14 sự thật thú vị về người Chiến binh lịch sử của đất nước Malaysia
14 sự thật thú vị về người Chiến binh lịch sử của đất nước Malaysia
Mahathir Mohamad, được biết đến trìu mến với cái tên Dr. M (bản thân ông từng là một bác sĩ), đã lãnh đạo liên minh các đảng đối lập của mình để chiến thắng trong cuộc bầu cử của Malaysia. Ông đã chính thức tuyên thệ nhậm chức một lần nữa tại Istana Negara vào thứ năm (10 tháng 5) sau một chiến thắng tuyệt vời trong một cuộc bầu cử khó khăn. Nhưng ý nghĩa của Dr. M trở thành Thủ tướng Malaysia lần nữa là gì? 

Cùng Trạm Đọc điểm qua 14 sự thật thú vị về ông có thể làm sáng tỏ một chút về chiến thắng lịch sử này.

1. Ông đã 92 tuổi

Là một chính trị gia phi chính trị, sự nghiệp 39 năm đầy ấn tượng của ông đã thực sự vẽ nên một chương mới và huy hoàng hơn trong lịch sử chính trị của Malaysia.

2. Nhà lãnh đạo cao tuổi nhất từng trúng cử

Dr. M hiện là nhà lãnh đạo cao tuổi nhất từng trúng cử trên thế giới, sau khi liên minh đối lập của ông lật đổ đảng cầm quyền Barisan Nasional (BN) lần đầu tiên sau 61 năm.

3. Con trai của hiệu trưởng Ấn Độ-Malay đầu tiên trong một trường học tiếng Anh

Cha của ông là hiệu trưởng Ấn Độ-Malay đầu tiên của một trường học tiếng Anh ở Penang, trong khi mẹ ông là hậu duệ của một triều đại hoàng gia Kedah.

4. Gặp vợ tại trường y ở Singapore

Tình yêu nở rộ giữa Mahathir và bạn cùng lớp, Siti Hasmah Mohamad Ali, khi họ theo học trường y ở Singapore, ngôi trường sau đó được gọi là "Đại học Y khoa King Edward VII", trường hiện là một phần của NUS.

5. Đã viết cho The Straits Times ở trường đại học

Viết dưới bút danh “C.H.E. Det ”, Mahathir đã từng đóng góp các bài tiểu luận cho The Straits Times, ngay cả khi ông là sinh viên đại học.

Các bài báo xuất hiện vào cuối năm 1948, trong năm thứ ba đại học của ông.

6. 39 năm sự nghiệp chính trị bắt đầu trở lại

Ông đầu tiên đảm nhận chức vụ vào năm 1964, với tư cách là một thành viên của Dewan Rakyat, Hạ viện quốc hội ở Malaysia và nhanh chóng tăng các cấp bậc, tham gia vào nhiều vị trí trong chính phủ như Bộ trưởng bộ Giáo dục, phó thủ tường, Bộ trưởng bộ Nội vụ,… và Thủ tướng thứ tư của Malaysia.

Mặc dù ông chính thức rời bỏ chính trị, ông tái gia nhập phe đối lập để chống lại cựu thủ tướng Najib Razak, sau khi ông Najib gặp phải những cáo buộc liên quan đến tham nhũng 1MDB.

7. Thủ tướng thứ 7 của Malaysia

Mahathir vừa được tuyên thệ nhậm chức làm Thủ tướng thứ 7 của Malaysia.

Điều này xuất phát sau khi ông dẫn đầu một liên minh của các đảng đối lập - Pakatan Harapan (Liên minh Hy vọng) – chiếm tới 113/222 ghế trong quốc hội.

8. Tham gia vào cuộc bầu cử 'gây tranh cãi'

Liên minh của Dr. M đã nêu bật nhiều tranh cãi bầu cử trong cuộc bầu cử tới năm 2018.

Những thứ này chủ yếu liên quan đến việc vẽ lại ranh giới bầu cử, các tranh cãi và cáo buộc về ‘luật tin tức giả mạo’,…

Tuy nhiên, sau những kết quả bầu cử, Thủ tướng Najib thừa nhận ông sẽ tuân theo “ý chí của nhân dân”.

9. Sa thải phó thủ tướng Ibrahim Anwar

Ông Ibrahim, cựu Phó Thủ tướng Malaysia, đã bị sa thải và bị cáo buộc tham nhũng năm 1998. Anwar sau đó bị bỏ tù vì tội phá hoại, mặc dù là người thừa kế được chỉ định cho Mahathir.

10. Kế hoạch để tha bổng Anwar và giúp ông trở thành Thủ tướng

Dr. Mahathir đã hứa sẽ bảo đảm sự tha thứ của hoàng gia cho Anwar Ibrahim, dọn đường cho ông lấy lại vị trí của mình làm Thủ tướng, sau một cuộc bầu cử.

Ông đã châm biếm rằng ông sẽ chỉ là Thủ tướng nhiều nhất là "hai năm”, vì ông không thể "ở lại lâu hơn nữa".

Cũng có những lời đồn thổi về việc chỉ định vợ của Anwar, Wan Azizah, là nữ Phó thủ tướng đầu tiên của Malaysia, trong thời gian này.

11. Là cố vấn của Thủ tướng Najib

Là người đứng đầu của đảng Barisan Nasional , Mahathir đã trở thành cố vấn cho Thủ tướng Najib hiện tại, người đã đắc cử trong năm 2008.

Tuy nhiên, do những cáo buộc liên tục về tham nhũng, và sự bùng nổ của vụ bê bối 1MDB, mối quan hệ này sớm trở nên tồi tệ.

Vào năm 2016, Mahathir đã hứa hẹn một kế hoạch cho Thủ tướng Najib, và đã tuyên bố tuyệt vời việc ông rời khỏi BN để gia nhập liên minh đối lập. Ông tuyên bố ông "xấu hổ" khi ở bên cạnh Najib, người mà ông cho là đã ủng hộ "tham nhũng".

12. Giễu cợt Lý Quang Diệu nhiều lần

Dr. Mahathir nổi tiếng với việc giễu cợt với Lý Quang Diệu trong nhiều dịp chính trị.

Họ đụng độ về việc xây dựng một "cây cầu quanh co", các vấn đề thỏa thuận về nước, máy bay quân sự tiến vào không phận của Malaysia và cải tạo đất đai trong những năm qua.

13. Đã viết một điếu văn cảm động khi cái chết của Lý Quang Diệu

Bất chấp những giễu cợt trên, Dr. M đã viết một điếu văn cảm động cho Lý Quang Diệu khi ông qua đời, mang tên “Quang Diệu và tôi', nhấn mạnh rằng ASEAN đã "mất một lãnh đạo mạnh mẽ", và bày tỏ nỗi buồn khi ông Lý qua đời.

14. Người cuối cùng của Những vệ binh già

Dr. Mahathir, Chủ tịch Suharto từ Indonesia, và ông Lý Quang Diệu đã trở thành Những vệ binh già của khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, ông là người cuối cùng của bộ ba các chính trị gia tuyệt vời, những người đã định hình lại nền kinh tế và chính trị khu vực.

Có thể nói, việc Mahathir tái đắc cử là một chiến thắng lịch sử cho một cựu binh chính trị. Bất chấp việc bạn yêu hay ghét ông, chúng ta không thể phủ nhận tinh thần bất khuất dành cho đất nước của ông là cực kì đáng ngưỡng mộ.

Không ai có thể đoán được rằng ông sẽ tham gia - và chiến thắng - một cuộc bầu cử dù đã 92 tuổi. Bên cạnh việc chứng minh rằng tuổi tác chỉ là một con số, chiến thắng trong cuộc bầu cử lịch sử của Dr. M chắc chắn sẽ là một câu chuyện để đời khi nói với các thế hệ mai sau.

Để tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Tun Dr Mahathir Mohamad, mời các bạn tìm đọc cuốn "Tun Dr Mahathir Mohamad: Hồi Kí chính trị" của ông (Tên tiếng Anh: A Doctor in the House: the Memoirs of Tun Dr Mahathir Mohamad).

Phương Tây gọi ông là kẻ cứng đầu, phân biệt chủng tộc, bài do thái và ngạo mạn. Ngược lại, các nước đang phát triển lại vinh danh nguyên Thủ tướng Malaysia Tun Dr Mahathir Mohamad là một lãnh tụ nhìn xa trông rộng, một nhà lãnh đạo hiếm thấy, người đã đem lại cho nhân dân các nước thế giới thứ ba lý do để tự hào về dân tộc mình. Ngay cả những người chỉ trích gay gắt nhất cũng không thể chối bỏ sự thật rằng ông đã đem lại dũng khí cho những nước ít được chú ý đến nhất, chỉ cho họ con đường đến tương lai tương sáng hơn.

Trong sự nghiệp chính trị của ông không phải là không có những tranh cãi. Trong 22 năm lãnh đạo đất nước, tên tuổi ông gắn liền với hai cụm từ: Độc tài và Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng. Rất ít nhà lãnh đạo có khả năng chuyển đổi một đất nước mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp thành một cường quốc công nghiệp – càng ít người có khả năng thành đạt được thành tựu này chỉ trong vòng hai thập kỷ ngắn ngủi.

Trong cuốn sách này, với sự chính xác của một nhà giải phẫu, Dr Mahathir đã đưa ra những phân tích sâu sắc về lịch sử phát triển dân tộc và vai trò của ông trong công cuộc định hình một nước Malaysia hiện đại.

Tags: