Beethoven: Con người và Nghệ sĩ, thể hiện qua ngôn từ của chính ông
Beethoven: Con người và Nghệ sĩ, thể hiện qua ngôn từ của chính ông
Người ta từng nói rằng, nghệ thuật là lâu dài còn cuộc sống chỉ là thứ phù du. Nhầm đấy; cuộc sống mới là lâu dài, nhưng chỉ là sự tóm lược một giai đoạn của nghệ thuật; Nếu trước kia hơi thở của nghệ thuật từng gặp đức chúa trời, thì chúng ta được sinh ra từ ân huệ của cuộc gặp đó.
Beethoven_ Âm nhạc và cuộc đời
(27 lượt)

* Theo cuốn sách cùng tên của Friedrich Kerst và Henry Edward Krehbiel

Âm nhạc Beethoven đầy tính vị kỷ nhưng trí tuệ, những người thưởng thức âm nhạc của ông sẽ cảm nhận được dư vị thất bại và chiến thắng cũng, từ đáy cùng cực của sự tuyệt vọng cho tới đỉnh cao vinh quang của hạnh phúc. Âm nhạc của ông cũng thể hiện khao khát của con người trong xã hội của họ. Âm nhạc Beethoven dường như đã quen thuộc với nhiều người, nhưng ở ông, còn một thứ hấp dẫn hơn, đó là ngôn từ của chính ông. Chúng tôi xin giới thiệu ở đây một số nhận xét của ông về nghệ thuật, về tình yêu với thiên nhiên, về cuộc sống, sáng tác, về những nhạc sĩ khác và về Thượng đế.

Trong những lời trích dẫn này, Beethoven thể hiện cảm xúc mãnh liệt của mình về con người và nghệ thuật, thậm chí đó còn là sự ám ảnh, có lẽ là một cách để ông làm dịu nỗi đau của chính mình.

Mặc dầu không kiểu cách, nhưng ông đòi hỏi một tình yêu lớn và một cuộc hôn nhân lớn, mang nặng tính tinh thần chứ không phải chỉ "để tái tạo ra con người", đó là lý do ông không bao giờ kết hôn. Khoa tâm lý học đã khám phá ra rằng những con người có một tình yêu mãnh liệt đối với loài người hoặc bận tâm với công việc phục vụ nhân loại thường gặp khó khăn trong việc hình thành những mối quan hệ thân thiết mang tính cá nhân với đồng loại.

 Về Nghệ thuật

Nghệ thuật là nữ thần cho ông cầu nguyện, là người ông cảm tạ và là người được ông che chở. Ông ca ngợi Nàng là vị cứu rỗi linh hồn ông những lúc tuyệt vọng; ông thú nhận rằng nhờ Nàng và triển vọng sáng tác nghệ thuật mới làm ông từ bỏ ý định tự sát. Đọc ngôn từ của ông, bạn sẽ thấy nghệ thuật cũng chính là người bạn đồng hành trong những chuyến đi lang thang xuyên qua cánh đồng và rừng râm, người chia sẻ sự cô độc do bệnh điếc mang lại. Thiên nhiên và Nghệ thuật những khái niệm mật thiết là ranh giới lên trên trong tâm trí của ông. Quan niệm duy tâm và cao ngất của ông của nghệ thuật dẫn dắt ông để tuyên bố độ thuần khiết của nữ thần của ông với lòng hăng hái nóng của một người cuồng tín linh mục. Những thứ nghệ thuật giả dối chỉ càng làm ông thêm khinh bỉ và thù ghét tới tận đáy lòng.

Tính khí thất thường và đầy bạo lực của ông có lẽ do bệnh điếc mang lại. Ông chặt hết chân của chiếc đàn piano và đặt nó xuống sàn, nơi ông cảm nhận được âm thanh qua sự rung động của sàn nhà khi ông chơi nhạc.

Nghệ thuật làm cho cuộc đời đầy bất hạnh của ông trở nên đáng sống với những niềm vui nghệ thuật thuần khiết: "Đối với Beethoven, âm nhạc không chỉ là sự biểu thị của cái đẹp, của nghệ thuật, mà nó dường như là một thứ tôn giáo. Ông tự thấy mình như một nhà tiên tri. Tất cả lòng căm ghét loài người gây ra bởi những quan hệ bất hạnh phúc của ông với đồng loại..."

"Người ta từng nói rằng, nghệ thuật là lâu dài còn cuộc sống chỉ là thứ phù du. Nhầm đấy; cuộc sống mới là lâu dài, nhưng chỉ là sự tóm lược một giai đoạn của nghệ thuật; Nếu trước kia hơi thở của nghệ thuật từng gặp đức chúa trời, thì chúng ta được sinh ra từ ân huệ của cuộc gặp đó."

(Cuốn Cuộc nói chuyện, Tháng 3/1820)

"Thế giới như một ông vua, và cũng như một ông vua, nó thèm khát lời nịnh bợ để ban phát ân huệ; nhưng nghệ thuật thật ích kỷ và ngang bướng, nó màng đến những lời nịnh bợ."

(Cuốn Cuộc nói chuyện, Tháng 3/1820. Khi Nam tước Van Braun bộc lộ rằng vở ôpêra "Fidelio" đã giành được thiện cảm và sự tán thưởng của tầng lớp trên, Beethoven đáp "Những sáng tác của tôi không để trưng bày!". Ông không bao giờ cho phép mình nhượng bộ trước thị hiếu của đám đông)

"Hãy tiếp tục tiến bước tới thiên đàng của nghệ thuật; tại đó không một hạnh phúc thuần khiết, yên bình và trong sạch nào bằng."

(Ngày 19/8/1817, nói với Xavier Schnyder, người tìm tới Beethoven từ năm 1811 để xin sự chỉ bảo nhưng không được đáp ứng)

"Nghệ thuật đích thực là bất diệt và người nghệ sĩ đích thực sẽ tìm thấy sự vui sướng tột bậc trong những tác phẩm vĩ đại của thiên tài".

(15/3/1823, gửi Cherubini, người cũng được ông nhận xét,"Tôi đánh giá cao những tác phẩm của anh hơn mọi nghệ sĩ khác trong giai đoạn này".).

Khi có một người hỏi "Ai được ông coi là nghệ sĩ vĩ đại nhất còn sống ngoài ông ra?", Beethoven do dự một chốc rồi trả lời "Cherubini"]

"Sự thật chỉ tồn tại với người khôn ngoan; cái đẹp chỉ tồn tại với người biết cảm nhận. Chúng đi cùng với nhau và bổ sung cho nhau."

(Viết trong cuốn bản thảo của bạn ông là Lenz von Breuning vào năm 1797.)

Về sự sáng tác

Những kẻ hợm hĩnh thường buộc tội Beethoven thích dùng sự đều đặn trong những tác phẩm của ông. Theo nhiều cách khác nhau và tại những thời khắc nhất định ông thể hiện mạnh mẽ quan điểm cá nhân đối với thói thông thái rởm đời đó. Ông không phải là cậu học trò dễ bị sai bảo, nhất là thơqì kỳ sống tại Vienna, dù tại đây ông được ca ngợi, ông học những bài học về đối âm từ Albrechtsberger. Nhưng ông không thể theo học Papa Haydn. Ông căm ghét phải học fuga bởi việc học fuga với ông chỉ là biểu hiện của sự cưỡng ép chật chội ràng buộc mọi cảm xúc. Chỉ là cái đẹp hình thức và thuần tuý chẳng ó ý nghĩa gì với ông. Ông nhắc đi nhắc lại rằng chỉ có tâm hồn, cám xúc, cuộc sống hiện tại mới cái cần đầu tiên cho nghệ thuật. Vì thế chẳng ngạc nhiên khi thấy nhièu lúc ông phớt lờ những nguyên tắc truyền thống trong các bản xônat và bản nhạc giao hưởng. Một rung động bột phát và tự do là đặc điểm nổi bật nhất của Beethoven: người đàn ông và nghệ sĩ. Hầu như mọi quan sát của ông, bất kể về chủ đề gì đều toả ra ý niệm "Tự do". Những nhận xét của ông về sự sáng tác chính là lời bày tỏ rõ ràng và minh bạch nhất về các sống và cách làm việc của ông.

"Những đáng tối cao! Sự chi phối tư tưởng cả tôi là ở trong không khí; những âm thanh xoay tít như cơn gió, và tâm hồn của tôi cũng quay cuồng y như vậy."

(13/2/1814, gửi Bá tước Brunswick)

"Thường có một cảnh tượng trong tâm trí tôi khi sáng tác và tôi chỉ đi theo những đường nét của cảnh tượng này."

(Năm 1815, nói với Neate, trong khi đi dạo cùng ông ở Baden và nói về bản hiao hưởng "Đồng quê".)

[Ries cũng kể rằng :"Khi sáng tác, Beethoven thường nghĩ về một đối tượng, dù ông thường cười nhạo sự phác họa âm nhạc và khinh thường những điều nhỏ nhặt đó. Cáchiến binhản "Đấng tạo hoá" và "Các mùa" nhiều lần bị chê bai, dù ông không coi thường phẩm giá cao quí của Haydn. Song những bản đồng ca của Haydn và nhiều tác phẩm khác lại được Beethoven rất ca ngợi."]

"Những lời thơ ông gửi cho tôi ít nhất cũng hoàn toàn hù hợp cho bài hát. Việc mô tả một bức tranh thuộc về lĩnh vực của các hoạ sĩ; và về việc này, nhà thơ có thể tin vào sự may mắn của mình hơn tôi vì lĩnh vực đó ông không bị hạn chế như của tôi. Dù tài năng thơ ca cả tôi có thể trải dài vào những phạm vi khác thì tôi chưa dễ dàng đạt đến được lãnh địa đó."

(Nussdorf, 15/7/1817, gửi Wilhelm Gerhard, người đã gửi cho ông một vài bài thơ trữ tình để hoà nhạc.)

"Khi đi quá xa, mọi sự phác họa trong tấu nhạc đều mất đi hiệu quả của mình".

(Nhận xét về bản phác họa cho bản giao hưởng "Đồng quê", hiện được lưu giữ tại Thư viện Hoàng gia ở Berlin.)

[Mozart nói :"Thậm chí bên trong những khoảnh khắc kinh hoàng nhất âm nhạc cũng chẳng bao giờ làm hại đôi tai."]

"Vâng, đúng rồi, đặt những nốt nhạc đó cạnh nhau thì thật kinh ngạc bởi vì không bao giờ tìm thấy chúng trong bất kỳ quyển sách âm nhạc nào".

(Viết cho Ries khi những nhà phê bình buộc tội ông có những lỗi ngu ngốc về qui tắc âm nhạc.)

"Không một con quỷ nào có thể buộc tôi chỉ được viết những phách nhạc như thế".

(Trích những ghi chép của ông trong những năm học nhạc)

"Nhiều người khẳng định rằng mọi quãng thứ đều phải chấm dứt băng nhạc thứ. Không! Tôi thì thấy ngược lại, trong những giai điệu mềm mại thì một quãng ba trưởng khi chấm dứt bản nhạc có một hiệu ứng vinh quang và lạ lùng. Hết nỗi buồn sẽ lại tới niềm vui, khi mưa tạnh sẽ lại có ánh nắng mặt trời. Nó tác động đến tôi như thể tôi đang kiếm tìm ánh lấp lánh trắng bạc của sao Hôm."

(Trong lời giới thiệu cuốn sách của Hoàng tử áo Rudolph.)

 "Để trở thành là người soạn nhạc có tài phải học hòa âm và đối âm từ khi mới 7 đến 11 tuổi, để cho trí tưởng tượng và cảm xúc biết phải làm gì theo những quy tắc đó".

(Schindler nhớ lại câu nói này của Beethoven. Schindler nói: "Khi Beethoven tới Vienna, ông không hề biết đối âm và chỉ biết chút ít về sự hoà âm.")

 "Cho đến nay dù có những sai sót thì tôi vãn tháy rằng mình không cần học về dải âm trầm; cảm giác của tôi từ thời thơ ấu nhạy cảm tới mức mà tôi có thể sử dụng đối âm mà không hề biết phải làm như vậy hay làm theo cách nào khác."

(Ghi chép trong một tờ giấy về cách sử dụng quãng bốn trong âm nhạc)

 "Thư từ và sự giao thiệp, như Ngài biết đây, không bao giờ là sở trường của tôi; một vài người bạn thân thiết nhất của tôi không hề gửi thư cho tôi trong suốt mấy năm. Tôi chỉ sống trong những ghi chép và sáng tác của mình, và ít khi hoàn thành một bản nhạc rồi mới bắt đầu một bản mới. Như hiện nay, tôi thường soạn ba, thậm chí bốn bản một lúc."

(Vienna, ngày 29/6/1800, gửi Wegeler ở Bonn.)

 "Tôi chưa bao giờ soạn liên tục một bản nhạc mà không bị gián đoạn. Tôi thường cùng một lúc soạn nhiều bản nhạc, viết cái này rồi lại viết cái kia."

(Ngày 1/6/1816, gửi bác sĩ Karl von Bursy khi ông này hỏi về một bản ô-pe-ra)

 "Tôi buộc mình phải quen với việc nghĩ ra toàn bộ bản nhạc với mọi giai điệu và nốt nhạc ngay khi nó vừa xuất hiện trong đầu tôi".

(Ghi chú trong một bản phác thảo năm 1810)

 "Tôi giữ những ký ức về bản thân mình trong một thời gian dài trước khi tôi viết ra; trong lúc đó kí ức của tôi chung thành đến nỗi tôi chắc chắn không bao giờ quên, dù trong nhiều năm, một chủ đề từng xuất hiện trong tôi. Tôi thay đổi nhiều thứ, vứt bỏ, và tiếp tục thử cho đến khi tôi hài lòng. hưng trong đầu tôi, nó phát triển theo tất cả các hướng song tôi biết chính xác những gì tôi muốn, ý tưởng cơ bản không bao giờ bỏ trốn tôi, nó hiện ra trước mắt tôi rồi lớn dần, tôi nghe và thấy cả bức tranh về mọi sắc thái trong tâm trí tôi như một vở kịch, tôi chẳng phải làm gì khác ngoài việc viết chúng ra, một cách thật nhanh chóng khi tôi có thời gian, vì đôi khi tôi phải cầm bản khác lên để viết, nhưng không bao giờ lẫn lộn bản nhạc này với bản nhạc kia.

Bạn sẽ hỏi tôi rằng tôi lấy những ý tưởng đó ở đâu. Tôi không thể kể chắc chắn cho bạn; chúng đến thật tự nhiên -- Tôi có thể nắm bắt chúng trong bàn tay của mình, trong không trung, trong khu rừng; trong khi đi bộ; trong sự tĩnh lặng của đêm; trong buổi sáng sớm; hối thúc bởi tâm trạng, được nhà thơ chuyển tải thành ngôn từ, được tôi chuyển tải thành âm thanh, và tiếng gầm rú và cơn bão xoáy vào tôi cho đến khi tôi đặt chúng xuống thành những nốt nhạc"

(Nói với Louis Schlosser, một nhạc sĩ trẻ. Beethoven rất vinh dự vì tình bạn này, quãng năm 1822 -23.)

 "Tôi không quen viết lại những tác phẩm của mình. Tôi không bao giờ làm điều đó bởi tôi hoàn toàn tin rằng mỗi sự thay đổi chi tiết sẽ làm thay đổi đặc tính của toàn bộ bản nhạc."

(19/2/1813, gửi George Thomson, người yêu cầu ông thay đổi một vai nốt nhạc trước khi xuất bản)

Về những nghệ sĩ khác

Quan điểm của người nghệ sĩ này về người nghệ sĩ khác thường không đáng tin cậy. Những sự phán xử như vậy thường phiến diện và không phải không có thành kiến. Nhưng việc nhận xét về một môn nghệ thuật khác thì không hẳn như vậy. Nhưng chúng ta cũng cần cẩn thận khi đọc nhận xét của Beethoven về những người nhạc sĩ khác, đặc biệt là sự phán xử của ông về Rossini, người bị ông căm ghét mãnh liệt, đã quyến rũ dân chúng thành Vienna khỏi Beethoven.

Ban đầu, Beethoven rát ngưỡng mộ Mozart cho tới khi ông thân thuộc với âm nhạc của Handel. Từ khi còn nhỏ, Beethoven đã tới Vienna và biểu diễn cho Mozart nghe, Mozart rất ấn tượng về tài năng của cậu bé, ông nói với mọi người hãy chăm sóc và theo dõi cậu! Beethoven sống nhờ việc sáng tác nhạc cho công chúng hơn là cho các quí tộc và cung đình, khác với Mozart. Bản nhạc giao hưởng đầu tiên Beethoven viết khi ông đã 30 tuổi, vào tuổi đó, Mozart đã sáng tác được tới 40 bản!

 "Đừng làm rách những vòng nguyệt quế trên đầu của Handel, Haydn và Mozart; chúng thuộc về họ chứ không phải tôi."

(Teplitz, 17/7/l852, cho cô bé 10 tuổi tên là Emilie M., rất ngưỡng mộ ông)

 "Handel là bậc thầy không thể với tới của mọi bậc thầy. Hãy tới học ông cách để đạt được những hiệu ứng rộng lớn chỉ với những cách thức đơn giản...Handel là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất từng sống. Tôi muốn ngả mũ và quỳ xuống trước nôi mộ của ông."

(Câu nói của ông trên giường bệnh giữa tháng 2/1827, ông nói với chàng thanh niên Gerhard von Breuning, về sự cảm nhận đối với các tác phẩm của Handel :"Handel là người vĩ đại nhất và có tài năng nhất trong tất cả các nhà soạn  nhạc. Cho đến giờ, tôi vẫn còn học được nhiều điều từ ông!".).

 "Việc Ngài sẽ xuất bản những tác phẩm của Sebastian Bach là một điều làm tôi hạnh phúc, trái tim tôi đang đập trong tình yêu nghệ thuật cao ngất và vĩ đại của người đã sinh ra sự hoà âm; Tôi muốn sớm nhìn thấy chúng."

(Tháng 1/1801, gửi Hofmeister ở Leipzig.)

 "Này bạn Hummel thân mến của tôi, đó là quê hương của Haydn. Tôi coi nó như một món quà tặng và nó làm tôi rất hài lòng. Một túp lều của một nông dân bình thường, nơi một người vĩ đại như vậy sinh ra!"

(nói với Hammel trên giường bệnh)

"Tôi luôn luôn coi bản thân mình là một trong những người vô cùng ngưỡng mộ Mozart, và sẽ mãi vậy cho tới ngày tôi qua đời."

(Ngày 6/2/1806, gửi Abbe Maximilian Stadler, người đã gửi cho ông bài luận về Mozart có tên là "Lễ cầu siêu.")

 "Đúng vậy, một sự thiêng liêng luôn tỏa sáng không ngừng bên trong Schubert!"

(nói với Schindler khi ông nghe những bnả nhạc "Songs of Ossian," "Die Junge Nonne," "Die Burgschaft," và "Grenzen der Menschheit," của Schubert)

 "Rossini là một nhạc sĩ có tài và sáng tác các bản du dương, êm ái, nhưng âm nhạc của ông ta chỉ làm thỏa mãn cảm xúc và tinh thần hời hợt của thời đại"

(Năm 1824, viết tại Baden, gửi cho Freudenberg.)

 "Những người Bôhêmiêng là những nhạc công bẩm sinh. Người ý phải xem họ như một hình mẫu. Ttrường nhạc của họ trưng bày những gì ? Hãy ngắm nhìn thần tượng của họ, Rossini! Nếu thần May Mắn không mang lại cho ông ta tài năng và những giai điệu dễ thương nhờ bát chước, thì ông ta học được gì từ trường đó đó ngoài khoai tây, thứ chỉ làm ông ta to bụng mà thôi."

(Trong một cuộc trò chuyện tại cửa hàng âm nhạc của Haslinger, nơi Beethoven thường xuyên tới)

 "Goethe đã giết Klopstock cho tôi. Bạn ngạc nhiên ư? Bây giờ bạn cười ư? Vì tôi hay đọc Klopstock. Tôi mang ông theo suốt nhiều năm khi tôi đi khắp nơi. Gì nữa? Nhưng không phải lúc nào tôi cũng hiểu ông. Ông ta thường trượt khỏi tôi, và ông luôn luôn bắt dầu quá xa cách, hoặc cao quá hoặc thấp quá. Nhưng ông luôn vĩ đại và nâng linh hồn lên. Khi tôi không thể hiểu ông, tôi buộc phải đoán"

(Gửi Rochlitz, năm 1822.)

 "Tôi hâm mộ Goethe và Schiller là những nhà thơ, cũng như Ossian và Homer, nhưng thật bất hạnh thây, tôi chỉ có thể đọc Homer qua bản dịch mà thôi."

(Ngày 8/8/1809, gửi Breitkopf và Hartel.)

Nguyễn Cảnh Bình

Nếu bạn đọc quan tâm tới nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven có thể tìm đọc thêm về âm nhạc và cuộc đời ông qua cuốn sách Beethoven do Omega+ phát hành

>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Mozart - Con người trần thế mang theo giai điệu của thiên đường

Mozart - Khắc họa những thăng trầm cuộc đời thiên tài âm nhạc Wolfgang Amadeus Mozart

Cuốn sách gối đầu giường về ban nhạc huyền thoại nhất thế kỷ XX

Những năm khủng hoảng: Bệnh điếc và nỗ lực chiến thắng nghịch cảnh của Beethoven

Beethoven- Ngôi sao chổi rạch ngang bầu trời

Tags: