Bảy Giai Đoạn Lãng Mạn Trong Tình Yêu (và lý do chúng ta đánh mất nó)
Bảy Giai Đoạn Lãng Mạn Trong Tình Yêu (và lý do chúng ta đánh mất nó)
Yêu là tận hưởng việc nhìn thấy, chạm vào và cảm nhận cùng tất cả các giác quan, một cách gần gũi nhất có thể, với một đối tượng mà tình yêu gửi đến họ được phản hồi.
Bàn Về Tình Yêu là một tác phẩm hoàn toàn tuyệt diệu, đầy ắp những sự thiên vị kỳ quặc một cách hấp dẫn của thời đại nhưng cũng bất hủ, vô biên, và chứa đựng toàn bộ sự thật về loài người.

Tình yêu có lẽ là đối tượng mang đến nhiều cảm hứng nhất cho văn chương, âm nhạc và tất cả các môn nghệ thuật. Kurt Vonnegut tin rằng bạn chỉ được cho phép yêu ba lần trong một đời người. Nó được mô tả như là một vấn đề của lòng dũng cảm, là một sự tái xem xét về mặt cảm xúc, là sự đảm bảo tốt nhất cho sự hối hận. Trong loạt truyện tranh Peanuts của mình, nhà sáng tạo Charles Schulz nhận định rằng tình yêu chỉ là việc dạo bước với nhau, tay trong tay, một cách ngọt ngào và đơn giản. Nhưng chính xác thì bằng cách nào mà tình yêu có thể nắm giữ được trái tim?

Vào năm 1822, nhà văn người Pháp Marie-Henri Beyle, nổi tiếng với bút danh Stendhal, đã viết tác phẩm Bàn Về Tình Yêu (On Love) – một luận thuyết vượt thời gian nỗ lực phân tích một cách duy lý cái xúc cảm mạnh mẽ nhất của loài người, được tái khám phá thông qua một đề cập thoáng qua trong nhật ký của Susan Sontag (tác giả của câu nói “Không có điều gì bí ẩn và không liên quan đến con người ngoại trừ tình yêu.”)

Stendhal bắc một cây cầu cho “những người nhạy cảm và những nhà phân tích lạnh lùng,” bắt đầu với việc phân loại bốn kiểu tình yêu:

“Có bốn kiểu tình yêu:

 

Tình yêu Cuồng nhiệt

 

Kiểu tình yêu này là kiểu của những bà xơ người Bồ, của Heloice dành cho Abelard, của thuyền trưởng Vesel, và của kỵ binh thành Cento.

 

Tình yêu Kiểu cách

 

Kiểu này hưng thịnh ở Paris vào những năm 1760, và được tìm thấy trong những hồi ký và tiểu thuyết cùng thời; ví dụ như những tác phẩm của Crébillon, Lauzun, Duclos, Marmontel, Chamfort, và Mme d’Epinay…

Một bức tranh cách điệu, nơi mà màu hường mở rộng trong bóng tối, nơi mà không có chỗ có bất cứ thứ gì gây khó chịu cho người khác – cái thứ khó chịu vi phạm những lễ nghi, những thị hiếu đương thời, những đường nét thanh tú, và những thứ đại loại như thế. Một người đàn ông lịch sự sẽ sớm biết tất cả những lễ nghi mà anh ấy phải đối mặt và chứng kiến trong những giai đoạn khác nhau của loại tình yêu này, loại tình yêu thường đạt đến sự tinh túy hơn là một tình yêu đích thực, bởi vì chẳng có gì cuồng nhiệt hoặc khó đoán về nó, và nó luôn khoác lên mình bộ cánh của sự tế nhị. Nó lạnh lẽo và khá nhỏ bé nếu so với những bức tranh sơn dầu của họa sỹ Carracci; và trong khi tình yêu cuồng nhiệt khiến ta chống lại những sở thích đời thường, tình yêu kiểu cách lại kính dâng sự tôn trọng không thể thay đổi cho những sở thích này.

Phải thừa nhận rằng, nếu bạn mang sự phù phiếm đi khỏi tình yêu kiểu cách, nó sẽ chẳng còn gì, và một người tàn tật, yếu đuối và nghèo khó dường như không thể nào mang theo nó bên mình được nữa.

 

Tình yêu Vật lý

 

Bạn đang đi săn; bạn tình cờ gặp một thiếu nữ nông thôn xinh đẹp đang dạo bước trong rừng. Mọi người đều biết rằng loại tình yêu này sinh ra từ trụy lạc, và tuy có thể nó đi kèm với sự bòn rút và đau khổ, đây là nơi mà cuộc sống yêu đương của bạn bắt đầu ở tuổi mười sáu.

 

Tình yêu Phù phiếm

 

Phần lớn đàn ông, đặc biệt là ở Pháp, đều khao khát và ám ảnh một phụ nữ sang trọng, nhiều đến nỗi mong muốn người phụ nữ này phải sở hữu cả một con ngựa cho riêng mình – như một sự tương xứng với một người đàn ông trẻ tuổi. Sự phù phiếm, gồm một chút hy vọng hão huyền và một chút tự ái, dẫn đến sự nhiệt tình.

Phiên bản hạnh phúc nhất của mối quan hệ vô vị này là khi khoái lạc vật lý trở thành thói quen. Sau đó ký ức sinh ra một sự ngộ nhận về tình yêu; giáng một đòn vào lòng tự trọng và nỗi buồn trong việc thỏa mãn; bầu không khí của sự viễn tưởng lãng mạn bóp nghẹn cổ bạn, và bạn tin rằng bạn đã vướng phải bệnh tương tư cùng với nỗi u sầu, vì sự phù phiếm thường mang dáng vẻ của sự đam mê. Một điều chắc chắn rằng sẽ được nghĩ tới: bất cứ loại tình yêu nào sinh ra khoái lạc, chúng đều trở nền đầy sức sống, đầy hồi tưởng, từ những khoảnh khắc cảm hứng. Trong tình yêu, không giống như phần nhiều các niềm đam mê khác, việc hồi tưởng lại những thứ bạn từng có và đánh mất luôn tốt hơn việc nghĩ đến những thứ bạn có thể hi vọng xuất hiện trong tương lai.

Thi thoảng trong tình yêu phù phiếm, thói quen, hoặc nỗi thất vọng trong việc tìm kiếm ai đó tốt hơn, dẫn đến một kiểu tình bạn ít hấp dẫn nhất, thứ thậm chí sẽ lấy làm kiêu hãnh vì tính ổn định của nó, vân vân…

Thay vì xác định bốn thể loại tình yêu, người ta cũng có thể thấy được tám hoặc mười loại. Có lẽ số lượng của cách cảm nhận cũng bằng với số lượng của cách nhìn, nhưng sự khác nhau trong thuật ngữ không ảnh hưởng lên các tranh cãi theo sau. Mọi sự khác biệt trong tình yêu được đề cập ở trên đã được sinh ra, sống, chết, hoặc đạt đến sự bất tử theo những quy luật giống nhau.”

Trong chương có tựa đề “Liên quan đến sự xuất hiện tình yêu,” Stendhal phác họa quá trình tình yêu được sinh ra. Điều đặc biệt đáng chú ý ở đây là khái niệm kết tinh hóa (crystallization) của ông, một khái niệm điên loạn nhưng đẹp đẽ có hơi hướng của Sylvia Plath – một sự lý tưởng hóa đang trong quá trình thai nghén với thứ mà chúng ta hướng về người được thương yêu, nhấn chìm lòng nhân đạo của họ trong những phiên bản thực tế lãng mạn có chọn lọc của chúng ta.

“Đây là những gì xảy ra trong tâm hồn:

  1. Sự vui thích.
  2. Bạn nghĩ, “Vui sướng làm sao nếu được hôn cô ấy, và được đáp lại theo cách tương tự,” và những thứ đại loại như thế…
  3. Hi vọng. Bạn thấy được sự hoàn hảo của cô ấy, và đó là thời điểm mà một người phụ nữ đầu hàng, vì những khoái lạc vật lý tột bực. Thậm chí người phụ nữ tự giữ gìn bản thân nhất cũng trở nên điên cuồng tại khoảnh khắc đầy hi vọng này. Sự đam mê mạnh mẽ, sự khoái lạc rõ ràng, và chúng đã tự phản bội thân chủ của mình.
  4. Tình yêu được sinh ra. Yêu là tận hưởng việc nhìn thấy, chạm vào và cảm nhận cùng tất cả các giác quan, một cách gần gũi nhất có thể, với một đối tượng mà tình yêu gửi đến họ được phản hồi.
  5. Sự kết tinh đầu tiên bắt đầu. Nếu bạn chắc rằng người phụ nữ ấy yêu bạn, sự khoái lạc xuất phát từ điều này khiến bạn thấy được hàng ngàn điều hoàn hảo từ cô ấy và hi sinh cho cô ấy một cách vô tư lự. Cuối cùng, bạn đánh giá cao cô ấy một cách điên dại, xem cô ấy như một điều gì đó từ Thiên đường giáng thế, không còn rõ nữa, nhưng chắc chắn cô ấy là của bạn.

Nghĩ về người yêu hai mươi tư tiếng một ngày, và đây là những gì sẽ xảy ra:

Tại những kho muối của Salzburg, người ta ném vào một cái cây không còn lá do đang phải chịu một mùa đông giá lạnh vào những nơi làm việc bị bỏ hoang. Hai hoặc ba tháng sau họ kéo nó ra, và nó đã được phủ đầy những mảng tinh thể sáng loáng. Chiếc cành con nhỏ nhất, không lớn hơn móng vuốt chim sẻ, được phủ lên cả một thiên hà kim cương long lanh. Cành cây nguyên thủy đã không còn được nhận ra.

Thứ tôi gọi là kết tinh hóa là một quá trình tâm lý được vẽ nên từ mọi thứ xảy ra từ việc chứng minh sự hoàn hảo của người chúng ta yêu.

 Hiện tượng mà tôi gọi là kết tinh hóa được sinh ra bởi Tự nhiên, Tự nhiên ra lệnh rằng chúng ta sẽ cảm thấy niềm khoái lạc và nghĩ ngợi hơn mức bình thường. Sự kết tinh hóa này cũng tiến hóa theo cảm giác của mức độ khoái lạc đối với sự hoàn hảo của người chúng ta yêu, và theo cái suy nghĩ “Cô ấy là của tôi.”

Stendhal thậm chí minh họa sự kết tinh hóa đó bằng thực tế, ở đó, Bologna thể hiện sự lãnh đạm và Rome đại diện cho tình yêu hoàn hảo. Du khách bắt đầu đi từ Bologna, sự lãnh đạm, sau đó trải qua bốn giai đoạn của sự kết tinh hóa – Sự vui thích, Việc nhớ nhung, Hi vọng, Niềm vui – và đến Rome cùng với tình yêu, và tình yêu này đã và đang phóng đại những giá trị của người anh ta yêu. Người du khách này được cho là đã thể hiện rõ ràng sơ đồ này khi đang trên đường tới mỏ muối Salzburg.

Stendhal tiếp tục phác họa:

“Đây là điều xảy ra kế tiếp để trở nên thân thuộc với nhau:

  1. Nghi ngờ bám rễ. Đầu tiên là cả tá, hoặc chỉ là ý định, hoặc là vài chuỗi hành động, nghi ngờ và xác nhận những hi vọng của người yêu. Sau đó, khi đã vượt qua cơn sốc đầu tiên, anh ấy dần làm quen với vận may của mình, hoặc hành động dựa vào một lý thuyết được vẽ vời nên từ phần đông phụ nữ mà khiến họ chiến thắng trong loại tình cảm này. Anh ấy yêu cầu sự chứng minh tình cảm rõ ràng hơn nữa và cố tìm kiếm một con đường đi tới sự kết hôn.

Anh ấy nhận lại sự lãnh đạm, lạnh lùng, hoặc thậm chí là giận dữ nếu tỏ ra quá dễ tin cô ấy. Tại Pháp thậm chí có cả một câu mỉa mai rằng “Bạn nghĩ bạn đã ở xa hơn nơi bạn đứng.” Một người phụ nữ có thể sẽ cư xử giống thế này vì cô ấy đang hồi sức sau một cơn cảm nắng và nghe theo tính e lệ của người phái yếu, thứ khiến cô ấy sợ rằng cô sẽ bị tổn thương; hoặc đơn giản là do thận trọng, hoặc cố tỏ ra vẻ kiêu sa.

Kẻ rơi vào tình yêu bắt đầu giảm sự chắn chắn về tình yêu mình đang chờ đợi, bắt đầu kéo niềm hi vọng trở về mặt đất và xem xét kỹ càng.

Anh ấy cố bình tĩnh lại bằng việc nuôi dưỡng những khoái lạc khác nhưng thấy chúng đều trống rỗng. Anh ấy bị cuốn vào một tai ương khủng khiếp và bây giờ bắt đầu chỉ sử dụng lý trí. Và:

  1. Lần kết tinh thứ hai thứ phủ đầy những lớp kim cương lóng lánh của sự chứng minh rằng “cô ấy yêu tôi.”

Mỗi giây phút trong đêm tối lại sinh ra thêm nghi ngờ mới, kẻ đang yêu trải qua một khoảnh khắc lo âu đáng sợ, và lại tự an ủi bản thân mình, rằng “cô ấy yêu tôi”; và sự kết tinh bắt đầu phơi bày bùa mê mới. Sau đó một lần nữa đôi mắt hốc hác đầy nghi ngờ lại xuyên thấu tâm can và anh ấy phải tiếp tục suy nghĩ. Anh ấy quên hơi thở và những giọng nói thì thầm, “Nhưng cô ấy có yêu tôi?” Chuếnh choáng giữa nghi ngờ và hạnh phúc, kẻ đang yêu tội nghiệp thuyết phục bản thân rằng cô ấy có thể ban cho anh niềm khoái lạc không còn tồn tại nơi nào khác trên trái đất này.

Đó là giai đoạn sự thật sắp được phơi bày, và con đường đi đến sự thật, với một bên là vách núi, một bên là tương lai hạnh phúc, xa hơn nhiều so với lần kết tinh đầu tiên.

Tâm trí của kẻ đang yêu dao động giữa ba ý nghĩ:

  1. Cô ấy hoàn hảo.
  2. Cô ấy yêu tôi.
  3. Làm cách nào để nhận được minh chứng rõ nét nhất về tình yêu của cô ấy dành cho tôi?

Làm nền móng cho phân tích duy lý về tình yêu của ông là một kiểu hang động khiến người ta vững dạ, sự phân tích duy lý này nhận ra ý niệm về sự quá thân thuộc rằng tình yêu không phải là thứ chúng ta có thể ép buộc hay xua đi. Stendhal lưu ý:

“Tình yêu giống như một cơn sốt, đến và đi không phụ thuộc vào ý nguyện. Chủ yếu là sự khác nhau giữa tình yêu kiểu cách và tình yêu cuồng nhiệt. Những bùa mê từ người bạn yêu không phải là vấn đề về việc tự chúc tụng bản thân, ngoại trừ khi nói về sự cố gắng đạt lấy điều may mắn. Cuối cùng, tình yêu không phân biệt tuổi tác.”

Thật ra, ông tranh luận rằng nếu tình yêu diễn ra khi người ta càng lớn tuổi, thì càng dào dạt và lâu dài hơn:

“Đối với những người trẻ, tình yêu như một dòng sông lớn cuốn đi tất cả những gì phía trước nó, để bạn cảm thấy rằng nó là một dòng chảy không ngừng. Bây giờ một người nhạy cảm giành được sự tự thấu hiểu bản thân khi hai mươi tám tuổi; cô ấy biết rằng bất kỳ niềm hạnh phúc nào mà cô có thể mong mỏi từ cuộc sống đều sẽ trở thành sự thật thông qua tình yêu xuyên suốt của mình; từ đây một cuộc tranh đấu tệ hại phát triển giữa tình yêu và sự hoài nghi. Cô kết tinh một cách chậm rãi; nhưng bất kể rằng những tinh thể ấy mang cô đối mặt những thử thách tệ hại nào, bất kể rằng tinh thần của cô đang di chuyển ở nơi nào so với với mối nguy hiểm đáng sợ nhất, sẽ là cả ngàn lần hồi sinh, cả ngàn lần đương đầu vĩ đại hơn, lâu dài hơn so với cô gái mười sáu tuổi thuở nào, người thiếu nữ mà món quà trời cho chỉ đơn giản là hạnh phúc và niềm vui. Vì vậy nếu tình yêu diễn ra khi người ta càng lớn tuổi, thì ít rực rỡ, nhưng đầy cuồng nhiệt.”

Trạm Đọc (Read Station)

Theo Brainpickings.

Tags: