Bài học thực tế về sự tập trung, không lan man cho cả tổ chức và cá nhân
Bài học thực tế về sự tập trung, không lan man cho cả tổ chức và cá nhân
“Bài học lớn nhất tôi học được trong năm qua là gì? Đó là: Tập trung, tập trung và tập trung (Focus, Focus and Focus): cả về mặt quản lý công ty và phát triển cá nhân.” - Trích lời ông Nguyễn Quốc Toàn - Co-Founder/CEO của Tổ chức Giáo dục EQuest.
Làm Ra Làm Chơi Ra Chơi
(2 lượt)
Sức Mạnh Của Tập Trung
(1 lượt)
Mỗi Ngày Hai Giờ Hiệu Quả
(0 lượt)

Tập trung, không lan man (Focus, focus & focus) 

“Khi tổ chức lớn đến một mức nào đó, thì quan trọng nhất không chỉ là tìm những cơ hội kinh doanh tốt và triển khai chúng, mà quan trọng hơn là khả năng nói KHÔNG với quá nhiều cơ hội kinh doanh mới. Vì đốt/tiêu tiền sẽ nhanh và dễ hơn kiếm ra tiền rất nhiều. Do đó lựa chọn làm gì mới là quan trọng!”

Ông Nguyễn Quốc Toàn - Co-Founder/CEO của Tổ chức Giáo dục EQuest

“Hãy nhìn HAGL, Vingroup, Novaland làm bài học: đang làm bất động sản với thương hiệu rất ngon, bán hàng ầm ầm nhưng họ lại làm thêm sân golf, thực phẩm, chuỗi siêu thị, giáo dục, bệnh viện, khoáng sản, nông nghiệp, thuỷ điện, điện tử, bến du thuyền, và thậm chí cả từ thiện v.v. Tốn không biết bao là tiền! Và cuối cùng thì dẹp gần hết, tập trung chỉ vào một vài lĩnh vực lõi (HAGL làm nông nghiệp, Vingroup làm bất động sản và ô tô, Novaland về lại bất động sản), nhưng có lẽ là khá muộn. Nếu họ chuyên sâu vào một vài lĩnh vực và dứt điểm từng việc từ sớm thì có lẽ chúng ta đã có những tập đoàn vô cùng lớn rồi.

[...]

“Tập trung” đối với cá nhân/lãnh đạo quản lý có nghĩa là chỉ làm những gì mình được giao làm, và không làm những việc khác. Ví dụ, việc chính của ông là tuyển sinh thì ông hãy nghĩ mọi cách để tăng tuyển sinh đi, chứ ông đừng đi tư vấn cho nhà nước; Việc chính của chị là tuyển người giỏi thì hãy ám ảnh tuyển bằng được nhân tài đi, đừng đi than vãn chuyện văn phòng; Việc của bà làm marketing thì hãy chỉ làm marketing cho tốt đã, đừng đi dạy người khác cách điều hành công ty.

“Tập trung” là làm những cái gì đem lại lợi ích tốt nhất cho các ưu tiên chiến lược của mình. Ví dụ, nếu đã xác định là phải cải thiện sức khoẻ thì thay vì ăn uống giao lưu, ông dành thời gian đi tập gym đi; Nếu tiếng Anh là điểm yếu của mình cho việc thăng tiến thì hãy học hàng ngày và đừng để bất cứ lý do gì cản trở. 

“Tập trung” với người quản lý cũng có nghĩa là làm việc mà người khác không làm được tốt hơn. Nếu chỉ có ông phát triển được thị trường thì ông hãy dành phần lớn thời gian nghĩ và làm việc đó đi, đẩy thị phần của mình từ 5% lên 15% thay vì ông dành thời gian đi vận hành; và nếu thị trường hiện tại còn quá rộng lớn thì hãy nghĩ hết cách để khai thác đi, thay vì lan man mở cõi khác.” 

Bộ 3 cuốn sách giúp tổ chức và cá nhân nâng cao sự tập trung

1/ Sức mạnh của tập trung

Toàn bộ cuốn sách đề cập tới sự tập trung và mục đích duy nhất là tạo cho bạn cảm hứng hành động. 

Các tác giả  Jack Canfield, Mark Victor Hansen, Les Hewitt đã nghiên cứu 3 vấn đề lớn mà các doanh nhân ngày nay đang phải đối mặt, đó là: áp lực thời gian, áp lực tài chính và khả năng cân bằng giữa công việc - gia đinh. Từ đó, cung cấp cho bạn rất nhiều kế hoạch, phương pháp được minh họa bằng những giai thoại, những mẩu chuyện sinh động trong mỗi chương sách.

Ba chương đầu tiên giúp bạn xây dựng một nền tảng vững chắc. Những chương tiếp theo sẽ giới thiệu những chiến thuật mới xung quanh một thói quen cụ thể để bạn tập trung và áp dụng tốt hơn. Những thói quen đó rất quan trọng đối với thành công của bạn trong tương lai và giúp bạn tận hưởng cuộc sống. 

Cuối mỗi chương, bạn sẽ thấy các bước hành động nhằm hỗ trợ bạn thực hiện trôi chảy hơn. 

Khi thực hiện và hoàn thiện theo 10 chiến lược tập trung toàn diện, chẳng hạn như chiến lược tạo dựng thói quen, chiến lược tạo sự cân bằng tối ưu, chiến lược yêu cầu những điều bạn muốn… bạn sẽ đạt được các thành công trong: kinh doanh, mục tiêu cá nhân và tài chính, và còn gặt hái được những kết quả hơn cả mong đợi. 

2/ Làm ra làm, chơi ra chơi

Trong kỷ nguyên của các công cụ mạng như hiện nay, những người lao động trí óc đang dần có xu hướng thay thế làm việc sâu bằng làm việc hời hợt - thường xuyên bị đứt mạch làm việc vì những mối phân tâm tức thời.

  • Làm việc hời hợt: Công việc không yêu cầu trình độ nhận thức quá cao, thuộc dạng công việc hậu cần, thường được thực hiện khi bị phân tâm. Những nỗ lực này thường có xu hướng không tạo ra giá trị mới và dễ bị sao chép. 
  • Làm việc sâu: Các hoạt động chuyên môn được thực hiện ở trạng thái tập trung - không bị phân tán tư tưởng nhằm thúc đẩy khả năng nhận thức đi đến điểm giới hạn. Những nỗ lực này tạo ra giá trị mới, cải thiện kỹ năng và rất khó để sao chép. 

Năng lực làm việc sâu ngày càng trở nên hiếm hoi và đúng lúc nó đang dần trở nên giá trị đối với nền kinh tế. Kết quả là, chỉ có một số ít người tôi luyện được kỹ năng này.  

Nhưng với cuốn sách “Deep work - Làm ra làm, chơi ra chơi”, tác giả Cal Newport sẽ giúp bạn chấm dứt sự hời hợt trong công việc bằng cách làm việc sâu. 

Cuốn sách này có 2 mục tiêu: 

  • Mục tiêu thứ nhất: Thuyết phục bạn rằng giả thuyết làm việc sâu là đúng. 
  • Mục tiêu thứ hai: Hướng dẫn bạn cách rèn luyện bộ não và biens thói quen làm việc sâu trở thành kỹ năng. 

Cal Newport còn cung cấp 4 quy tắc cùng nhiều chiến lược để bạn đạt được trạng thái làm việc sâu, bao gồm: 

  • Quy tắc số 1: Cố gắng biến làm việc sâu trở thành ưu tiên hàng đầu. 
  • Quy tắc số 2: Tận dụng sự buồn chán.
  • Quy tắc số 3: Thoát khỏi truyền thông xã hội
  • Quy tắc số 4: Loại bỏ những thứ hời hợt 

Nếu bạn đã từng dành một ngày làm việc trong tình trạng bị sao lãng bởi những thông báo Facebook, Instagram… để rồi lại băn khoăn “mình đã làm gì cả ngày” thì đây chính là cuốn sách dành cho bạn. 

3/ Mỗi ngày hai giờ hiệu quả

Có phải bạn đã bị sa chân vào chiếc bẫy mang tên “Hiệu quả”? Chúng ta thường xuyên phải ứng phó với sự choáng ngợp do công việc mang lại theo hai cách. Một là ép bản thân phải bám riết công việc không ngừng nghỉ để tận dụng các ngày hiệu quả nhất có thể. Các thứ hai là làm việc nhiều giờ hơn để tận dụng tối đa các tuần

Cả hai giải pháp này đều được đưa ra dựa trên niềm tin rằng để kiểm soát được khối lượng công việc, chúng ta không được phép “lãng phí” thời gian. 

Nhưng chìa khóa để đạt được các cấp độ hiệu quả tuyệt vời nằm ở khả năng đồng điệu tinh thần và thể xác của chính bạn. 

Thông qua việc làm việc với những người vui vẻ và có hiệu suất làm việc cao, cũng như thông qua nghiên cứu về khoa học thần kinh và tâm lý, tiến sĩ Josh Davis đã viết nên cuốn sách “Mỗi ngày hai giờ hiệu quả” giúp bạn khám phá nhiều điều về thời điểm và cách thức chúng ta có được năng lượng tinh thần ở mức độ cao. 

Tác giả chia sẻ 5 chiến lược rất đơn giản để tạo được 2 giờ làm việc hiệu quả nhất mỗi ngày, dù có bận rộn đến đâu;p

    1. Nhận diện các điểm quyết định: Tận dụng tối đa hiệu quả của những khoảnh khắc chuyển giao giữa các nhiệm vụ. 
    2. Quản lý năng lượng tinh thần: Lên lịch cho công việc dựa trên nhu cầu xử lý và thời gian phục hồi. 
    3. Ngừng chống lại các phiền nhiễu: Học cách kiểm soát sự chú ý. 
    4. Tận dụng mối liên hệ giữa thể chất và tinh thần.
    5. Tận dụng môi trường làm việc: Điều chỉnh môi trường của mình để đạt được hiệu quả cao nhất. 

Hai giờ là độ dài thời gian vừa có thể đạt được vừa hiệu quả để thực hiện những việc quan trọng nhất mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng thời gian bao nhiêu không quan trọng. Khi nắm rõ những chiến lược mà Josh Davis cung cấp, bạn hoàn toàn có thể khoanh vùng thời gian hiệu quả tùy thuộc vào nhu cầu của bạn. 

Mời các bạn đón đọc./.

 

Tags: