Bạn biết gì về những nhà khoa học tên lửa trong Chiến Tranh Lạnh
Bạn biết gì về những nhà khoa học tên lửa trong Chiến Tranh Lạnh
Tuy thất bại trong Thế Chiến II nhưng nước Đức thời bấy giờ đã có những nghiên cứu tiên phong về tên lửa. Trên thực tế, những cường quốc hàng đầu về tên lửa và du hành vũ trụ như Mỹ và Liên Xô sau này đều có sự đóng góp không nhỏ của các nhà khoa học Đức Quốc Xã. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều này trong cuốn sách Einstein bỏ túi, 10 bài học ngắn về du hành không gian.
Khi Thế Chiến II kết thúc, Liên Xô và Mỹ nổi lên như những cường quốc thống trị thế giới, và Chiến Tranh Lạnh bắt đầu. Giai đoạn leo thang căng thẳng này giữa Mỹ cùng đồng minh với Liên Xô kéo dài cho đến đầu những năm 1990.

Điều cấp thiết để đảm bảo ưu thế trong thời kỳ này là làm chủ các công nghệ mới. Đó là năng lượng hạt nhân, thứ đã được phe Đồng Minh chứng minh sức tàn phá khủng khiếp ở Hiroshima và Nagasaki, và các chuyến bay không gian tiềm năng mà tên lửa V2 đã chứng thực bằng cách vượt qua mọi ngờ vực.

Sự đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô trong công cuộc chinh phục không gian được gọi là Cuộc đua Không gian. Cả hai bên đều đã nắm được kết cấu phần cứng tên lửa V2 của Đức và chuẩn bị đầy đủ lực lượng khoa học để triển khai dự án khi Thế Chiến II đang đi tới hồi kết.

Trong Chiến dịch Kẹp giấy (Operation Paperclip), các nhà khoa học của Đức Quốc Xã được cấp quyền công dân Mỹ và miễn truy cứu tội ác chiến tranh. Những tên lửa V2 được phát triển và chế tạo bằng nô lệ trong điều kiện kinh khủng của trại tập trung Peenemünde và Mittelbau-Dora. Hơn 10.000 người đã chết ở đây, nhiều hơn cả số nạn nhân bị loại vũ khí này sát hại.

bo-sach-einstein-bo-tui
Nhà khoa học Wernher von Braun

Wernher von Braun là một trong những nhà khoa học được tuyển dụng thông qua Chiến dịch Kẹp giấy. Ông nhanh chóng được công nhận tài năng và trở thành giám đốc dự án chế tạo tên lửa của Mỹ, đầu tiên là trong quân đội và sau đó là NASA.

Liên Xô tỏ ra kém công bằng hơn trong các giao kèo. Họ cưỡng bức các nhà khoa học Đức Quốc Xã – theo kiểu dí súng vào đầu – và ép họ làm việc trong chương trình phát triển tên lửa do kỹ sư Liên Xô Sergei Korolev chủ trì.

bo-sach-einstein-bo-tui
Kỹ sư Liên Xô Sergei Korolev

Cả hai phía đều dành những năm đầu để phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Đây là các tên lửa giống V2, nhưng đủ mạnh để mang đầu đạn hạt nhân lớn và bắn chúng đi xa cả nửa vòng Trái Đất. Liên Xô đã chế tạo thành công tên lửa R-7 (sau đó phát triển thành các tàu vũ trụ Sputnik, VostokSoyuz vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay).

Nhóm của Von Braun bắt đầu công việc tại Khu Thử nghiệm Cát trắng của quân đội Mỹ ở New Mexico. Họ đã tạo ra tên lửa hai tầng đầu tiên bằng cách ghép một tên lửa nghiên cứu WAC Corporal loại nhỏ lên đỉnh của V2. Năm 1950, một trong những chuyến bay thuộc chương trình BumperWAC này đã trở thành tên lửa đầu tiên được phóng từ Mũi Canaveral mới được thành lập ở Florida. Mãi đến cuối những năm 1950, việc ứng dụng tên lửa vào mục đích quân sự mới bị gạt sang một bên, và Cuộc đua Không gian bắt đầu ngay sau đó. 

—----------------

bo-sach-einstein-bo-tui
Bộ sách "Einstein bỏ túi" của thương hiệu sách ETS

“Einstein Bỏ Túi - 10 Bài Học Ngắn Về Du Hành Thời Gian” là cuốn sách tóm tắt rõ ràng những phần thiết yếu của chuyến du hành thời gian. Thuyết tương đối của Einstein đã cho thấy du hành thời gian là điều có thể. Nhưng bản chất của việc này là gì? Làm thế nào để chúng ta đối phó với những vòng xoắn nghịch lý của thời gian, và liệu vật lý lượng tử có thể nắm giữ câu trả lời?...

Cuốn sách nằm trong bộ 4 cuốn sách gồm:

  • Einstein Bỏ Túi - 10 Bài Học Ngắn Về: Năng Lượng Tái Tạo
  • Einstein Bỏ Túi - 10 Bài Học Ngắn Về: Ai Và Robot
  • Einstein Bỏ Túi - 10 Bài Học Ngắn Về: Du Hành Không Gian
  • Einstein Bỏ Túi - 10 Bài Học Ngắn Về: Du Hành Thời Gian

Bộ sách được ấn bản bởi thương hiệu sách ETS - đơn vị xuất bản hàng đầu trong lĩnh vực sách khoa học thường thức tại Việt Nam.

Tags: