Bắt trẻ đồng xanh
Bắt trẻ đồng xanh
Chắc chắn là bạn sẽ không dễ gì tìm được một người trẻ tuổi dễ mến và bình thản bất chấp mọi thất bại như Holden Caulfield. Và cho dù cậu vẫn chưa hoàn toàn tìm thấy câu trả lời, thì ta vẫn có được cảm giác rằng cuối cùng mọi chuyện sẽ ổn thoả.


Ngay trước Giáng Sinh, Holden Caulfield (16 tuổi) bị đuổi khỏi Pencey Prep - trường nam sinh đắt giá bang Pennsylvania. Xét trên mọi phương diện thì điều này nói cho ta biết nhiều về Holden hơn là về Pencey. Cuộc sống ở Pencey ảm đạm, cứng nhắc, giả dối và tất nhiên: xa hoa. Nhưng đây cũng chỉ là ngôi trường mới nhất trong danh sách các trường học đã đuổi cổ Holden. Thế nên cũng thật dễ hiểu nếu cậu không có ý định thông báo với cha mẹ, quyết định rời khỏi Pencey ngay khi có thể. Cậu lấy hết số tiền mà mình có và khởi hành đến New York. Cậu ở lại đó vài ngày, cuốn mình vào những cuộc phiêu lưu kì thú, gặp các tài xế taxi, hai bà sơ, một người điều khiển thang máy, ba cô gái từ Seattle, một cô gái điếm và một giáo viên cũ (Holden đã chạy trốn khỏi người này ngay giữa đêm) và cuối cùng là chạy trốn khỏi chính mình.

 

J. D. Salinger đã tạo giọng điệu độc đáo và lôi cuốn cho lời kể của Holden trong “Bắt trẻ đồng xanh.”

 

Tiếng nói Vị thành niên

 

Holden: hoang mang, đơn độc, nực cười và đáng thương. Những khó khăn và thất bại của cậu không phải do cậu, mà do sự cô lập tạo nên. Holden sẽ tốt lên nếu nhận được sự cảm thông và thương yêu, đặc biệt là từ cha mẹ mình. Như đa số những cô cậu 16 tuổi, mặc dù bối rối và hoài nghi về bản thân, Holden biết quan sát và suy nghĩ về thế giới xung quanh. Những sai lầm non nớt của cậu, trở nên vụn vặt khi đặt cạnh những sai lầm của người lớn.

 

Nhà văn Salinger đã kể câu chuyện một cách khéo léo - một việc đặc biệt khó khi dùng lời kể của Holden. Đây là một công việc đầy thử thách, nhưng ông đã thành công. Nhà văn phản ánh ngôn thoại của tuổi vị thành niên vô cùng xuất sắc với sự ngây ngô, sự tức cười, thói nhại lại, dùng tiếng lóng và chửi thề. Tất cả đều vừa đủ để Holden sự đặc trưng và chân thực của tuổi vị thành niên với những thay đổi cảm xúc khó lường, mong muốn cố chấp để trở nên lãnh cảm và với cách cậu gạt hiện thực ra khỏi tầm nhìn. 


Trường dự bị đại học rõ ràng được tác giả miêu ta qua một lăng kính mờ nhạt, và hiếm có nhà văn nào vẽ được một bức tranh tuyệt vọng hơn thế. Những hồi ức của Holden về Pencey luôn ngắn gọn và thẳng thắn. Cậu nói với chúng ta: “Pencey đầy những góc tối. Một vài đứa rất giàu có, nhưng gia đình chúng lúc nào cũng có những góc tối. Một ngôi trường mà càng giàu thì càng có nhiều mặt trái. Tao không đùa đâu.” Holden thi thoảng có chút cay đắng, và có lẽ cậu cũng có xu hướng quy chụp từ khá ít bằng chứng (trong trường hợp này cái áo lông lạc đà của cậu đã bị mất trộm ở trong phòng), nhưng cậu đã làm được khá nhiều ở độ tuổi 16 này, và cũng khá nhiều việc cũng đã xảy đến với cậu. Nhà văn Salinger hé mở cho chúng ta một chút về hiệu trưởng của Pencey, người biết rõ những phụ huynh (của cựu học sinh cũng như học sinh hiện tại) nào nên bắt chuyện, nên ngó lơ và nên chào hỏi. Rồi có hẳn một chương giành riêng cho màn từ biệt qua điện thoại của Holden với Thầy Chips - một giáo sư lịch sử không thể ưa nổi, ngu ngốc và nhạt nhẽo.

 

 

Phản ảnh trần trụi về Tuổi trẻ

 

Ở New York, Holden cố gắng chạy trốn bản thân một cách tuyệt vọng bằng cồn, tình dục, các hộp đêm, xem phim, làm quen với những người mới, và mọi thứ có thể nghĩ đến nhưng đều không có kết quả. Thất bại chồng chất, cậu vẫn chịu đựng chúng với nụ cười cứng rắn và sự can đảm cố chấp. Cuối cùng, cậu được giải thoát khi gặp lại em gái Phoebe. Cô bé là người duy nhất đưa cho Holden sự thương yêu cậu cần lúc đó.

 

Chắc chắn là bạn sẽ không dễ gì tìm được một người trẻ tuổi dễ mến và bình thản bất chấp mọi thất bại như Holden Caulfield. Và cho dù cậu vẫn chưa hoàn toàn tìm thấy câu trả lời, thì ta vẫn có được cảm giác rằng cuối cùng mọi chuyện sẽ ổn thoả. Chúng ta sẽ chẳng ngạc nhiên nếu sau này cậu viết ra một vài cuốn sách (một chủ đề cậu đề cập tớ khá nhiều). Những cuốn có tên như “Về ràng buộc con người" (Of Human Bondage), “Hướng về quê hương đi, thiên thần” (Look Homeward, Angel) hoặc “Bắt trẻ đồng xanh" (Catcher in the Rye) -- nhưng chúng sẽ không không hồn nhiên được như “Tuổi 17" (Seventeen).

 

Những quan sát của Holden có thể được trích ra từ cuốn sách này và in thành một cuốn sách nhỏ với tựa đề “Những trâm ngôn và suy ngẫm của Holden Caulfield.”

Về Xem phim: “Tôi thông cảm cho một người đi xem phim vì anh ta không còn gì để làm, nhưng nếu anh ta đi để tiêu khiển thì tôi sẽ thất vọng lắm.” 

Về Giáo viên: “Bạn không cần nghĩ quá nhiều khi nói chuyện với một giáo viên.”

Về Chiến tranh: “Tôi nghĩ mình không thể chịu được nếu phải ra chiến trường. Người ta cứ lôi mình ra bắn luôn còn hơn bắt ta ở trong quân ngũ lâu một cách khốn khiếp.”

 

ND: các lời trích là tạm dịch. Nếu muốn biết bản gốc, hãy đặt mua một quyển.

 

 

Trạm Đọc (Read Station)

Theo The New York Times

Tags: