6: Sự căng thẳng có thể khiến chúng ta bị tự kỉ tạm thời và dẫn chúng ta đến những phán đoán sai lầm.

Nếu tôi nói bạn có khả năng giao tiếp bằng ngoại cảm, bạn có tin không? Trong thực tế, chúng ta đều có khả năng đọc được những suy nghĩ. Tất cả chúng ta cần làm là nhìn vào khuôn mặt của một người: những biểu cảm sẽ bộc lộ chính xác những gì người đó đang nghĩ trong đầu

Điều quan trọng hơn là các nhà khoa học đã chỉ ra rằng biểu cảm là một hiện tượng phổ thông. Mọi người trên thế giới này đều có thể nhận ra một sự biểu cảm hạnh phúc, tức giận hay buồn bã trên khuôn mặt.

Tuy nhiên, có những người – giống như những người mắc chứng tự kỷ - những người không nhận biết được các dấu hiệu không lời: họ chỉ có thể hiểu trực tiếp những thông tin được chuyển tải và không thể đọc được những ý nghĩ biểu lộ trên khuôn mặt của người khác.

Nhưng trong thực tế, kể cả những người không mắc chứng tự kỷ cũng có thể bị tự kỷ tạm thời bởi những tình huống căng thẳng và áp lực thời gian. Khi bị căng thẳng, chúng ta có xu hướng lờ đi những dấu hiệu trực tiếp như các biểu cảm trên khuôn mặt và dễ rơi vào trạng thái phiến diện, chỉ chăm chăm vào “mối đe dọa” dễ xảy đến nhất, cho rằng đó là thông tin quan trọng nhất. Ví dụ, sự phiến diện này đôi lúc có thể làm cho cảnh sát nổ súng vào những người vô tội bởi vì họ đã chủ đích tập trung vào những mối nguy hiểm có thể xảy ra bởi các vũ khí đến mức mà họ cảm nhận một chiếc ví đen dường như cũng là một mối đe dọa.

Nếu bạn muốn tránh gặp phải tình trạng tự kỷ tạm thời này, bạn cần phải bình tĩnh và giảm bớt căng thẳng trong môi trường sống và làm việc. Càng căng thẳng, bạn càng có khả năng mắc phải chứng tự kỷ tạm thời. Và khi vượt ra ngoài một mức căng thẳng cho phép, quá trình suy nghĩ logic sẽ dừng hoàn toàn và lúc đó rất khó lường trước được những gì con người có thể gây ra.