hóa khác nhau và tôi rất biết ơn điều đó.

Nhưng có một điều tôi phải nói. Là một người biểu diễn, tôi từng chơi trước 50.000 người và từng chơi trước 50 người. Tôi có thể nói với bạn rằng chơi cho 50 người là điều khó khăn hơn. 50.000 người có ít cá tính hơn, không như 50. Mỗi người là một cá nhân, một bản sắc riêng, một thế giới của riêng họ. Họ có thể cảm nhận mọi thứ rõ ràng hơn. Sự thành thật của bạn và việc nó liên quan thế nào tới tầm sâu tài năng của bạn được minh chứng. Thực tế rằng, Ủy ban Nobel là một nhóm rất nhỏ, gây ảnh hưởng tới tôi.

Nhưng, cũng như Shakespeare, tôi thường bận rộn với việc theo đuổi những nỗ lực sáng tạo và giải quyết mọi khía cạnh trần tục của cuộc sống. “Ai là nhạc sĩ tốt nhất cho những ca khúc này?” “Liệu tôi đã ghi âm đúng phòng thu chưa? “”Ca khúc này đã chọn đúng âm điệu chưa?” Có những điều không bao giờ thay đổi, dù sau 400 năm. Chưa lần nào tôi dành thời gian để hỏi bản thân mình, “Các ca khúc của mình có phải là văn chương?”

Thế nên, tôi rất cảm ơn Viện Hàn lâm Thụy Điển, vì đã dành thời gian cân nhắc một câu hỏi như thế, và, vì cuối cùng, đã đưa ra một câu trả lời tuyệt vời đến vậy.

Xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới tất cả mọi người,

Bob Dylan.

Nguyên văn bài phát biểu của Bob Dylan do Đại sứ Mỹ tại Thụy Điển Azita Raji đọc:

Good evening, everyone. I extend my warmest greetings to the members of the Swedish Academy and to all of the other distinguished guests in attendance tonight.

I'm sorry I can't be with you in person, but please know that I am most definitely with you in spirit and honored to be receiving such a prestigious prize. Being awarded the Nobel Prize for Literature is something I never could have imagined or seen coming. From an early age, I've been familiar with and reading and absorbing the works of those who were deemed worthy of such a distinction: Kipling, Shaw, Thomas Mann, Pearl Buck, Albert Camus, Hemingway. These giants of literature whose works are taught in the schoolroom, housed in libraries around the world and spoken of in reverent tones have always made a deep impression. That I now join the names on such a list is truly beyond words.

I don't know if these men and women ever thought of the Nobel honor for themselves, but I suppose that anyone writing a book, or a poem, or a play anywhere in the world might harbor that secret dream deep down inside. It's probably buried so deep that they don't even know it's there.

If someone had ever told me that I had the slightest chance of winning the Nobel Prize, I would have to think that I'd have about the same odds as standing on the moon. In fact, during the year I was born and for a few years after, there wasn't anyone in the world who was considered good enough to win this Nobel Prize. So, I recognize that I am in very rare company, to say the least.

I was out on the road when I received this surprising news, and it took me more than a few minutes to properly process it. I began to think about William Shakespeare, the great literary figure. I would reckon he thought of himself as a dramatist. The thought that he was writing literature couldn't have entered his head. His words were written for the stage. Meant to be spoken not read. When he was writing Hamlet, I'm sure he was thinking about a lot of different things: "Who're the right actors for these roles?" "How should this be staged?" "Do I really want to set this in Denmark?" His creative vision and ambitions were no doubt at the forefront of his mind, but there were also more mundane matters to consider and deal with. "Is the financing in place?" "Are there enough good seats for my patrons?" "Where am I going to get a human skull?" I would bet that the farthest thing from Shakespeare's mind was the question "Is this literature?"

When I started writing songs as a teenager, and even as I started to achieve some renown for my abilities, my aspirations for these songs only went so far. I thought they could be heard in coffee houses or bars, maybe later in places like Carnegie Hall, the London Palladium. If I was really dreaming big, maybe I could imagine getting to make a record and then hearing my songs on the radio. That was really the big prize in my mind. Making records and hearing your songs on the radio meant that you were reaching a big audience and that you might get to keep doing what you had set out to do.

Well, I've been doing what I set out to do for a long time, now. I've made dozens of records and played thousands of concerts all around the world. But it's my songs that are at the vital center of almost everything I do. They seemed to have found a place in the lives of many people throughout many different cultures and I'm grateful for that.

But there's one thing I must say. As a performer I've played for 50,000 people and I've played for 50 people and I can tell you that it is harder to play for 50 people. 50,000 people have a singular persona, not so with 50. Each person has an individual, separate identity, a world unto themselves. They can perceive things more clearly. Your honesty and how it relates to the depth of your talent is tried. The fact that the Nobel committee is so small is not lost on me.

But, like Shakespeare, I too am often occupied with the pursuit of my creative endeavors and dealing with all aspects of life's mundane matters. "Who are the best musicians for these songs?" "Am I recording in the right studio?" "Is this song in the right key?" Some things never change, even in 400 years.

Not once have I ever had the time to ask myself, "Are my songs literature?"

So, I do thank the Swedish Academy, both for taking the time to consider that very question, and, ultimately, for providing such a wonderful answer.

My best wishes to you all,

Bob Dylan

Tham khảo: 

Báo Thethaovanhoa.vn: http://bit.ly/2OtMgQy

Phieuplus.vn: http://bit.ly/2GDEyNy

#Xanh

 

Tags: