Bạn sợ điều gì? Truyền thông đang buôn bán nỗi sợ của bạn
Bạn sợ điều gì? Truyền thông đang buôn bán nỗi sợ của bạn
Theo bạn, một bộ phim kinh dị như The Exorcist hay một bài báo về máy bay rơi sẽ đáng sợ hơn?
Vì ngày càng thông minh, con người ngày càng nghĩ ra nhiều viễn tưởng cho tương lai của mình. Kể cả chưa gặp nguy hiểm, nhưng chúng ta lại chẳng thể nào sống yên ổn được.

Ngày nay, con người có cuộc sống tốt hơn và tuổi thọ cao hơn tổ tiên chúng ta trước đây. Nếu chúng ta giữ mãi được cách nhìn đó thì có lẽ cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nhưng thực tế không phải vậy. Thế giới đang tiềm ẩn nhiều vấn nạn như chiến tranh hạt nhân, bệnh ung thư, lạm dụng trẻ em…Để giữ mọi thứ trong trạng thái vốn có ban đầu, những kẻ thông tuệ lại chẳng thể có được quan điểm đó như Dan Gardner bày tỏ trong quan điểm trong cuốn Risk: The Science and Politics of Fear (tạm dịch: Mối nguy hại: Khoa học và chính kiến về nỗi sợ hãi)

Nếu mỗi giai đoạn lịch sử viết ra chính xác những gì xảy ra tại thời điểm đó thì thời kì du mục, săn bắt hái lượm sẽ rơi vào khoảng 200 trang, tiếp theo là một trang cho thời kì kinh tế nông nghiệp. Cuối cùng là xã hội hiện đại đã tồn tại trong suốt hai thế kỉ qua.

Ngành khoa học giải phẫu não bộ được đặt nền móng từ thiên niên kỉ trước. Nói cách khác, não bộ thời tiền sử của con người chưa xử lý được những vấn đề phức tạp như trong xã hội hiện tại, đặc biệt là những vấn đề nguy hiểm. Khi nghe về khủng bố và giết người trên tivi, chúng ta còn chưa nhận ra mối nguy hiểm cận kề. Và khi nó xảy đến đến tính mạng của chính chúng ta, điều đầu tiên ta nghĩ đến là: Chạy!

Kết quả của các nghiên cứu tâm lý theo như Gardner chỉ ra rằng, phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy” luôn hối thúc chúng ta tìm ra cách bỏ trốn. Nỗi sợ làm ta quên hết cảm xúc hiện thời để chạy trốn, tất cả chúng ta đều vậy, kể cả các nhà tâm lý.

Thật bình thường nếu bạn không tin vào những vấn nạn xảy ra hàng ngày trên tivi, hoặc nghĩ rằng nó còn ở rất xa mình.  Dù bạn có thích hay không, bộ não luôn xử lý hình ảnh và sử dụng chúng để hình thành suy nghĩ, ý kiến, quan điểm.

Nhưng rồi chúng ta buộc phải tin. Cũng như sự phát triển nhanh chóng của phương tiện truyền thông nhờ vào truyền hình vệ tinh và internet, nỗi sợ hãi cũng gia tăng theo cấp số nhân. Gardner cho rẳng nỗi sợ đó không phải những bài báo cay kinh dị gây nên, dù ông đã nhiên cứu rất nhiều trong số chúng. Đó là do não chúng ta có khả năng ghi nhớ những câu chuyện ghê sợ. Hình ảnh và câu chuyện trên tivi, báo chí hấp dẫn bộ não hơn những dữ liệu khô khan, khiến ta cứ nhớ mãi những hình ảnh đáng sợ đó.

Con người ngày càng thông minh, dựa vào vốn sống, mỗi người có khả năng phát triển một câu chuyện nhỏ theo nhiều hướng khác nhau. “Một ngày nào đó nó sẽ xảy đến với mình” là phản ứng chung khi nghe báo đài nói về các thảm họa. Vì thế mà ta sợ.

Các nhà khoa học, chính trị gia và nhân viên marketing từ trước đến nay cùng làm chung một việc: reo rắc nỗi sợ hãi. Gardnerđã dành nhiều thời gian để mổ xẻ những điều không có thật trên báo chí. Trong chương sách nói về nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm và khủng bố, ông cho rằng luôn tồn tại hai thái cực đối lập trong thâm tâm mỗi người, đó là sự thản nhiên và sự tuyệt vọng.

 

Theo Gardner, cách duy nhất để kìm hãm nỗi sợ là trấn an tinh thần.

 

Nhưng thật khó để tự trấn an vì não bộ của bạn đã bị lấp đầy bởi thông tin về các mối nguy hiểm, chẳng còn phần trống nào cho các thông tin về hòa bình hay tình người nữa.

Hai tác giả Simon Briscoe và Hugh Aldersey-Williams cũng đề cập đến vấn đề tương tự trong cuốn Panicology: “Chúng ta cứ tự huyễn hoặc lo sợ trong khi chúng ta vẫn đang sống tốt và an toàn.” Chúng ta ít khi bình tĩnh đánh giá mức độ của dịch cúm gia cầm, béo phì, thức ăn bẩn hay kinh tế suy thoái, mà ngay lập tức lo sợ và bài trừ những thứ liên quan. Người Mỹ từng bài trừ vắc-xin MMR chỉ vì một thông tin không được kiểm chứng cho rằng vắc-xin có thể gây ra bệnh tự kỉ.

Thế nhưng sự chính xác của báo chí dường như không mang lại hiệu quả. Chúng ta hoang mang vì biến đổi khí hậu trong những năm tới nhưng chẳng muốn hành động để ngăn ngừa nó, như vậy thì biết trước thông tin có ích lợi gì?

Suy nghĩ của con người thường trái ngược với hành động, chúng ta nhận thức được vấn đề nhưng vẫn dửng dưng. Giá mà mọi người đều theo chủ nghĩa duy lý, biết suy xét mọi ngóc ngách của vấn đề. Bởi sự gia tăng mê tín dị đoan không thể ảnh hưởng đến chính sách môi trường và sức khỏe cộng đồng. Ở thế kỉ 14, căn bệnh thế kỉ này có thể giết chết hàng nghìn người, nhưng chúng ta hiện đang sống ở thế kỉ 21, thế nên đừng lo xa cũng đừng quá sợ hãi!

 

Một mặt chúng ta cho rằng mối nguy ấy đang ở rất xa mình, một mặt ta tỏ ra lo ngại và lan truyền nỗi sợ cho người khác.

 

Khi tính đến hậu quả của các thảm họa thiên nhiên trong tương lai, nhiều ý kiến cho rằng, sau khó khăn mọi thứ sẽ tốt đẹp trở lại (bởi Chúa trời sẽ ban phước). Những người hiểu biết sẽ học cách chấp nhận, vì sau những điều tồi tệ, cánh cửa mới sẽ mở ra. Đó là quy luật của cuộc sống. Ở các nước phương Tây, công dân có quyền tự quyết (quyền bất khả xâm phạm) từ chế độ ăn uống đến đảng phái chính trị. Họ được sống cuộc đời họ mong muốn và tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Ăn nhầm thực phẩm, lạc đường hoặc quyết định sai suy cho cùng cũng là lỗi của mình, chẳng việc gì phải sợ hãi.

Thật đáng xấu hổ khi nỗi sợ hãi cứ lây lan từng ngày, từ người này sang người khác. Dường như chúng ta vẫn bị lung lay dù đứng trên đôi chân của chính mình. Ít nhất thì qua những cuốn sách trên, hãy tin rằng con người đã đạt đến độ chín về nhận thức để làm chủ vận mệnh của mình.

 

Trạm Đọc (Read Station)

Theo The Guardian