9 thói quen kỳ lạ tạo nên phong cách của các nhà văn vĩ đại
9 thói quen kỳ lạ tạo nên phong cách của các nhà văn vĩ đại
Bên cạnh tài năng thiên bẩm, những con người ấy còn sở hữu lòng nhiệt thành và đam mê với nghề. Các thói quen có phần kỳ quặc của họ sẽ chắp cánh cho ngôn từ bay bổng trên trang giấy. Có thể, chỉ một cái nhìn thoáng qua về cuộc sống thường ngày cũng có thể giúp họ tìm thấy cảm hứng sáng tạo.
Làm Sao Nói Về Cuốn Sách Chưa Đọc
(50 lượt)
 Trong cuộc chiến với trang giấy trắng, tác giả cần phải có một chiến lược vững chắc. Ý niệm này không chỉ áp dụng cho những nhà văn trẻ mà còn với cả những tượng đài của văn học. Trên con đường tạo ra một kiệt tác, những bậc thầy ngôn từ cũng phải chật vật với sự kỳ vọng vào việc tạo ra tác phẩm tốt nhất và khó khăn trong việc tìm kiếm cảm hứng cho bản thân mình. 

Bên cạnh tài năng thiên bẩm, những con người ấy còn sở hữu lòng nhiệt thành và đam mê với nghề. Các thói quen có phần kỳ quặc của họ sẽ chắp cánh cho ngôn từ bay bổng trên trang giấy. Có thể, chỉ một cái nhìn thoáng qua về cuộc sống thường ngày cũng có thể giúp họ tìm thấy cảm hứng sáng tạo. 

Nằm để viết: Tư thế lý tưởng mang đến nguồn cảm hứng bất tận

Với một số nhà văn, tư thế này giúp họ giải phóng năng lượng và có thể tập trung hơn. Sự êm ái của chiếc giường sẽ đem lại cảm hứng và những từ ngữ hoàn hảo. Có thể kể đến một số nhà văn sở hữu thói quen này như Mark Twain, George Orwell, Edith Wharton, Woody Allen và Marcel Proust. Giường và ghế sofa là nơi đã giúp họ tạo ra vô số trang tuyệt phẩm. Nhà văn, nhà viết kịch người Mỹ Truman Capote tự gọi mình là “một nhà văn nằm”, bởi vì ông không thể suy nghĩ và viết ở những tư thế khác.

 

Mark Twain trên chiếc giường của mình

 

 Đứng để sáng tác

Ngược lại với thói quen trên, đứng viết dường như không còn quá xa lạ với những nhà văn theo đuổi dòng sách có yếu tố kịch tính, giật gân. Danh sách này bao gồm Ernest Hemingway, Charles Dickens, Virginia Woolf, Lewis Carroll và Philip Roth. Nguồn cảm hứng cho những tác phẩm lạ, có phần đặc biệt này đến từ chiếc bàn đứng. Phương pháp này cũng đặc biệt có lợi cho những người quan tâm tới sức khỏe, bởi vì khoa học đã chứng minh đứng viết sẽ có lợi cho cột sống của chúng ta hơn. 

Những tờ giấy nhớ

Vladimir Nabokov, tác giả của cuốn Lolita, Pale Fire và Ada, đã có một cách tiếp cận hết sức đặc biệt với việc sáng tác. Ông đã tạo ra những điều tuyệt vời chỉ với vài tờ giấy nhớ nhỏ nằm trong chiếc hộp mỏng. Phong cách khác thường này giúp tác giả có thể tạo dựng nên hàng loạt bối cảnh khác nhau của cuốn tiểu thuyết, và sau đó có thể thay đổi vị trí theo ý muốn. Và  một điều đặc biệt khác là, Nabokov luôn có những tờ giấy nhớ dưới gối để phòng khi có một ý tưởng bất chợt nảy ra trong đầu, ông sẽ lưu lại ngay lập tức. Biết đâu phương pháp của Nabokov cũng có ích với bạn thì sao?

Vladimir Nabokov ghi lại ý tưởng vào giấy note

Sử dụng thủ thuật màu sắc. 

 Tác giả của những cuốn tiểu thuyết như  “The Three Musketeers”- Ba chàng lính ngự lâm và “Count of Monte Cristo”- Bá tước Monte Cristo - Alexandre Dumas, đã sử dụng một hệ thống mã hóa màu sắc. Có thể hiểu một cách đơn giản là trong mắt Alexandre mọi sự việc đều được ông quy về một màu sắc nào đó. Các chuyên gia IT thường quy các điểm ảnh vi tính về hình ảnh thực tế: con chó, chiếc ô tô, cái cây,... thì ngược lại, nhà văn của chúng ta lại suy luận những sự vật thực tế về một màu sắc cụ thể.  Ông cũng là người có nguyên tắc trong việc lựa chọn màu sắc cho tác phẩm của mình. Quá thú vị đúng không? Trong nhiều thập kỷ, thiên tài ấy đã sử dụng những màu sắc khác nhau cho những thể loại khác nhau của mình. Màu xanh là màu của tiểu thuyết viễn tưởng. Màu hồng dành cho những bài luận văn hay tác phẩm khoa học, còn màu vàng là để cho thơ. Vậy tại sao lại không thử cách mã hóa này cho tác phẩm của bạn? Hãy mạnh dạn thử qua mọi thứ trong cuộc sống này nhé!

>> Các tác phẩm văn học kinh điển bạn cần phải đọc (Phần I)

 Tư thế dốc ngược.

 Ấy là một phương pháp giúp chữa chứng “đơ” khi sáng tác -  ít nhất là tác giả nổi tiếng Dan Brown tin vào điều đó. Chính ông đã thừa nhận rằng nó giúp ông thư giãn và tập trung hơn. Treo ngược càng lâu, tác dụng càng lớn. 

Một thói quen khác của tác giả bộ tiểu thuyết “Mật mã Da Vinci” là đặt đồng hồ cát trên máy tính để bàn. Cứ một tiếng trôi qua, Brown lại tạm dừng viết và thực hiện vài động tác chống đẩy, ngồi xổm hay vươn vai. Điều đó có ích đó chứ? Trên thực tế, đó là một ý tưởng tuyệt vời. Ít nhất thì, thể dục thì chẳng bao giờ là thừa cả. 

Lặng nhìn một bức tường trống không

 Francine Prose, tác giả của cuốn tiểu thuyết Blue Angel tin rằng một bức tường trống là một phép ẩn dụ phù hợp cho tất cả những tác phẩm nghệ thuật. Trong thời gian làm việc, Francine Prose đã đẩy hết những chiếc bàn ra phía cửa sổ, để trước mặt là một bức tường gạch. Sự “đơn điệu”  này giúp chúng ta khắc phục tình trạng mất tập trung và nhờ đó có thể làm việc hiệu quả trong nhiều giờ liền. 

Francine Prose - người có thói quen nhìn vào khoảng không vô định

 Tự đối thoại.

 Đã từng giành được nhiều giải thưởng, nhà biên kịch “Mạng xã hội” Aaron Sorkin thừa nhận từng bị gãy cả mũi trong quá trình làm việc. Thật bất ngờ, chuyện đó thực sự đã xảy ra như thế nào?  Ông ấy thích các cuộc đối thoại của mình trước gương. Có một lần vì quá nhập tâm mà ông đã tự đập đầu mình vào gương. Kịch tính hóa là tốt, nhưng đừng quên sự an toàn. 

Lột bỏ bớt quần áo hoặc không mặc gì cả khi viết

 Bạn đang phải đối mặt với những deadline dày đặc, gặp nhiều bế tắc trong sáng tác.   Những khó khăn ấy chắc chắn sẽ bị đánh bại nếu bạn chú ý đến một phương pháp gây tò mò của nhà văn Victor Hugo. Ông chỉ viết khi không mặc quần áo. Có một khoảng thời gian Victor Hugo ngập ngụa trong lịch trình làm việc dày đặc để hoàn thiện cuốn tiểu thuyết kinh điển " Nhà thờ Đức Bà Paris”, ông đã yêu cầu người hầu của mình giấu hết quần áo đi. Điều này khiến ông không thể ra khỏi nhà. Thậm chí là vào những ngày lạnh lẽo, Hugo cũng chỉ cho phép mình quấn một chiếc khăn trong lúc sáng tác. Một hành động có chút điên rồ, quái dị.

Nhà văn Victor Hugo

Sự kích thích bằng cà-phê. 

 Tiểu thuyết gia người Pháp Honoré de Balzac đã nuôi dưỡng nguồn cảm hứng của mình bằng khoảng 50 tách cà- phê mỗi ngày. Đây là lượng cà-phê đã truyền cảm hứng cho ông ở mức phù hợp. Theo một số nghiên cứu, Balzac hầu như không ngủ trong khi viết cuốn The Human Comedy. Ngoài ra còn có một người cũng yêu thích cà-phê, đó là Voltaire. Ông ấy cần tới 40 cốc mỗi ngày. 

Nghiêm Anh | Animedia.ru

>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Tags: