Ai cũng cần phải có những ngày “không làm gì”
Ai cũng cần phải có những ngày “không làm gì”
Trong nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại ngày nay, không khó để bắt gặp những người dành nhiều hơn ⅔ thời gian của một ngày chỉ để làm việc. Chúng ta luôn phải đối mặt với áp lực để đạt được thành công và sự tiến bộ. Tuy nhiên, thực tế là không phải ai cũng có thể chịu đựng được những áp lực đó. Đôi khi, chúng ta cần nghỉ ngơi và dành ra một ngày để “không làm gì”.

 

Không làm gì không phải là lười biếng

 

Theo một báo cáo đã được công bố bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình cứ 40 giây trên thế giới sẽ có một người t.ự t.ử. Trong đó, áp lực công việc là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Trong một thế giới luôn đòi hỏi sự tiến bộ, từ khi còn bé, chúng ta được giáo dục rằng để có thể đạt được mọi thứ trong cuộc sống, chúng ta cần phải lao động vất vả. Áp lực khiến con người lao vào vòng xoáy của công việc, mong cầu tìm được một vị trí cao hơn, một mức lương tốt hơn, làm việc nhiều hơn, nỗ lực hơn, bỏ qua những vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần. Không ít người bị ám ảnh với việc phải làm càng nhiều càng tốt. Vì chúng ta được đào tạo để coi sự thảnh thơi là biểu hiện của sự lười biếng. 

Thực chất, không làm gì không phải là lười biếng. Đó là khoảng thời gian để chúng ta thư giãn và tập trung vào sức khỏe tinh thần của mình. Bởi vì khi ta luôn bận rộn, cơ thể sẽ phải liên tục đối mặt với căng thẳng và stress, tác động tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta. Một khoảng thời gian để không làm gì là cơ hội để thư giãn và tận hưởng cuộc sống. Đó là thời gian để chúng ta tập trung vào những điều mà ta thực sự thích, như đọc sách, xem phim, nghe nhạc, đi dạo và tận hưởng thiên nhiên. Chúng ta có thể sử dụng thời gian đó để nghĩ về bản thân mình, để tìm hiểu thêm về những mối quan hệ của mình và phát triển tình cảm với gia đình và bạn bè. 

Thực tế, nếu chúng ta không có thời gian để tạm dừng và suy nghĩ, chúng ta sẽ mất hết động lực và cảm thấy mệt mỏi với công việc và cuộc sống. Ai cũng cần có những khoảng thời gian “không làm gì”. Vì thế, hãy nhớ rằng không làm gì không có nghĩa là lười biếng, mà đó là cách để tái tạo năng lượng và tinh thần của chúng ta. 

 

Sử dụng thời gian “không làm gì” đúng cách

 

Dành ra cho bản thân một khoảng thời gian “không làm gì” chắc chắn là cần thiết để cơ thể bạn trở về trạng thái sẵn sàng nhất cho những ngày làm việc và tư duy hiệu quả.  Vậy làm thế nào để “không làm gì” đúng cách mà không bị lãng phí thời gian?

Hãy xây dựng cho bản thân một thời gian biểu hợp lý, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi. Trong một khoảng thời gian nhất định, hãy thả lỏng cơ thể của bạn hoàn toàn và thư giãn tuyệt đối. Thay vì lúc thì đợi cơ thể quá mệt mỏi mới nghỉ, lúc thì nghỉ ngơi quá nhiều dẫn đến rảnh rỗi, chủ động làm việc và thư giãn theo kế hoạch có trước sẽ giúp bạn sử dụng thời gian một cách tối đa mà vẫn duy trì lối sống sinh hoạt hợp lý. 

Nhưng nếu bạn đang cảm thấy quá bận rộn và không thể sắp xếp được thời gian, hãy thử bổ sung năng lượng và thể chất của bản thân bằng cách nghỉ ngơi ngắn sau đây:

  1. Dành riêng buổi sáng cho công việc cần thiết. 
  2. Chia nhỏ công việc phải làm thành ba phiên, mỗi phiên không quá 90 phút. 
  3. Nghỉ giải lao ngắn (10 đến 15 phút) giữa các phiên để nghỉ ngơi và phục hồi.

Thư giãn là một trách nhiệm. Vì vậy đừng bỏ qua việc nghỉ ngơi. Học cách thư giãn sẽ giúp bạn có một trạng thái làm việc và tư duy tốt để đạt được những hiệu quả công việc cao hơn. Nếu bạn đang lạc lối trong công việc, luôn cảm thấy bản thân đã cố gắng nhưng không đạt được hiệu quả công việc như mong đợi, bạn chắc chắn sẽ cần đến cuốn sách “Tư duy tối giản hiệu quả tối ưu” với những lời khuyên hữu ích biến những hoạt động thiết yếu nhất trở thành những hoạt động dễ dàng nhất, để bạn có thể đạt được kết quả mình muốn mà không bị kiệt sức. 

Mời các bạn tìm đọc./

 

Tags: